Hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 86)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các hoạt động chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh

4.2.3. Hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, tin học, ngoại ngữ…cho CCVC là hết sức cần thiết nhằm giúp cho CCVC tiếp cận, cập nhật những kiến thức, nghiệp vụ mới, từ đó không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của cơ quan trong thời kỳ ngày một đổi mới và hiện đại hóa.

Các khóa đào tạo chủ yếu là bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, chính trị. Riêng đào tạo đại học và sau đại học, ngoài một số cán bộ được cơ quan cử đi học, còn có nhiều cán bộ tự túc thời gian và kinh phí học tập. Số cán bộ đi học tự túc sau khi tốt nghiệp bằng khá trở lên và học đúng chuyên ngành quy định sẽ được cơ quan hỗ trợ một phần học phí.

Bảng 4.14. Các khóa đào tạo và bồi dưỡng được tổ chức từ năm 2014- 2016

Số lượng các khóa đào tạo

Năm 2014 (người)

Năm 2015 (người)

Năm 2016 (người)

So sánh (%) 15/14 16/15

Đào tạo sau Đại học 1 1 1 0 0

Đại học 1 1 1 0 0

Cao đẳng 1 1 1 0 0

Cao cấp chính trị 2 2 2 0 0

Trung cấp chính trị 2 3 3 100 0

QLNN chương trình CVC 1 1 1 0 0

QLNN chương trình CV 2 2 2 0 0

Đạo đức công vụ và kỹ năng nghiệp

vụ 3 4 3 33,33 (25)

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý 2 2 2 0 0

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp 2 2 2 0 0

Ngoại ngữ tiếng Anh 1 1 1 0 0

Tin học 1 1 1 0 0

Bồi dưỡng đảng viên mới 1 1 1 0 0

Bồi dưỡng kết nạp Đảng 2 2 2 0 0

Sơ cấp lý luận chính trị 2 2 2 0 0

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Ninh (2016)

4.2.3.2 Các loại đào tạo

* Về chuyên môn nghiệp vụ:

Nhìn chung trong ba năm qua, việc đào tạo sau đại học được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh rất chú trọng và động viên các CCVC trong Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Năm 2014 chỉ có 4 CCVC đi học, nhưng đến năm 2015 đã có đến 16 CCVC đi học, và đến năm 2016 thì lượng CCVC đi học tăng lên rất mạnh mẽ có đến 42 CCVC đi hoc . Bên cạnh đó hầu hết CCVC đều đã có trình độ đại học, số mới được tuyển dụng do yêu cầu đều đã có bằng đại học chính quy đúng chuyên ngành, do vậy số lượng CCVC được đào tạo đại học tăng ít, chủ yếu là các CCVC đi học văn bằng 2. Đối với từng khóa đào tạo cụ thể, lãnh đạo đơn vị luôn cân nhắc để cử những CCVC có đủ năng lực, đúng đối tượng và số lượng hợp lý để tham gia các khóa học nhằm đảm bảo tiếp thu và vận dụng tốt vào thực tế công việc.

Bảng 4.15. Số lượng CCVC được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ từ năm 2014 - 2016

Loại hình đào tạo

Năm 2014 (người)

Năm 2015 (người)

Năm 2016 (người)

So sánh(%) 15/14 16/15

Sau đại học 4 16 42 300 162,5

Đại học (kể cả bằng 2) 4 6 8 50 33,33

Cao đẳng 3 18 20 500 11,11

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Ninh (2016)

*Về kiến thức quản lý nhà nước, trình độ lý luận, tin học và ngoại ngữ Bên cạnh việc đào tạo nghiệp vụ chuyên môn thì việc đào tạo kiến thức quản lý nhà nước, trình độ lý luận chính trị và tin học, ngoại ngữ cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của đơn vị. Tất cả CCVC thuộc ngạch cán sự và chuyên viên đều được theo học các lớp Quản lý Nhà nước hệ chuyên viên 3 tháng do địa phương hoặc Bộ NN & PTNT tổ chức hàng năm. CCVC thuộc đối tượng lãnh đạo hoặc đã có đủ điều kiện thi nâng ngạch lên chuyên viên chính được lãnh đạo cử đi học các lớp bồi dưỡng chuyên viên chính do Trung ương tổ chức.

