4.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI LỒNG CỦA HUYỆN GIA BÌNH
4.1.6. Kết quả thực trạng thực hiện các giải pháp phát triển
Huyện Gia Bình có điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông thuận lợi, với đặc điểm nằm ven sông Đuống. Huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn thứ hai so với các huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
Biểu đồ 4.1. Diễn biến diện tích nuôi trồng thủy huyện Gia Bình qua các năm Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2015) Biểu đồ 4.1. Diễn biến diện tích nuôi trồng thủy sản huyện Gia Bình qua các năm cho thấy rõ sự tăng giảm diện tích nuôi trồng thủy sản qua các năm đặc biệt rõ rệt từ năm 2013 đến năm 2014, diện tích nuôi trồng thủy sản giảm 24 ha, từ 1.047 ha xuống còn 1.023 ha. Diện tích này được giữ ổn định đến năm 2015.
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo đơn vị hành chính năm 2015
So với các huyện và thành phố thuộc tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình là huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn thứ hai sau huyện Lương Tài. Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện là xấp xỉ 19% bằng với diện tích của huyện Quế Võ. Biểu đồ 4.2. cho thấy Gia Bình có cơ cấu diện tích khá lớn, nhỏ hơn huyện Lương Tài 6%.
4.1.6.2. Giá trị sản xuất và sản lượng thủy sản của huyện giai đoạn 2011 – 2015 Bảng 4.11 Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành huyện Gia Bình từ năm 2011 đến năm 2015 của huyện Gia Bình cho thấy, giá trị sản xuất thủy sản của huyện giảm nhẹ qua các năm từ 2011 đến năm 2014, sau đó lại tăng từ 2014 đến năm 2015, tăng từ 16,5 % lên 17,1 %. Giá trị sản xuất thủy sản huyện Gia Bình xếp thứ 2 so với các huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Bắc Ninh. Với cơ cấu trung bình năm 2015 đạt 17,1%.
Bảng 4.11. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành huyện Gia Bình từ năm 2011 đến năm 2015 của huyện Gia Bình
Địa điểm 2011 2012 2013 2014 2015
Giá trị sản xuất(Tỷ đồng)
Tổng toàn tỉnh 1.319,8 1.444,8 1.402,0 1.427,9 1.441,3 Huyện Gia Bình 236,0 251,3 243,0 235,1 246,8 Cơ cấu (%)
Tổng toàn tỉnh 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Huyện Gia Bình 17,9 17,4 17,3 16,5 17,1
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2015) Biểu đồ 4.3. Cho thấy sản lượng thủy sản của huyện Gia Bình xếp thứ 3 so với các huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Bắc Ninh. Với cơ cấu sản lượng trung bình năm 2015 đạt 17,0%.
Biểu đồ 4.3. Sản lượng thủy sản phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh năm 2015
Nhìn chung, sản lượng thủy sản có xu hướng tăng từ năm 2013 đến năm 2015. Qua 2 năm sản lượng thủy sản của huyện tăng khoảng 212 tấn. Có thể coi đây là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của ngành thủy sản huyện Gia Bình. Điều này cũng được thể hiện rõ ở biểu đồ 4.4.
Bảng 4.12. Sản lượng thủy sản từ năm 2011 đến năm 2015 của huyện Gia Bình
Địa điểm 2011 2012 2013 2014 2015
Sản lượng (tấn) Tổng toàn tỉnh 33.231 34.155 35.021 35.646 35.650 Huyện Gia Bình 5.900 6.031 5.793 5.891 6.005 Chỉ số phát
triển (%)
Tổng toàn tỉnh 108,40 102,80 102,50 101,80 100,00 Huyện Gia Bình 106,0 102,2 96,1 101,7 101,9
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2015)
5.650 5.700 5.750 5.800 5.850 5.900 5.950 6.000 6.050
2011 2012 2013 2014 2015
5.900
6.031
5.793
5.891
6.005
Năm Sản lượng (tấn)
Biểu đồ 4.4. Sản lượng thủy sản từ năm 2011 đến năm 2015 của huyện Gia Bình
4.1.6.3. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của hộ
Sản phẩm của nuôi trồng thủy sản là một trong nhưng mặt hàng có số lượng người tiêu dùng khá lớn, nhu cầu của người dân rất cao do đặc điểm về dinh dưỡng của các loài các này rất phù hợp đối với mỗi người...
Các hộ nuôi cá thường tiêu thụ sản phẩm của mình trực tiếp cho người tiêu dùng, với tỷ lệ là 100% các hộ đều bán sản phẩm nuôi trồng thủy sản cho người
tiêu dùng thông qua các chợ bán lẻ, chợ địa phương, hay bán trực tiếp tại nhà.
