Khái quát chung về tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 54)

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Khái quát về sở nông nghiệp và PTNT tỉnh bắc ninh

3.1.1. Khái quát chung về tỉnh Bắc Ninh

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên a) Về khí hậu

Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,30C, nhiệt độ tháng trung bình cao nhất là 28,90C (tháng 7). Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400-1600 nhưng phân bố không đều trong năm (mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lương nước mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sâu chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa trong năm).

Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530-1776, trong đó tháng có nhiều giờ năng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1.

Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.

Gió mùa Đông Bắc có từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Đông Nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào.

Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi, tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích (Cục Thống kê Bắc Ninh, 2016).

b) Về đặc điểm thuỷ văn

Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.

Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 - 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m3 nước có 2,8 kg phù sa.

Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 - 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 - 2 m, trong

mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp (0,5 - 0,8 m).

Sông Thái Bình: thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17km. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5.000 m3/s.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.

Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3-5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị (Cục Thống kê Bắc Ninh, 2016).

c) Tài nguyên khoáng sản

Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về chủng loại, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thành phố Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m3. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn (Cục Thống kê Bắc Ninh, 2016).

d) Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 822,71 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 53,12%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 6,16%, đất lâm nghiệp chiếm 0,75%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 39,2%, đất chưa sử dụng còn 0,77% (Cục Thống kê Bắc Ninh, 2016).

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội a) Đặc điểm dân số, nguồn nhân lực

 Đặc điểm dân số

Năm 2016, dân số của Bắc Ninh là 1.053,8 nghìn người, trong đó nhân khẩu nông nghiệp là 852,5 nghìn người, chiếm tỷ trọng 80,89% trong tổng dân số tỉnh Bắc Ninh. Nhân khẩu phi nông nghiệp là 174,1 nghìn người, chiếm tỷ trọng 19,11% trong tổng dân số tỉnh Bắc Ninh. Như vậy ta thấy rằng phân bố dân cư Bắc Ninh mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn (Cục Thống kê Bắc Ninh, 2016).

Nguồn nhân lực:

Năm 2016, dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 598,3 nghìn người. Trong đó lao động nông nghiệp là 272,3 nghìn người, chiếm tỷ trọng 45,52% trong tổng số lao động, lao động phi nông nghiệp là 326 nghìn người, chiếm tỷ trọng 54,48% trong tổng số lao động.

b) Điều kiện cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là hệ thống các công trình làm nền tảng cung cấp những yếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất và nâng cao chất lương cuộc sống. Việc quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện CNH-HĐH nông thôn, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo và làm giảm dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

* Về hệ thống đường giao thông

Giao thông là một trong nhiều yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ở đâu có hệ thống giao thông thuận lợi ở đó có sự đi lại giao lưu buôn bán tấp nập, đời sống nhân dân được nâng cao và sự hội nhập thông tin xã hội kịp thời.

Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải. Mạng lưới giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thủy đã được hình thành từ lâu.

Bắc Ninh được coi là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Tỉnh có quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 38 chạy qua và tuyến đường sắt Hà Nội – Bắc Ninh – Lạng Sơn. Hệ thống các tuyến đường trong nội tỉnh đang được nâng cấp và xây dựng mới đã góp phần tích cực vào mở rộng thông thương, khai thác tiềm năng của tỉnh, rút ngắn “khoảng cách” giữa Bắc Ninh với các tỉnh trong vùng, giữa thành thị và nông thôn. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 375 km đường quốc lộ trải nhựa, 290 km đường tỉnh lội phần lớn được trải nhựa và hơn 3000 km đường huyện, đường xã, đường thôn xóm trong đó có gần 2000 km được trải nhựa và lát gạch (Cục thống kê Bắc Ninh, 2016).

Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của tỉnh qua 3 năm (2014 - 2016)

Chỉ tiêu ĐVT

2014 2015 2016 So sánh

SL CC

(%) SL CC

(%) SL CC

(%) 15/14 16/14 BQ I. Tổng số nhân khẩu Người 1.026.715 100 1.038.229 100 1.053.815 100 101,12 101,50 101,31 1. Nhân khẩu nông nghiệp Người 840.336 81,85 846.259 81,51 852.467 80,89 100,70 100,73 100,71 2. Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 186.379 18,15 191.970 18,49 174.148 19,11 102,99 90,72 96,66

II. Tổng số hộ Hộ 273.566 100 263.287 100 278.625 100 96,24 105,83 100.92

1. Hộ nông nghiệp Hộ 210.365 76,9 213.770 81,19 227.147 81,52 101,62 106,26 103,91 2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 63.201 23,1 49.517 18,81 51.478 18,48 78,35 103,96 90,25 III. Tổng số lao động Người 589.412 100 593.143 100 598.256 100 100,63 100,86 100,74 1. Lao động nông nghiệp Người 302.506 51,32 284.558 47,95 272.325 45,52 94,07 95,70 94,88 2. Lao động phi nông nghiệp Người 286.906 48,68 308.585 52,05 325.931 54,48 107,56 105,62 106,59 Một số chỉ tiêu bình quân

1. BQ số nhân khẩu/hộ 3,75 - 3,94 - 3,78 - 100,07 95,94 97,98

2. BQ số khẩu NN/hộ 3,99 - 3,96 - 3,75 - 99,25 94,7 96,95

3. BQ lao động NN/hộ 1,44 - 1,33 - 1,2 - 92,36 90,23 91,21

Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2016)

36

* Hệ thống thông tin liên lạc

Mạng lưới bưu chính viễn thông đã thay đổi căn bản từ hệ analog lạc hậu sang hệ digital hiện đại. Ước tính toàn tỉnh có 35000 máy vi tính, 52 mạng lan; mạng diện rộng của tỉnh được thiết lập kết nối các Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh, ban, ngành địa phương tới trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh. (Cục Thống kê Bắc Ninh, 2016).

* Về y tế

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được tỉnh đặc biệt chú trọng. Các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực rải đều các huyện/thị, 100%

các xã/phường/thị trấn có trạm y tế. Cả tỉnh có khoảng 2340 giường bệnh; có 3249 cán bộ công tác trong ngành y, trong đó tiến sỹ và thạc sỹ là 55 người, bác sỹ là 650 người (Cục Thống kê Bắc Ninh, 2016).

* Về giáo dục

Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh có những bước tiến đáng kể về số lượng và chất lượng. Mạng lưới trường học ở tất cả các bậc học từ mầm non, phổ thông phát triển đều khắp trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay toàn tỉnh có hơn 200 trường ở các ngành học, bậc học được công nhận là chuẩn quốc gia (Cục Thống kê Bắc Ninh, 2016).

3.1.3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh

Qua bảng 3.2 cho thấy, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2014 đạt 5.623,4 tỷ đồng lên 7.066,28 tỷ đồng năm 2016, trong đó:

- Về trồng trọt: giá trị trồng trọt của tỉnh qua 3 năm có xu hướng tăng, bình quân tốc độ tăng trưởng qua 3 năm đạt 115,51%. Điều này là do cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được đổi mới. Sản xuất nông nghiệp theo hướng đưa cây, con giống mới năng suất cao thay thế cây con giống cũ, kém hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên cơ cấu giá trị ngành trồng trọt lại có xu hướng giảm (2,6%

năm 2015 xuống còn 1,56% năm 2016).

- Về chăn nuôi: năm 2014 GTSX từ chăn nuôi đạt 2319,4 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 3104,12 tỷ đồng. Tuy nhiên,ngành chăn nuôi có xu hướng giảm nhẹ trong cơ cấu giá trị ngành (từ 1,89% năm 2015 xuống 1,23% năm 2016).

