Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập bằng phương pháp tổng hợp tài liệu.
Nguồn tài liệu và các thông tin cần thu thập được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 3.3. Nguồn tài liệu và thông tin cần thu thập TT Nguồn số
liệu Thông tin cần thu thập
1
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh
Tình hình cơ bản của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh;
tình hình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh qua các năm; tình hình đầu tư cho công tác đào tạo; định hướng phát triển nguồn nhân lực của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới,....
2 Niêm giám thống kê tỉnh
Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm gần đây,...
3
Các nghiên cứu trước có liên quan
Tổng kết các kinh nghiệm, các bài học, các phương pháp nghiên cứu; đánh giá các điểm làm tốt và chưa tốt từ đó lựa chọn đề tài và phương pháp nghiên cứu thích hợp,...
4 Các Website Thu thập các thông tin, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Trên cơ sở đó bổ sung các thông tin cần thiết cho nghiên cứu,...
3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Để thu thập số liệu sơ cấp tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với các CCVC lao động và các cán bộ lãnh đạo trong Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh. Đối với CCVC lao động tác giả chọn khảo sát 70 người theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Với các bộ quản lý tác giả lựa chọn khảo sát 30 người là cán bộ lãnh đạo từ cấp phó các đơn vị trở lên theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Nội dung phỏng vấn gồm: thông tin chung của CCVC lao động (họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính), đơn vị công tác, trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ, mong muốn về học tập, bồi dưỡng, đưa ý kiến nhận xét về công tác kế hoạch hóa NNL, hoạt động tuyển dụng, hoạt động đào tạo, chế độ khen thưởng kỷ luật của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh.
3.2.1.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Dùng phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và rút ra nhận xét - Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
3.2.2. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương phôngthhôn không tinơng pháp so sg tinịso lượlo cũng như cngsycn tc cịcn tngsgctn cngschn tigsg tinơngcti tể thig rõ sr biõ iộtõ ciõ cõ schõ ti sg tinơthi gian, theo mgi tian, chm Excelợp số liệu vẵng qua n, theo mượn st
thay ổh chay ông ttheo mgi tian, chưỡ ttyy ông ttheS Nông nghig vhig ian, chm Excelợ qua c nghig
- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để phân tích đánh giá các vấn đề, các khía cạnh dựa trên số liệu thực tế phản ánh nội dung và kết quả.Phương pháp này được dùng để thống kế số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm CCVC và lao độngSở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh, tình hình sử dụng Lao động trong Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh và những thuận lợi và khó khăn trong quá trình công tác. Một số chỉ tiêu so sánh cũng được thể hiện trong quá trình làm đề tài.
3.2.3. Các chỉ tiêu phân tích
* Các chỉ tiêu về chất lượng nguồn nhân lực của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh như:
- Độ tuổi.
- Tình trạng sức khỏe.
- Trình độ học vấn, chuyên môn.
- Trình độ ngoại ngữ, tin học.
* Các chỉ tiêu về hoạt động nâng cao chất lượng NNL của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh:
- Số đợt (lớp) bồi dưỡng cho các CCVC trong năm.
- Số CCVC được đi đào tạo.
Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận chính trị Trình độ ngoại ngữ, tin học
- Số người được tuyển dụng đúng chuyên môn - Ý kiến đánh giá của CCVC về:
Công tác kế hoạch hóa NNL Công tác tuyển dụng
Công tác đào tạo Công tác bố trí sắp xếp Công tác khen thưởng kỷ luật.