PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Huyện có 13 xã và 1 thị trấn. Căn cứ vào tiềm năng lao động, đất đai thổ nhưỡng, điều kiện về thời tiết khí hậu, vị trí địa lý... trong đó chọn địa điểm nghiên cứu gồm 3 xã Song Giang, xã Giang Sơn, xã Cao Đức có dòng sông Đuống chảy qua và có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi cá lồng trên sông.
3.2.1.2. Chọn mẫu điều tra
Căn cứ vào danh sách các hộ nuôi thông qua các phòng chuyên môn phụ trách. Do các hộ nuôi cá lồng không tập trung đối với các địa bàn mà các cơ quan quản lý chưa thống kê cập nhật hoặc các cơ sở mới nuôi thì tác giả sẽ tự tìm hiểu, điều tra thêm thông qua người dân, cán bộ thôn để cập nhật thêm thông tin vào danh sách mẫu cần điều tra.
Thông qua bảng biểu phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý nhằm phân tích thực trạng phát triển sản xuất, vốn, sử dụng lao động, nguồn nguyên liệu đầu vào, ý kiến đánh giá về các chính sách về phát triển nuôi cá lồng của địa phương, mức độ hài lòng về cơ sở vật chất phục vụ NTTS, những mong muốn kiến nghị của hộ... tại thời điểm nghiên cứu. Đề tài sẽ chia ra 2 nhóm: Nhóm I là nhóm các hộ nuôi cá dưới 3 năm; Nhóm II là nhóm đã nuôi lâu năm (từ 3 năm trở lên).
Cơ cấu mẫu điều tra như sau
Bảng 3.5. Cơ cấu mẫu điều tra
Địa bàn Hộ nuôi cá lồng
Số lượng lồng nuôi
Nhóm I Nhóm II Cán bộ quản Hộ lý
nuôi
Số lồng
Hộ nuôi
Số lồng
1. Cấp Huyện - - - - 5
2. Cấp xã - - - - 15
- Xã Song Giang 15 70 10 47 5 23 5
- Xã Giang Sơn 8 39 6 33 2 6 5
- Xã Cao Đức 19 97 13 69 6 28 5
Tổng cộng 42 206 29 149 13 57 20
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các trang web và các công trình nghiên cứu đã được công bố. Đồng thời còn thu thập từ các báo cáo tổng kết, các đề án, các quyết định, các nghị định, các quyết của các tổ chức, phòng ban các cấp như phòng nông nghiệp, phòng thống kê, phòng địa chính, trạm khuyến nông huyện Gia Bình, Chi cục Thủy Sản Bắc Ninh.
Các tài liệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu được thu thập tại các phòng ban của huyện thông qua các báo cáo hàng tháng, thống kê tình hình kinh tế xã hội hàng năm của 3 xã được nghiên cứu (xã Song Giang, xã Giang Sơn, xã Cao Đức) cũng như của phòng Nông nghiệp, trạm Khuyến Nông huyện, phòng Tài Nguyên Môi Trường, Phòng thống kê. Đây là 3 xã có phong trào phát triển nuôi cá lồng, bè trong huyện.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Tiến hành phỏng vấn các chủ hộ, thành viên các hộ nuôi thuộc địa bản nghiên cứu để tìm hiểu về tình hình kinh tế hộ, kinh tế xã hội, mức độ tham gia, sự hiểu biết về kỹ thuật nuôi theo các phiếu điều tra chuẩn bị sẵn. Phỏng vấn cán bộ theo dõi mảng thủy sản hoặc chủ nhiệm hợp tác xã.
Việc điều tra thu thập được tiến hành theo trình tự sau:
- Xây dựng phiếu điều tra: Căn cứ vào đề cương xây dựng và các chỉ tiêu cần phân tích đánh giá, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa và tham khảo ý kiến
của giáo viên hướng dẫn, người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nuôi cá lồng để xây dựng phiếu điều tra. Trong phiếu điều tra bao gồm thông tin về chủ hộ, tình hình nhân khẩu và lao động của hộ, chi phí sản xuất và doanh thu, những khó khăn mà hộ gặp phải trong quá trình nuôi cá; một số thông tin khác như: hộ bắt đầu nuôi cá lồng từ khi nào, đầu tư vốn, kỹ thuật, lao động, tổng thu từ hoạt động sản xuất, hướng đầu tư trong thời gian tới cho hộ nuôi cá lồng như thế nào (phát triển, mở rộng quy mô hay thu hẹp quy mô)… Ngoài ra, còn có các câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc dành cho cán bộ thủy sản xã, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tiêu thụ, hợp tác xã.
- Tiến hành điều tra: Điều tra dựa trên các chỉ tiêu đã đề ra, tham khảo ý kiến của cán bộ thủy sản địa phương, quan sát thực tế nuôi cá lồng, việc đánh bắt, thu hoạch và các hoạt động thu mua.