Giá trị sản xuất từ lâm nghiệp tăng từ 21,9 tỷ đồng năm 2014 lên 25,37 tỷ đồng năm 2016.

Bảng 3.2. Cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ngành nông lâm nghiệp của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu

ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%)

SL CC

(%) SL CC

(%) SL CC

(%) 15/14 16/15 BQ

I. Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 74.512,4 100 140768,0. 100 252367,14 100 188,92 179,29 184,04

1. GTSX từ NN-LN 6221,9. 8,35 7490,2 5,32 8984,27 3,56 132,68 119,95 125,68

1.1 GTSX từ nông nghiệp 5623,4. 7,55 6717,0. 4,77 7066,28 2,8 119,45 105,2 113,76

- GTSX từ trồng trọt 2969,7. 3,99 3657,2. 2,6 3962,16 1,57 123,15 108,34 115,51

- GTSX từ chăn nuôi 2319,4. 3,56 2672,8. 1,89 3104,12 1,23 115,24 116,14 115,69

1.2 GTSX từ lâm nghiệp 21,9. 0,03 24,51. 0,017 25,37 0,01 111,92 103,51 107,63

1.3 GTSX từ thủy sản 598,5. 0,8 773,2. 0,533 1892,75 0,75 129,19 244,79 177,83

2. GTSX từ CN-TTCN 64.068,6 85,98 123.257,5 87,56 225187,2 89,23 192,38 182,7 187,48

3. GTSX từ TM-DV 4221,9 5,67 10020,3 7,12 18195,67 7,21 237,34 181,59 207,02

Một số chỉ tiêu

1. GTSX/nhân khẩu Triệu đồng 72,57 - 135,58 - 239,48 - 186,83 176,63 181,66

2. GTSX/hộ Triệu đồng 272,37 - 534,66 - 905,76 - 196,3 169,41 182,36

3.GTSX ngành NN/hộ Triệu đồng 22,74 - 28,45 - 32,25 - 125,12 113,25 119,04

Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2016)

38

Giá trị sản xuất từ thủy sản tăng từ 598,5 tỷ đồng năm 2014 lên 1892,75 tỷ đồng năm 2016.

Giá trị sản xuất từ CN-TTCN tăng từ 64.068,6 tỷ đồng năm 2014 lên 225.187,2 tỷ đồng năm 2016.

Giá trị sản xuất từ TM-DV tăng từ 4.221,9 tỷ đồng năm 2014 lên 18.195,67 tỷ đồng năm 2016. (Cục thống kê Bắc Ninh, 2016).

3.1.2. Quá trình hình thành và sự phát triển của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh được thành lập tháng 01/1997 sau khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập với chức năng là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp;

lâm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi và phát triển nông thôn; phòng, chống lụt, bão; an toàn nông sản, lâm sản, thủy sản trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của Pháp luật.

Trước đây thực hiện Thông tư số 61/2008/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 15/5/2008 liên Bộ Nông nghiệp và PTNT- Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn; Quyết định 103/2008/QĐ- UBND ngày 09 tháng 7 năm 2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh. Lúc đó tổ chức bộ máy của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh đã được kiện toàn, gồm: 6 phòng chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh; 8 đơn vị quản lý nhà nước chuyên ngành; 02 đơn vị sự nghiệp.

Đến năm 2016, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; Lâm nghiệp; Thủy sản; Thủy lợi; phát triển nông thôn; phòng chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; Về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền

của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2016).

Thực hiện thông tư liên tịch Số: 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNVngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT-Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện;Quyết định số 41/2016/ QĐ- UBND ngày 20 tháng 9 năm 2016 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh. Đến nay tổ chức bộ máy của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh đã được kiện toàn củng cố, gồm 6 phòng chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh; 7 đơn vị quản lý nhà nước chuyên ngành; 02 đơn vị sự nghiệp công lập và 02 Ban Quản lý dự án chuyên trách thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh Bắc Ninh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)