Chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 76)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng nguồn nhân lực sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh

4.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực

a) Độ tuổi của đội ngũ công chức viên chức

Ngoài các yếu tố về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, chính trị…thì cơ cấu độ tuổi lao động phần nào phản ánh thực trạng về chất lượng, tiềm năng và triển vọng phát triển của đội ngũ CCVC.

Theo độ tuổi, đội ngũ CCVC được phân ra làm 4 nhóm, gồm: nhóm CCVC có độ tuổi dưới 30 tuổi, nhóm CCVC có độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi, nhóm CCVC có độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi, nhóm CCVC có độ tuổi từ 51 đến 60 tuổi.

Bảng 4.2. Cơ cấu phân theo độ tuổi của CCVC Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016

Cơ cấu tuổi

Dưới 30 Từ 31

đến 40

Từ 41 đến 50

Từ 51

đến 60 Tổng số Số

lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%) 2014 62 20,95 114 38,51 89 30,07 31 10,47 296 100 2015 81 26,3 119 38,64 68 22,08 40 12,99 308 100 2016 86 26,46 145 44,62 49 15,08 45 13,85 325 100

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh (2017) Số liệu trong bảng 4.2cho thấy rằng:Đội ngũ CCVC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh tương đối trẻ. Tỷ lệ CCVC dưới 30 tuổi qua 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016 đều chiếm trên 20%, cụ thể năm 2014 chiếm 20,95%, năm 2015 chiếm 26,3%, năm 2016 chiếm 26,46% trong tổng thể CCVC. Nhóm CCVC từ 31 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, trong 3 năm đều chiếm trên dưới 40% trong tổng số CCVC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh, cụ thể năm 2014 chiếm 38,51% năm 2015 chiếm 38,64%, năm 2016 chiếm 44,62%.

Nhóm từ 41 đến 50 tuổi trong 3 năm có nhiều biến động, năm 2014 chiếm 30,07%

nhưng đến năm 2015 thì tỷ lệ này giảm xuống còn 22,08%, năm 2016 tỷ lệ nhóm này cũng giảm xuống chỉ còn 15,08% trong tổng số CCVC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh. Nhóm CCVC từ 51 tuổi đến 60 tuổi của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh tương đối ít, nhóm này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số CCVC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh, đều chỉ chiếm tỷ lệ trên 10%.

Có thể thấy đội ngũ CCVC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh hài hòa các thế hệ. Đa số ở trong độ tuổi từ 31-40 tuổi. Sự trẻ hóa đội ngũ CCVC đã tạo nên sự năng động, nhanh nhạy trong hoạt động chuyên môn; dễ tiếp thu tiến bộ khoa học và xử lý linh hoạt các vấn đề vướng mắc, khó khăn phát sinh.

Biểu đồ 4.2. Số CCVC biến động qua các năm chia theo độ tuổi của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh từ 2014 - 2016

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh (2017) Nhìn vào biểu đồ 4.2 ta thấy Số lượng CCVC trong nhóm dưới 30 tuổi và từ 31 tuổi đến 40 tuổi đều tăng mạnh từ 2014 đến 2016. Nhóm CCVC có độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi giảm, tuy nhiên nhóm CCVC có độ tuổi từ 51 đến 60 tuổi tăng ở mức không đáng kể. Số lượng CCVC biến động ở các nhóm tuổi là do số lượng CCVC về hưu tăng và tuyển mới tăng.

b) Giới tính của công chức viên chức

Bảng 4.3. Cơ cấu phân theo giới tính của CCVC Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016

Cơ cấu giới tính

2014 2015 2016

Số lượng

(người) Tỷ lệ (%) Số lượng

(người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Nam 213 71,96 210 68,18 207 63,69

Nữ 83 28,04 98 31,82 118 36,31

Tổng 296 100 308 100 325 100

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh (2017) 62

114

89

31 81

119

68

40 86

145

49 45

0 20 40 60 80 100 120 140 160

Dưới 30 Từ 31 đến 40 Từ 41 đến 50 Từ 51 đến 60

Năm 2014 Năm2015 Năm2016 người

Xét về cơ cấu giới tính, đội ngũ CCVC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh thì nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới. Cụ thể: năm 2014 tỷ lệ CCVC là nam giới chiếm 71,96% và nữ giới chiếm 28,04%, thì đến năm 2015 tỷ lệ nam giới giảm xuống chỉ chiếm 68,18% và nữ giới chiếm 31,82%. Năm 2016, tỷ lệ nam giới lại tiếp tục giảm xuống, chỉ chiếm 63,69% và nữ giới chiếm 36,31%. Tỷ lệ CCVC là nam giới ngày càng giảm xuống và tỷ lệ CCVC là nữ giới ngày càng tăng lên cho thấy Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh đã dần dần chuyển dịch cơ cấu giới tính theo hướng thực hiện tốt quyền bình đẳng giới, góp phần thúc đẩy sự phát triển hài hòa đối với đơn vị, ngành và toàn xã hội.