Thông thường, số lượng thủy sản bán ra là nhiều hơn hoặc như dự kiến.
Các hộ nuôi cá lồng cung cấp cá cho các thương lái, những người mua buôn. Đa số người mua đến tận hộ nuôi để mua cá, một số hộ bán tại các chợ đầu mối. Chủ yếu số lượng mua buôn là lớn hơn dự kiến của hộ nuôi.
Số hộ bán cá cho các HTX là rất ít, chiếm khoảng 11,9%. Do hoạt động của HTX còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó HTX hoạt dộng kinh doanh vô cùng đa dạng, gồm nhiều mặt hàng khác, không chú trọng chuyên vào một loại mặt hàng nên nhu cầu mua rất hạn chế. Thông thường, số lượng cá bán chỉ bằng hoặc ít hơn so với dự kiến của các hộ nuôi cá.
Ngoài ra, hộ nuôi cá còn bán cho một số đối tượng khác. Khoảng 35,71%
các hộ bán cá cho các đối tượng khác ngoài các đối tượng đã định như trên. Tuy nhiên, số lượng các bán cho các đối tượng này không xác định, không ước lượng được và thường bán được ít hơn so với dự kiến.
Đối với các hộ nuôi cá, việc tiêu thụ sản phẩm thường khá thuận lợi. Số lượng cá nuôi thực tế có thời điểm không cung cấp, đáp ứng đủ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, mức độ hài lòng của các hộ nuôi cá lồng là tương đối cao.
Bảng 4.13. Đánh giá của các hộ nuôi cá đối với đầu ra của nuôi các lồng STT Danh mục Tỷ lệ (%) Địa điểm bán Mức độ thuận lợi
1 Bán cho người tiêu dùng 100,00 Chợ lẻ, chợ địa phương, tại nhà
Bán nhiều hơn hoặc như dự kiến
2 Bán cho người mua buôn 92,86 Tại nhà, chợ đầu mối...
Bán nhiều hơn dự kiến
3 Bán cho HTX 11,90 Tại nhà Bán bằng hoặc ít
hơn dự kiến 4 Bán cho đối tượng khác: 35,71 Tại nhà Bán ít hơn dự kiến
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016) Nhóm I, là nhóm hộ nuôi cá thấp hơn 3 năm, có tỷ lệ mức độ hài lòng là cao nhất đạt 62,07%. Rất hài lòng đạt 27,59% và mức độ bình thường là 10,34%.
Không có hộ nuôi cá cảm thấy không hài lòng với thị trường tiêu thụ hiện tại.
Nhóm II, nhóm có số năm nuôi cá nhiều hơn 3 năm. Đối với nhóm II, tỷ lệ mức độ hài lòng và rất hài lòng là bằng nhau, đạt 46,15%. Mức độ bình thường chiến 7,70%.
Như vậy, nhóm nuôi cá lồng lâu năm có tỷ lệ mức độ rất hài lòng với thị trường tiêu thụ hiện tại cao hơn so với nhóm mới nuôi.
Bảng 4.14. Mức độ hài lòng của các hộ nuôi cá lồng đối với thị trường tiêu thụ hiện tại ở huyện Gia Bình
STT Nội dung Nhóm I (%) Nhóm II (%)
1 Rất hài lòng 27,59 46,15
2 Hài lòng 62,07 46,15
3 Bình thường 10,34 7,70
4 Không hài lòng 0,00 0,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016) 4.1.6.4. Kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng của hộ
Bảng 4.15 cho thấy, năng suất của cá loài cá nuôi ở nhóm II là ngang bằng với năng suất cá ở nhóm I.
Sản lượng nuôi cá ở nhóm II có cao hơn so với nhóm I. Cá Diêu Hồng, nhóm II cao hơn nhóm I khoảng 0,05 tấn. Cá Rô phi, sản lượng cá nhóm II cao hơn nhóm I là 0,22 tấn, cá Trắm cỏ có sản lượng nhóm II lớn hơn nhóm I là 0,09 tấn. Nhóm II có sản lượng cá Lăng lớn hơn nhóm I là 0,08 tấn.
Đơn giá bán cá của nhóm I và nhóm II là ngang nhau. Nhưng do sản lượng cá nhóm II có cao hơn nhóm I nên doanh thu của nhóm II cũng cao hơn nhóm I.
