Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 42)

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG TRÊN SÔNG

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản trên thế giới

Nuôi cá được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, đặc biệt là

các quốc gia tiếp giáp với biển như: Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Nhật Bản, Mỹ… sản phẩm chủ yếu là tôm, cua, cá… đây là những mặt hàng có giá trị kinh tế cao và giàu dinh dưỡng.

Bảng 2.1. Top 10 nước xuất khẩu cá và thủy sản trên thế giới

TT Tên nước Năm 2004

(triệu đô)

Năm 2014 (triệu đô)

Tốc độ tăng trưởng trung

bình (%)

1 Trung Quốc 6.637 20.980 12,2

2 Na Uy 4.132 10.803 10,1

3 Việt Nam 2.444 8.029 12,6

4 Thái Lan 4.060 6.565 4,9

5 Mỹ 3.851 6.144 4,8

6 Chi Lê 2.501 5.854 8,9

7 Ấn Độ 1.409 5.604 14,8

8 Đan Mạch 3.566 4.765 2,9

9 Hà Lan 2.452 4.555 6,4

10 Canada 3.487 4.503 2,6

Tổng số 10 nước đứng đầu 34.539 77.801 8,5

Tổng số các nước còn lại trên thế giới 37.330 70.346 6,5

Tổng số toàn số thế giới 71.869 148.147 7,5

Nguồn: FAO (2016) Hiện nay các nước vẫn đang không ngừng phát triển nuôi cá cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hình thức nuôi chủ yếu là nuôi công nghiệp. Đây là hình thức nuôi mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nhưng đòi hỏi phải có chi phí lớn cùng với trình độ kỹ thuật cao.

Việt Nam đứng trong top 10 nước xuất khẩu cá và thủy sản lớn nhất thế giới. Việt Nam còn đứng ở vị trí thứ 3 sau Trung Quốc và Na Uy với giá trị là 8.029 triệu đô, thấp hơn Na Uy là nước đứng thứ hai với giá trị là 2.774 triệu đô và sau nước đứng đầu Trung Quốc giá trị là 12.177 triệu đô. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm thì Việt Nam có tốc độ tăng trưởng lớn nhất.

2.2.1.1. Nuôi trồng thuỷ sản ở Trung Quốc

Nói đến NTTS của thế giới, không thể bỏ qua Trung Quốc bởi sản lượng NTTS của họ chiếm phần lớn và vượt xa các nước khác. Sự phát triển vượt bậc của thuỷ sản Trung Quốc đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm nghiên

cứu, và họ đã cho rằng đó là kết quả của một chính sách đúng đắn và có hiệu quả.

Từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, cùng với tiến bộ khoa học, ngành nuôi trồng thuỷ sản của Trung Quốc đã có những thay đổi to lớn.

Tổng sản phẩm thuỷ sản tăng từ 12.370.000 tấn năm 1990 lên 28.130.000 tấn năm 1997, tăng trung bình hàng năm 2.251.429 tấn. Sản lượng đánh bắt cá biển ước đạt 11.220.000 tấn hay 39,8% tổng sản lượng; nuôi trồng hải sản đạt 4.380.000 tấn hay 15,5%; đánh bắt nội thuỷ 1.600.000 tấn hay 5,7% và NTTS nội thuỷ 10.930.000 tấn hay 38,9%. Năm 2001, sản lượng thủy sản đạt 32.029.551 tấn, chiếm 71,0% thế giới. Giá trị đạt 30,3 tỷ USD, chiếm 60,7%

thế giới.

Bảng 2.2. Sản lượng sản xuất thủy sản của Trung Quốc Trung bình

2003 – 2012 (tấn)

2013 (tấn)

2014 (tấn)

Trung bình (2003-2012) –

2014 (%)

2013 – 2014

(%)

2013 – 2014 (tấn)

12.759.922 13.967.764 14.811.390 16,1 6,0 843.626

Nguồn: FAO (2016) Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuỷ sản ở Trung Quốc rất đa dạng và phong phú như tảo, trai, sò, tôm, cua, động vật giáp xác, động vật đa gai, cá, động vật lưỡng cư và các loài khác, trong đó có nhiều loài mới nhập từ các nước. Tổng số các loài nuôi trồng thủy sản cộng lại có tới trên 100 loài.

Trung Quốc thường xuyên mở rộng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.