Bảng 4.16. Số lượng CCVC được đào tạo về kiến thức QLNN, trình độ lý luận chính trị, tin học và ngoại ngữ

Loại hình đào tạo

Năm 2014 (người)

Năm 2015 (người)

Năm 2016 (người)

So sánh(%) 15/14 16/15

Cao cấp chính trị 3 5 5 66,67 0

Trung cấp chính trị 4 6 9 50 50

QLNN chương trình CVC 8 8 10 0 25

QLNN chương trình CV 12 12 16 0 33,33

Đạo đức công vụ và kỹ năng

nghiệp vụ 84 96 104 14,29 8,33

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý 26 28 34 7,69 21,43

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp 56 62 70 10,71 12,9

Ngoại ngữ tiếng Anh 14 16 22 14,29 37,5

Tin học 48 62 64 29,17 3,23

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Ninh (2016) Theo số liệu của bảng 4.16 ở trên ta thấy rằng số lượng CCVC được đi đào tạo về kiến thức QLNN, trình độ lý luận chính trị, tin học và ngoại ngữ ngày càng tăng lên qua các năm. Điều này cho thấy rằng Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh rất chú trọng trong công tác đào tạo bồi dưỡng CCVC.

Tuy vậy, công tác ĐTBD CCVC vẫn còn một số hạn chế. Đối với những lớp đào tạo đại học hệ tại chức, CCVC theo học chưa chú trọng việc tự học, tự nghiên cứu là chính nên chất lượng đào tạo còn hạn chế. Đối với các lớp ngắn ngày tập trung, ngoài tỉnh do Bộ NN & PTNT tổ chức do thời gian học tập ngắn, lại tiếp thu một khối lượng kiến thức lớn nên việc hiệu quả của công tác tập huấn chưa cao. Khi về triển khai ở địa phương lại lúng túng và chưa giải đáp hết thắc mắc của CCVC khi thực hiện nhiệm vụ cụ thể.

4.2.3.3. Chi phí đào tạo

Về chi phí đào tạo chủ yếu là các khoản học phí hỗ trợ cho CCVC, chi phí bồi dưỡng giảng viên, in ấn tài liệu, tổ chức lớp học, hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn ở cho CCVC.

Bảng 4.17. Thống kê chi phí đào tạo qua 3 năm 2014 – 2016

Nội dung

Năm 2014 (nghìn

đồng)

Năm 2015 (nghìn

đồng)

Năm 2016 (nghìn

đồng)

So sánh (%)

14/13 15/14

Tổng chi phí đào tạo 157.300 224.800 295.800 42,91 31,58 - Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ 76.000 124.000 186.000 63,16 50 - Đào tạo lý luận chính trị 22.500 35.000 36.800 55,56 5,14 - Đào tạo kiến thức QLNN 24.600 26.200 27.800 6,5 6,11 - Đào tạo tin học, ngoại ngữ 21.600 25.400 28.300 17,59 11,42

- Khác 12.600 14.200 16.900 12,7 19,01

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Ninh (2016) Ta thấy rằng số tiền Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh chi cho đào tạo bỗi dưỡng CCVC hàng năm là rất lớn và đều tăng qua các năm. Năm 2014 Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh chi 157,3 triệu đồng cho đào tạo bồi dưỡng, đến năm 2015 con số này đã tăng lên là 224,8 triệu đồng và đến năm 2016 thì chi ở mức rất cao 295,8 triệu đồng. Điều này cho thấy rằng Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh đã tập trung mọi nguồn lực về cơ sở vật chất và kinh phí cho công tác đào tạo, kể cả đào tạo vào ngày nghỉ và đào tạo ngoài giờ.

4.2.3.4 Nhận xét về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2014 - 2016 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức là nhiệm vụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao trình độ, hiệu quả công tác và góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội nói chung và của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 có tổng số 265 công chức, viên chức được đi đào tạo bồi dưỡng thì có 132 người cũ được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh cử đi và 42 người mới được tham gia lớp học, còn lại tới 91 người có nhu cầu xin đi học các lớp bồi dưỡng điều này chứng tỏ công tác đào taọ bồi dưỡng trong những năm qua chưa thực sự chú ý tới nhu cầu của các cá nhân.