Bảng 4.15. Doanh thu một số loại cá lồng của các hộ điều tra
Chỉ tiêu
Nhóm I Nhóm II
Diêu hồng
Rô phi
Trắm cỏ
Cá Lăng
Diêu
hồng Rô phi Trắm cỏ
Cá Lăng
Năng suất (tấn/lồng) 6 6,5 7,5 9 6 6,5 7,5 9
Sản lượng (tấn) 6,48 7,23 8,1 9,72 6,53 7,45 8,21 9,8
Đơn giá (nghìn đồng/kg) 45 35 75 120 45 35 75 120
Doanh thu (triệu đồng) 291,6 253,05 607,5 1166,4 293,85 260,75 615,75 1176 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)
Bảng 4.15, cho thấy mức doanh thu của nuôi cá lồng là khá lớn. Trong đó, doanh thu nuôi cá lồng ở nhóm II lớn hơn so với nhóm một. Cụ thể là, Cá Diêu hồng lớn hơn 2,25 triệu đồng; Cá Rô phi lớn hơn 6,70 triệu đồng; Cá Trắm cỏ lớn hơn 8,25 triệu đồng; Cá Lăng lớn hơn 9,6 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy, các hộ nuôi cá lâu năm có mức doanh thu lớn hơn các hộ mới nuôi.
Bảng 4.16. Thể hiện chi phí kinh tế của một số loại cá lồng của cá hộ điều tra. Trong đó, chủ yếu điều tra chi phí nuôi cá Diêu hồng, cá Rô phi, cá Trắm cỏ và cá Lăng.
Đối với các loại cá này, thời gian gian là khác nhau. Cá Diêu hồng và cá Rô phi có thời gian nuôi là ngắn nhất, chỉ khoảng 5 - 6 tháng có thể thu hoạch. Trong khi, cá Trắm cỏ thời gian nuôi lên đến 1 năm và cá Lăng có thời gian nuôi là hơn 15 tháng.
Chi phí nuôi cá lồng là tổng chi phí tính từ cá giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, công lao động và một số chi phí khác.
Bảng 4.16. Chi phí kinh tế một số loại cá lồng của các hộ điều tra (108 m3) Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Nhóm I Nhóm II
Diêu
hồng Rô phi Trắm
cỏ Cá Lăng Diêu
hồng Rô phi Trắm
cỏ Cá Lăng Thời gian
nuôi (tháng) 5 tháng
6 tháng
12
tháng >15tháng 5 tháng
6 tháng
12
tháng >15tháng Cá giống 16,85 17,85 75,135 91,815 16,68 17,83 75,1 91,68 Thức ăn 135,15 130,05 253,03 350,25 135,1 130 253 350,1 Thuốc, hóa
chất 3,8 4,1 11,05 19,48 3,58 4,05 11,05 19,3
Lao động 7,62 7,3 23,15 38,52 7,6 7,25 23,1 38,35
Chi phí khác 7,6 6,8 20,07 39,1 7,45 6,4 19,5 38,09
Tổng chi phí 171,02 166,1 382,435 539,165 170,41 165,53 381,75 537,52 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)
Như vậy, căn cứ vào bảng 4.16 có thể thấy rõ, loài có thời gian nuôi càng lớn thì chi phí càng cao. Trong đó, chi phí cho cá Diêu hồng là 171,02 triệu đồng nhưng chi phí cho cá Lăng lên đến 539,165 triệu đồng.
Nhóm các hộ nuôi cá lâu năm chi phí nuôi cá lồng thấp hơn so với nhóm I.
Cụ thể, cá Diêu hồng thấp hơn là 0,61 triệu đồng, cá Rô phi thấp hơn 0,57 triệu đồng, cá Lăng thấp hơn 1,545 triệu đồng.
Qua bảng tổng hợp chi phí bình quân một số loại cá lồng của các hộ điều tra, thấy rằng:
Chi phí cao nhất cho nuôi cá lồng là chi phí cho thức ăn. Thức ăn chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cá phát triển. Vì vậy, cần đầu tư vào thứcc ăn trong nuôi cá lồng nói riêng và trong chăn nuôi nói chung.
Chi phí cho thức ăn chiếm khoảng 70 - 80% tổng chi phí của tất cả các chỉ tiêu cần thiết để nuôi cá đạt hiệu quả.
Chi phí về thức ăn cho cá Lăng là cao nhất đạt 350,18 triệu đồng/lồng. Cá Rô phi cần chi phí thức ăn thấp nhất là 130,03 triệu đồng.
