Đặc điểm của hộ nuôi

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 86)

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG TRÊN SÔNG ĐUỐNG Ở HUYỆN

4.2.1. Đặc điểm của hộ nuôi

Để có cái nhìn sâu sắc và chính xác về sự phát triển nuôi cá lồng của huyện, chúng ta cần đi sâu tìm hiểu thực trạng nuôi cá lồng của các hộ ở huyện.

Tuy nghề nuôi cá lồng mới phát triển ở huyện những năm gần đây nhưng đã phát triển mạnh mẽ, mang lại nguồn thu nhập lớn làm thay đổi đời sống dân cư ở đây.

Huyện Gia Bình cũng xác định đây là thuận lợi của huyện trong phát triển kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo nhanh sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Bảng 4.20. Thông tin cơ bản của chủ hộ nuôi cá lồng

Chỉ tiêu Hộ nhóm I Hộ nhóm II

1. Tổng số hộ 29 13

2. Giới tính

2.1. Chủ hộ là nam 26 13

2.2. Chủ hộ là nữ 3 0

3. Trung bình độ tuổi của chủ hộ 45,17 47,15

4. Trình độ học vấn (%)

4.1. Tiểu học 3,45 0,00

4.2. Trung học cơ sở 6,90 15,38

4.3. Trung học phổ thông 68,96 61,54

4.4. THCN, CĐ, ĐH… 20,69 23,08

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016) - Tuổi chủ hộ: Tuổi chủ hộ nuôi cá lồng bình quân của các hộ thuộc nhóm I là: 45,17 tuổi; nhóm II là 47,15 tuổi. Đây là độ tuổi có đủ bản lĩnh và kinh nghiệm trong nuôi cá lồng, họ dám đầu tư hàng trăm triệu đồng để nuôi cá lồng, họ có sự chín chắn để đưa ra những quyết định đầu tư lớn. Bên cạnh yếu tố kinh

nghiệm thì những chủ hộ này thường tích lũy được một nguồn vốn nhất định khi chuyển đổi từ các ngành nghề khác sang.

- Trình độ học vấn: Thể hiện tư duy, nhận thức và kiến thức trong việc nuôi cá lồng. Ở đây ta thấy số lao động có trình độ cấp 3, trung học phổ thông là chủ yếu. Ở đây có cả lao động có trình độ đại học, cao đẳng nhưng chiếm tỷ lệ rất ít.

Nhưng điều đó cũng thể hiện việc nuôi cá lồng ở huyện đang dần trở nên quan trọng, không chỉ biến đổi về số lượng mà còn về chấtlượng.

- Giới tính: Ta thấy rất rõ hầu như chủ hộ là nam giới. Như chúng ta đã biết, các chủ hộ là nam giới thường là những người quyết đoán, dễ đưa ra những quyết định mạo hiểm, họ dám thử, dám làm. Mặt khác, hoạt động nuôi cá lồng là cả một quá trình liên tục và lâu dài, vì vậy đòi hỏi người nuôi phải có một sức khỏe tốt. Người phụ nữ thường chỉ phụ giúp trong quá trình chăm sóc và tiêu thụ vì họ còn phải chia đều thời gian của mình với công việc gia đình và con cái.

Bảng 4.21. Đặc điểm về lao động của các hộ nuôi cá lồng năm 2016

TT Chỉ tiêu Hộ nhóm I Hộ nhóm II

1. Tổng số hộ (hộ) 29 13

2. Tổng số lao động (người) 121 53

2.1. Số lao động NTTS/hộ 49 27

2.2. BQ lao động NTTS/hộ 1,69 2,08

3. Nghề nghiệp chính của chủ hộ (%)

3.1. Liên quan đến nuôi cá lồng 72,41 100,00

3.2. Không liên quan đến nuôi cá lồng 27,59 0,00

4. Đào tạo về nuôi cá lồng

4.1. Tập huấn 48,28 23,08

4.2. Không tập huấn 51,72 76,92

5. Kinh nghiệm nuôi cá lồng (năm) 1,81 3,15

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016) Trong tổng số lao động của hộ thì tổng lao động tham gia nuôi trồng thủy sản là chủ yếu. Điều đó chứng tỏ, hoạt động nuôi trồng thủy sản là hoạt động chính của các hộ. Số lao động còn lại đi làm xa ở những nơi khác và tham gia vào các hoạtđộng kinh tế khác của xã hội.