- Tổng hợp số liệu: Số liệu sau khi được thu thập đầy đủ, chúng tôi tiến hành tổng hợp, tính toán và phân tích để rút ra kết luận hữu ích phục vụ đề tài.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Tiến hành chọn lọc và phân loại thông tin. Các loại số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu được được kiểm tra, phân tích và tổng hợp theo hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đã xây dựng, trong đó:
+ Thông tin thứ cấp: Chọn lọc thông tin từ các nguồn sách báo, các nghiên cứu được sao chép, trích dẫn rõ ràng các thông tin có liên quan đến luận văn.
+ Thông tin sơ cấp: Số liệu được xử lý chủ yếu bằng phần mềm sử dụng phần mềm thống kê SPSS và Excel, tính toán những con số tương đối, tuyệt đối và bình quân phản ánh quy mô và mức độ biến động phát triển, hiệu quả nuôi cá lồng ở địa phương.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu 3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng chủ yếu trong tổng hợp số liệu điều tra như số liệu tình hình lao động, việc làm, diện tích nuôi cá lồng… qua các năm điều tra. Và ý kiến đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương các cấp các hộ nuôi trồng thủy sản trên tỉnh cũng như các hộ nuôi cá lồng trên sông để biết được chính sách có được áp dụng hay không, có gặp khó khăn gì trong thực hiện (tích cực, tiêu cực).
Từ những chỉ tiêu nghiên cứu đã xây dựng phản ánh dưới dạng số tuyệt đối, số
tương đối, số trung bình và diện tích, hệ thống cơ sở hạ tầng, các nguồn đầu vào vụ phục vụ NTTS, kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi cá lồng.
3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh
Sử dụng phân tích số liệu, so sách quy mô qua các thời kỳ, từ đó thấy được tốc độ phát triển về diện tích, sản lượng qua các năm. Để đánh giá thực trạng phát triển NTTS bằng hình thức nuôi lồng của huyện Gia Bình thông qua việc so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian, theo quy mô sản xuất, theo loại hình nuôi, và theo vùng. Kết quả của phân tích này sẽ là cơ sở của việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển nuôi cá lồng và triển khai các giải pháp phát triển nuôi cá lồng của huyện Gia Bình.
3.2.4.3. Phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất
Phương pháp này được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu về giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), thu nhập hỗn hợp (MI) và phân tích hiệu quả của các hộ nuôi cá cơ sở tính các chỉ tiêu GO, IC, MI trên 100 kg sản phẩm, hoặc 1 đơn vị diện tích nuôi, hoặc 1 ngày công lao động gia đình, hoặc 1 đơn vị vốn đầu tư vào sản xuất.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu về cơ chế chính sách
- Các chính sách của tỉnh, huyện dùng để hỗ trợ con giống, kinh phí làm lồng cho hộ nuôi cá.
- Các chế độ ưu đãi vay vốn dành cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn,...
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu về quy hoạch vùng nuôi
- Tổng diện tích mặt nước nuôi cá lồng so với tổng diện tích NTTS toàn huyện.
- Chưa có quy hoạch vùng nuôi hợp lý.
3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu về tổ chức thực hiện - Tập huấn:
+ Số hộ, % hộ được tham gia, tìm hiểu, tiếp cận công nghệ tiên tiến trong sản xuất nuôi cá lồng.
+ Số hộ, % hộ áp dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi cá lồng.
+ Số buổi tập huấn, nguồn cung cấp, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ mới.
- Thị trường tiêu thụ:
+ Đầu vào, đầu ra cho các sản phẩm thủy sản do hộ tự tìm hiểu hay được cung cấp, liên kết.
+ Đối tác thường xuyên thu mua sản phẩm cá lồng.
+ Giá bán, tỉ lệ chênh lệch giá khi bán cho thương lái với gía bán lẻ trên thị trường.
+ Mức độ tiếp cận thị trường khó - dễ ?
+ Hoạt động của địa phương về thúc đẩy tiêu thụ thông qua quảng cáo, hội thảo với các doanh nghiệp...
- Hiệu quả xã hội - môi trường
+ Tác động của nuôi cá lồng đối với xã hội.
+ Tác động của nuôi cá lồng đối với môi trường.
3.2.5.4. Nhóm chỉ tiêu về kết quả của sự phát triển cá lồng - Doanh thu của một số loại cá lồng.
- Chi phí kinh tế.
- Kết quả và hiệu quả một số loại cá lồng . - Tổng doanh thu.
Trong đó:
- Tổng chi phí TC: là toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi TC = FC +VC.
- Giá trị sản xuất GO: là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ trong một chu kỳ sản xuất trong một thời gian nhất định, thường là một năm.
- Giá trị gia tăng (VA): VA = GO –IC - Thu nhập hỗn hợp (MI):
MI = VA – (A+T+ lao động thuê nếu có) Trong đó: + A là khấu hao tài sản cố định.
+ T là thuế đóng góp cho Nhà nước.