Năm 1990, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Trung Quốc đạt 4.264.000 ha.

Diện tích nuôi trồng trên biển phát triển nhanh nhất, từ 429.000 ha năm 1990 đến 822.000 ha, tăng gần gấp 2 lần. Cơ sở hạ tầng công nghiệp và các phương pháp quản lý đang được hoàn thiện nhanh chóng. Trung Quốc bắt đầu phát triển nhanh nuôi trồng thuỷ sản từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước và nhanh nhất vào năm 1989. Đến năm 1997, Trung Quốc đạt sản lượng 19,3 triệu tấn sản phẩm. Trung Quốc là thị trường lớn hàng đầu châu Á với đặc điểm vừa tiêu thụ, vừa tái chế xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã vượt mức 3 tỷ USD/năm. Nhưng nhập khẩu cũng tăng rất nhanh và vượt qua 2 tỷ USD năm 1996.

Để khuyến khích nghề NTTS của mình phát triển Chính phủ Trung Quốc luôn lấy nuôi làm chính, tiến hành đồng thời nuôi trồng, khai thác chế biến và chiến lược phát triển “Khoa học công nghệ chấn hưng nghề cá”.

2.2.1.2. Nuôi trồng thuỷ sản ở Mỹ

Về sản lượng, tuy không thể so sánh được với Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, nhưng Mỹ vẫn đứng trong danh sách các nước hàng đầu thế giới về nuôi trồng thuỷ sản.

Nghề NTTS ở Mỹ mới bắt đầu khoảng 30 năm trở lại đây và đang phát triển nhanh. Nuôi trồng thủy sản ở Mỹ chủ yếu là nuôi cá nước ngọt, sản lượng nuôi trồng tăng nhanh từ 150 nghìn tấn năm 1980 lên 315 nghìn tấn năm 1990 và 413 nghìn tấn năm 1995, đứng hàng thứ 6 trên thế giới và đứng hàng đầu Châu Mỹ.

Chất lượng sản phẩm NTTS của Mỹ khá cao.

Nuôi trồng thuỷ sản của Mỹ mang đậm tính thương mại. Mỹ chỉ nuôi những loài quý có nhu cầu cao và có lãi. Vì vậy tuy sản lượng khá cao nhưng lại chỉ tập trung vào một số loài như cá nheo, cá hồi, Rô phi và hàu.

Những năm gần đây, thị trường Mỹ hướng vào cá Rô phi thúc đẩy nghề nuôi Rô phi phát triển rất nhanh và lan ra nhiều Bang ở Mỹ. Sản lượng cá Rô phi từ 2.000 tấn năm 1990 tăng lên 10.000 tấn năm 1999. Do nhu cầu tăng quá nhanh nên Mỹ phải nhập khẩu rất nhiều sản phẩm Rô phi mới đáp ứng được thị trường.

Một điều đáng chú ý là nghề nuôi tôm càng nước ngọt của Mỹ hiện đang dẫn đầu thế giới với sản lượng 32 nghìn tấn năm 1990, nay chỉ còn 18 nghìn tấn.

Ngoài ra Mỹ còn là cường quốc nuôi cá hồi ở Tây bán cầu với sản lượng 62 nghìn tấn (1999). Xu thế chung của tổng sản lượng thuỷ sản của Mỹ hiện nay là giảm dần sản lượng khai thác và tăng dần sản lượng nuôi trồng.

Chính phủ Mỹ đã đẩy mạnh công nghiệp chế biến. Mặt khác, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật được nhà nước bảo hộ nên tăng rất nhanh trong quá trình CNH - HĐH ngành NTTS phát triển nhanh chóng.

Bảng 2.3. Sản lượng sản xuất thủy sản của Mỹ từ 2003 - 2014 Trung bình

2003 – 2012 (tấn)

2013 (tấn)

2014 (tấn)

Trung bình (2003-2012) –

2014 (%)

2013 –

2014 (%) 2013 – 2014 (tấn)

4.734.500 5.115.493 4.954.467 4,6 -3,1 -161.026

Nguồn: FAO (2016) Nuôi trồng thủy sản ở Mỹ đang phát triển theo hướng hàng hoá với quy mô, diện tích lớn. Thường mỗi trại nuôi cá có diện tích hàng trăm đến hàng nghìn ha.