Bảng 4.17. Chi phí bình quân một số loại cá lồng của các hộ điều tra (108 m3) Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Loại cá
Diêu hồng Rô phi Trắm cỏ Cá Lăng
Cá giống 16,77 17,84 75,12 91,75
Thức ăn 135,13 130,03 253,02 350,18
Thuốc, hóa chất 3,69 4,08 11,05 19,39
Lao động 7,61 7,28 23,13 38,44
Chi phí khác 7,53 6,60 19,79 38,60
Tổng chi phí 170,72 165,82 382,09 538,34
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)
64
Bảng 4.18. Kết quả và hiệu quả một số loại cá lồng của các nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm I Nhóm II
Diêu hồng Rô phi Trắm cỏ Cá Lăng Diêu hồng Rô phi Trắm cỏ Cá Lăng Chỉ tiêu kết quả Tr.đồng
Diện tích nuôi (m3) Tr.đồng 162 162 162 162 162 162 162 162
Giá trị sản xuất (GO) Tr.đồng 291,60 253,05 607,50 1166,40 293,85 260,75 615,75 1176,00
Tổng chi phí (TC) Tr.đồng 171,02 166,10 382,44 539,17 170,41 165,53 381,75 537,52
Chi phí trung gian (IC) Tr.đồng 104,96 100,51 251,12 332,19 106,81 100,12 242,51 330,69
Giá trị gia tăng (VA) ngày công 46,24 45,15 180,88 445,41 50,15 43,89 188,29 463,53
Thu nhập hỗ trợ (MI) 31,12 38,90 137,67 367,83 34,63 40,01 145,06 385,77
Ngày công lao động (WD) Tr.đồng/nc 128,00 166,00 306,00 404,00 125,00 162,00 303,00 401,00
Các chỉ tiêu hiệu quả Tr.đồng/nc
GO/WD lần 2,28 1,52 1,99 2,89 2,35 1,61 2,03 2,93
MI/WD lần 0,24 0,23 0,45 0,91 0,28 0,25 0,48 0,96
GO/TC lần 1,71 1,52 1,59 2,16 1,72 1,58 1,61 2,19
MI/TC Tr.đồng 0,18 0,23 0,36 0,68 0,20 0,24 0,38 0,72
VA/TC Tr.đồng 0,27 0,27 0,47 0,83 0,29 0,27 0,49 0,86
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)
Qua bảng tính hiệu quả, kết quả số 4.18, chúng tôi nhận thấy, giá trị sản xuất bình quân một lồng cá Diêu hồng đạt 291,60 triệu đồng/lồng, giá trị sản xuất bình quân của một lồng cá Trắm đen là 607,50 triệu đồng/lồng, giá trị sản xuất bình quân của một lồng cá Lăng là 1166,40 triệu đồng/lồng. Nguyên nhân do năng suất thu được của 1 lồng cá Lăng là lớn nhất, và giá bán của 1kg cá Lăng cũng cao hơn rất nhiều so với cá Diêu hồng và cá Trắm đen. Sự chênh lệch về chi phí là do thời gian nuôi các loài cá là khác nhau. Khi tính các chỉ tiêu hiệu quả bình quân giữa các lồng nuôi cá, hiệu quả sản xuất cũng có sự chênh lêch rất lớn.
Bình quân giá trị sản xuất trên 01 đồng chi phí trung gian của cá Diêu hồng là 1,71 đồng; giá trị sản xuất tính trên 01 đồng chi phí trung gian của một lồng cá Trắm đen và một lồng cá Lăng lần lượt là 1,59 đồng và 2,16 đồng.
66
Bảng 4.19. Kết quả và hiệu quả trung bình một số loại cá lồng của các nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Loại cá
Diêu hồng Rô phi Trắm cỏ Cá Lăng
Chỉ tiêu kết quả Tr.đồng
Diện tích nuôi (m3) Tr.đồng 292,73 256,90 611,63 1171,20
Giá trị sản xuất (GO) Tr.đồng 170,72 165,82 382,09 538,34
Tổng chi phí (TC) Tr.đồng 105,89 100,32 246,82 331,44
Chi phí trung gian (IC) Tr.đồng 48,20 44,52 184,59 454,47
Giá trị gia tăng (VA) ngày công 32,88 39,46 141,37 376,80
Thu nhập hỗ trợ (MI) 126,50 164,00 304,50 402,50
Ngày công lao động (WD) Tr.đồng/nc
Các chỉ tiêu hiệu quả Tr.đồng/nc 2,31 1,57 2,01 2,91
GO/WD lần 0,26 0,24 0,46 0,94
MI/WD lần 1,71 1,55 1,60 2,18
GO/TC lần 0,19 0,24 0,37 0,70
MI/TC Tr.đồng 0,28 0,27 0,48 0,84
VA/TC Tr.đồng 292,73 256,90 611,63 1171,20
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)