Tổng lao động tham gia nuôi trồng thủy sản của các hộ điều tra trung bình nhóm I là 1,69 lao động; Nhóm II là 2,08 lao động. Ngoài số lượng lao động sẵn

có, các hộ còn phải thuê thêm lao động để đảm bảo quá trình nuôi, chăm sóc cũng như thu hoạch được diễn ra thường xuyên và liên tục.

Nghề nghiệp chính của chủ hộ: thể hiện kinh nghiệm của hộ khi tham gia nuôi cá lồng, hầu hết các chủ hộ tham gia lao động có liên quan đến nuôi cá lồng.

Một số ít chủ hộ khác, nghề nghiệp chính của chủ hộ không liên quan đến nuôi cá lồng. Nhóm II có nghề nghiệp liên quan đến nuôi cá lồng là 100%, nhóm I đạt khoảng 72,41%. Tuy nhiên, do thấy được tiềm năng trong nuôi cá lồng, các chủ hộ đầu tư giống và thuê người chăm sóc. Trong các nhóm hộ tham gia nuôi cá lồng thì các hộ thuộc nhóm II là những hộ có số lượng lao động tham gia đến nuôi cá lồng là nhiều nhất vì họ tập trung toàn bộ thời gian cũng như công sức, tiền bạc để làm giàu nhờ hoạt động nuôi cá lồng.

Ngoài những bài học sản xuất rút ra từ quá trình lao động lâu dài, nhận thấy một điều là các hộ nuôi cá lồng rất ít tham gia tập huấn, tỉ lệ người được tập huấn nhóm II chỉ 23,08%; nhóm I là 28,28% các hộ nuôi cá lồng vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân và người đi trước, nhưng việc không được tham gia tập huấn nên nhiều khi cá bị bệnh, rồi công tác chọn giống, cách chăm sóc còn nhiều hạn chế, không tiếp cận được thông tin thị trường một cách sớm nhất… Vì thế cần nâng cao công tác khuyến ngư, tổ chức các lớp tập huấn, tham quan mô hình… đồng thời cung cấp một cách nhanh nhất thông tin thị trường tới người nuôi, giúp các hộ có thêm kinh nghiệm nuôi mang lại hiệu quả một cách cao nhất.

- Hiểu biết về kỹ thuật của các hộ nuôi cá lồng: Để đạt hiệu quả cao trong hoạt động nuôi cá lồng, yêu cầu các hộ nuôi phải hiểu biết về kỹ thuật nuôi cá lồng. Theo kết quả nghiên cứu về hiểu biết của các hộ nuôi cá lồng tại huyện Gia Bình được thể hiện ở bảng 4.22 như sau:

Bảng 4.22. Hiểu biết về kỹ thuật của các hộ nuôi cá lồng tại các xã điều tra

Diễn giải Nhóm I Nhóm II

Số hộ điều tra 29 13

Hiểu biết kinh nghiệm (%) 96,55 100

Hiểu biết nhờ đọc tài liệu (%) 82,76 53,85

Được tập huấn theo chương trình của tỉnh (%) 93,10 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016) Các hộ nuôi cá lồng có hiểu biết về kỹ thuật nuôi thông qua tập huấn cũng như dựa vào kinh nghiệm thực tế. Trong đó, chủ yếu dựa vào hiểu biết thực tế để

chăn nuôi thủy sản. Nhóm II toàn bộ hộ dân đều nuôi cá lồng dựa vào kinh nghiệm; nhóm I tỷ lệ hộ nuôi cá dựa vào hiểu biết kinh nghiệm là 96,55% có một phần nhỏ các hộ nuôi cá không nhờ vào kinh nghiệm.

Nhóm I có 82,76% số hộ hiểu biết nhờ đọc tài liệu; Nhóm II tỷ lệ này thấp hơn, đạt 53,85% số hộ đọc tài liệu.