Bảng 4.18. Ý kiến đánh giá về việc lựa chọn người được đi đào tạo (2014 - 2016)

Các tiêu chí đánh giá Số lượng

(người) Tỷ lệ (%)

Tổng số CCVC điều tra 100 100

1. Lựa chọn người đi đào tạo ngắn hạn

- Phù hợp 32 32

- Bình thường 56 56

- Không phù hợp 12 12

2. Lựa chọn người đi đào tạo dài hạn

- Phù hợp 36 36

- Bình thường 50 50

- Không phù hợp 14 14

3. Khoản hỗ trợ đào tạo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh cho học viên

- Phù hợp 34 34

- Không phù hợp 66 66

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Theo số liệu ở bảng 4.18 khi điều tra phỏng vấn 100 CCVC về công tác lựa chọn người đi đào tạo ngắn hạn có 32 CCVC cho rằng phù hợp, 56 CCVC cho rằng bình thường và 12 CCVC cho rằng không phù hợp. Về lựa chọn người đi đào tạo dài hạn, trong 100 CCVC được điều tra phỏng vấn có 36 người cho rằng phù hợp, 50 người cho rằng bình thường và 14 người cho rằng không phù hợp. Về hỗ trợ đào tạo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh, có 34 người cho rằng mức hỗ trợ như vậy là phù hợp, còn 66 người cho rằng mức hỗ trợ như vậy là không phù hợp. Vì hiện tại Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Ninh mới chỉ hỗ trợ cho người học khoản học phí, còn các khoản kinh phí khác như lệ phí học, tiền phí thư viện, tiền tài liệu học tập, tiền đi lại Sở NN và PTNT không hỗ trợ cho người học, người học phải tự chi trả.

Bảng 4.19. Ý kiến đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng (2014 - 2016)

Các tiêu chí đánh giá Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Tổng số CCVC điều tra 100 100

1. Về nội dung giảng dạy

- Tốt 56 56

- Bình thường 31 31

- Chưa tốt 13 13

2. Về phương pháp giảng dạy

- Tốt 17 17

- Bình thường 47 47

- Chưa tốt 36 36

3. Về thời gian giảng dạy

- Phù hợp 38 38

- Chưa phù hợp 62 62

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Qua số liệu bảng 4.19 thấy rằng: Về nội dung giảng dạy, trong 100 CCVC tham gia trả lời khảo sát có 56 người cho rằng nội dung giảng dạy tốt, 31 người cho rằng nội dung giảng dạy bình thường và có 13 người cho rằng nội dung giảng dạy chưa tốt. Về phương pháp giảng dạy, Có 17 người cho rằng phương pháp giảng dạy của các cán bộ giáo viên là tốt, tuy nhiên cũng có đến 47 người cho rằng phương pháp giảng dạy của giáo viên là bình thường và 36 người cho rằng phương pháp giảng dạy là chưa tốt. Về thời gian giảng dạy, có 38 người cho rằng thời gian giảng dạy như vậy là phù hợp, tuy nhiên có 62 CCVC cho rằng thời gian giảng dạy như vậy là chưa phù hợp vì hầu hết các lớp đào tạo, bồi dưỡng đều học ngoài giờ hành chính, do đó việc sắp xếp thời gian đi học của các CCVC gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với các CCVC là nữ giới.

Như vậy sau khi tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng trong thời gian qua, phần lớn lượng công chức trong Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh có những đánh giá, nhận xét tốt: họ đã được bổ sung, cập nhật được nhiều kiến thức bổ ích.

Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều ý kiến xung quanh vấn đề dạy và học như sau: hiện nay phương pháp học và dạy là chưa thực sự tốt: thể hiện ở ý thức học viên chưa tốt, việc học và dạy mang tính chất thụ động, chưa thực sự thu hút được người học. Vì vậy trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh công tác thăm dò ý, tham khảo ý kiến của học viên sau mỗi khóa học, từ đó làm căn cứ trong việc hoạch định và xây dựng kế hoạch ĐTBD cho hợp lý đáp ứng nhu cầu của người học.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)