Phần lớn các công việc đều được cơ giới hoá, tự động hoá, kể cả việc chăm sóc và thu hoạch. Phương thức nuôi thường là nuôi đơn, không chạy theo sản lượng mà chú ý đến chất lượng. Đó là nét riêng biệt trong NTTS của Mỹ.

Năm 2014, lượng thủy sản cập cảng đạt 4,3 triệu tấn, đạt giá trị 5,4 tỷ USD, tương đương với mức của năm 2013 và cao hơn mức trung bình của 5 năm qua.

Dutch Harbor (Alaska) và New Bedford (Massachusetts) là các cảng cá hàng đầu. Dutch Harbor (Alaska) là cảng dẫn đầu cả nước trong 18 năm liên tiếp.

Năm 2014, lượng cá cập cảng này đạt khoảng 345 nghìn tấn, đạt giá trị 191,4 triệu USD. Phần lớn lượng cá cập cảng, chiếm đến 87% là cá minh thái. New Bedford tiếp tục là cảng cá lớn thứ 2. Lượng cá cập cảng này đạt 63,5 nghìn tấn, với giá trị 328,8 triệu USD. Điệp là loài cập cảng nhiều nhất, chiếm đến 76,6%

lượng thủy sản cập cảng (FAO, 2016).

2.2.1.3. Nuôi trồng thuỷ sản ở Thái Lan

Thái Lan luôn là nước xuất khẩu thuỷ sản số 1 thế giới, hàng năm xuất khẩu từ 4-6 tỷ USD. Năm 1994, Thái Lan là nước đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất cá và nhuyễn thể. Nói chung, sản lượng tăng theo hàng năm với các đối tượng nuôi đa dạng. Thái Lan giữ vững thứ hạng với sản lượng cá và các loài nhuyễn thể là khoảng trên dưới 600 nghìn tấn, trong đó có từ 250–300 nghìn tấn là cá nước ngọt.

Thái Lan phát triển mạnh việc nuôi cá Rô phi và là nước đứng đầu khu vực về sản xuất cá Rô phi từ năm 1995 đến năm 1997 (sản lượng năm 1997 là 102.744 tấn). Chính phủ Thái Lan rất quan tâm đến việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển NTTS. Nguồn nhân lực phục vụ cho chăn nuôi cá cũng được nhà nước quan tâm đào tạo.

Bảng 2.4. Sản lượng sản xuất thủy sản của Thái Lan từ 2003 - 2014 Trung bình

2003 – 2012 (tấn)

2013 (tấn)

2014 (tấn)

Trung bình (2003-2012) -

2014 (%)

2013 - 2014 (%)

2013 - 2014 (tấn)

2.048.753 1.614.536 1.559.746 -23,9 - 3,4 - 54.790

Nguồn: FAO (2016)

2.2.1.4. Nuôi trồng thủy sản ở Philippin

Philippin là nước đứng thứ 7 trên thế giới về sản xuất cá và nhuyễn thể vào năm 1994, nhưng sau đó tụt xuống thứ 11 vào năm 1997 với tổng sản lượng cá và nhuyễn thể là 330.443 tấn. Năm 1993, Philippin trở thành nước sản xuất cá Rô phi lớn nhất khu vực. Nhưng đến năm 1995 sản lượng cá Rô phi giảm đáng kể và đến năm 1997 lại giảm một lần nữa. Philipin cũng đã từng là nước đứng đầu khu vực về nuôi cá măng. Nhưng sản lượng cá măng giảm khi sản lượng tôm sú tăng vào năm 1992 do việc sử dụng các ao nước lợ cho nuôi tôm.

Bảng 2.5. Sản lượng sản xuất thủy sản của Philippin từ 2003 - 2014 Trung bình

2003 – 2012 (tấn)

2013 (tấn)

2014 (tấn)

Trung bình (2003-2012) –

2014 (%)

2013 – 2014 (%)

2013 – 2014 (tấn)

2.224.720 2.130.747 2.137.350 -3,9 0,3 6.603

Nguồn: FAO (2016) Trong những năm gần đây, chăn nuôi cá trên thế giới được phát triển mạnh mẽ, với trình độ thâm canh cao, hình thức thâm canh phong phú và đa dạng, nhất là các nước Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Bănglađét,… Ở một số nước phát triển và nước có tiềm năng thuỷ sản phong phú đã bắt đầu chuyển sang nuôi với quy mô lớn (FAO, 2016).

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)