Toàn bộ các hộ nuôi cá lồng được tuấn huấn kỹ thuật chăn nuôi cá theo chương trình của tỉnh. Trong đó, nhóm I đạt 100% số hộ tham gia tập huấn. Tuy nhiên, nhóm II chỉ đạt 93,10% số hộ tham gia tập huấn. Lý do còn 6,9% không tham gia tập huấn là hộ đó mới nuôi cá lồng chưa có đợt tập huấn mới hay gia đình có việc đột xuất nên không thể dự lớp tập huấn.

- Kinh nghiệm của chủ hộ nuôi

Qua bảng 4.22, ta thấy: Các chủ hộ nuôi cá lồng ở nhóm I có số năm nuôi cá lồng là 1,81 năm, do đây là các hộ thuộc nhóm hộ mới nuôi các lồng. Nhóm II là nhóm hộ nuôi lâu năm hơn, trung bình các hộ nuôi 3,15 năm. Các hộ nuôi cá lồng có thời gian nuôi chỉ khoảng 3 năm, do mô hình nuôi cá lồng là mô hình mới được áp dụng vào nuôi cá tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh nghiệm nuôi cá lồng là một yếu tố quan trọng trong nuôi cá lồng, vì sau mỗi một quá trình nuôi người dân sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm, chủ động trong điều các điều kiện khó khăn xảy ra, phòng chống dịch bệnh thiên tai. Nuôi cá lồng mới được phát triển ở huyện trong vài năm trở lại đây nên kinh nghiệm nuôi cá lồng của các hộ là chưa nhiều.Vì thế, yêu cầu đặt ra là huyện phải tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cũng như cách chăm sóc để các hộ có đủ kiến thức cũng như kỹ năng trong quá trình nuôi cá lồng.

- Kinh tế hộ nuôi

Qua điều tra cho thấy, thực tế 100% các hộ nuôi cá lồng tại các xã điều tra phải vay vốn khi mới bắt đầu nuôi cá lồng. Do giai đoạn đầu, cần chi phí lớn cho đầu tư xây dựng lồng mới toàn bộ.

Qua bảng 4.23, ta thấy:

Trong thời gian điều tra, tỷ lệ hộ vẫn phải vay vốn ở nhóm nuôi trên 3 năm là 100%. Nhưng ở nhóm I nhóm nuôi dưới 3 năm thì tỷ lệ hộ vẫn phải vay vốn là 86,21%. Tức là, khoảng 13,79% số hộ không phải vay vốn để nuôi cá. Nguyên nhân do các hộ này tuy vẫn định hướng mở rộng tăng số lượng lồng nhưng trong thời gian điều tra, các hộ có số lồng cá từ 3 - 5 lồng cần thêm từ 1 - 2 năm để có thể tập trung phát triển lồng cá hiện tại và thu hồi vốn để mở rộng.

Bảng 4.23. Tình hình vay vốn của các hộ nuôi cá lồng ở các xã điều tra

STT Diễn giải Nhóm I Nhóm II

1 Số hộ điều tra 29 13

2 Hộ vay vốn khi bắt đầu nuôi cá lồng (%) 100 100

3 Hộ không vay vốn khi bắt đầu nuôi cá (%) 0 0

4 Hộ có vay vốn hiện nay (%) 86,21 100

5 Hộ không vay vốn hiện nay (%) 13,79 0

6 Số vốn vay/hộ (triệu đồng) 158 120

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Số lượng lồng cá tại các xã điều tra tăng mạnh từ năm 2014 đến năm 2016.

Cụ thể, số lồng cá tại 3 xã Song Giang, Giang Sơn và Cao Đức tăng khoảng 160 lồng từ năm 2014 đến năm 2016. Con số này cho thấy hiệu quả của việc nuôi cá lồng. Tuy nhiên, số lượng lồng cá qua các năm của xã Giang Sơn có thấp hơn so với hai xã còn lại.

Bảng 4.24. Số lượng lồng cá ở các xã điều tra năm 2013- 2016

STT Địa điểm 2013 2014 2015 T8/2016

1 Xã Song Giang 8 23 46 86

2 Xã Giang Sơn 0 6 15 39

3 Xã Cao Đức 10 28 49 100

Tổng 18 57 110 225

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)