Biểu đồ 4.3. Số CCVC biến động theo giới tính của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh từ 2014 - 2016

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh (2017) Nhìn vào biểu đồ 4.3 ta thấy rằng số lượng CCVC là nam chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số CCVC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, số lượng CCVC là nam giới ngày càng giảm, còn số lượng CCVC là nữ giới ngày càng tăng lên.

c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức viên chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh

Theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ CCVC được chia ra làm 6 nhóm:

Nhóm CCVC có trình độ tiến sĩ, nhóm CCVC có trình độ thạc sĩ, nhóm CCVC có trình độ đại học, nhóm CCVC có trình độ cao đẳng, nhóm CCVC có trình độ trung cấp và nhóm còn lại.

213 210 207

83 98

118

0 50 100 150 200 250

Năm 2014 Năm2015 Năm2016

Nam Nữ người

Bảng 4.4. Số lượng CCVC và lao động Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh phân theo trình độ đào tạo

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh mức độ tăng giảm

(%) Số

lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ

(%) 15/14 16/15

Tiến sĩ 2 0,68 2 0,65 3 0,92 0 50

Thạc sĩ 63 21,28 78 25,32 103 31,69 123,8 32,1

Đại học 222 75 204 66,23 196 60,31 (8,11) (3,92)

Cao đẳng 4 1,35 2 0,65 2 0,62 (50) 0

Trung cấp 3 1,01 22 7,14 21 6,46 633 (4,55)

LĐPT 2 0,68 0 0 0 0 (100) -

Tổng 296 100 308 100 325 100 4,05 5,52

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh (2017) Trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ CCVC Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2014 - 2016 được thể hiện qua Bảng 4.4.

Qua số liệu cho thấy trình độ của đội ngũ CCVC ngày càng được nâng cao và tỷ trọng nhóm CCVC đạt trình độ từ đại học trở lên tương đối lớn. Năm 2014, số tiến sĩ và TSKH là 2 người chiếm tỷ trọng 0,68% trong tổng số CCVC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh, đến năm 2016 đã tăng thêm 1 người tương ứng với tỷ lệ tăng là 50% và nhóm CCVC này chiếm 0,92% trong tổng số CCVC trong toàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh. Năm 2014, số CCVC có trình độ thạc sỹ là 63 người chiếm tỷ trọng 21,28% trong tổng số CCVC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh, đến năm 2015 số thạc sĩ tăng lên 78 người, tương ứng tăng 23,8% so với năm 2014, và CCVC nhóm này chiếm tỷ trọng 25,32% trong tổng số CCVC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh. Đến năm 2016, số lượng CCVC nhóm này tiếp tục tăng lên đạt con số 103 người, tương ứng tăng 32,1% so với năm 2015, và CCVC nhóm này chiếm tỷ trọng 31,69% trong tổng số CCVC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh. Năm 2014, số CCVC có trình độ đại học là 222 người chiếm tỷ trọng 75% trong tổng số CCVC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh, đến năm 2015 số CCVC có trình độ đại họcgiảm xuống còn 204 người, tương ứng giảm 8,11% so với năm 2014, và CCVC nhóm này chiếm tỷ trọng 66,23% trong tổng số CCVC của Sở

Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh. Đến năm 2016, số lượng CCVC nhóm này tiếp tục giảm xuốngcòn 196 người, tương ứng giảm3,92% so với năm 2015, và tỷ trọng CCVC nhóm này đã giảm xuống chỉ chiếm 60,31% trong tổng số CCVC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh. Nguyên nhân nhóm CCVC nhóm này giảm xuống, nhóm CCVC trình độ thạc sỹ tăng lên qua các năm là do một số CCVC trình độ đại học đã đi học cao học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Còn lại là đội ngũ CCVC trình độ cao đẳng và trung cấp rất ít, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số CCVC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh, chỉ chiếm tỷ trọng dưới 10% trong tổng số CCVC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh. Năm 2015 số CCVC trình độ trung cấp tăng lên đáng kể từ 3 người tăng lên 22 người là do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh đã tuyển dụng thêm số lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 đối với các vị trí lái xe, tạp vụ, bảo vệ và số lượng lao động phổ thông học lên.

Biểu đồ 4.4. Số CCVC biến động theo trình độ đào tạo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh từ 2014 - 2016

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh (2017) Nhìn vào biểu đồ 4.4 ta thấy đội ngũ CCVC Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh có trình độ đại học chiếm đa số trong tổng số CCVC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên Số lượng CCVC trình độ đại học giảm qua các năm, còn số lượng CCVC trình độ thạc sỹ tăng nhanh qua các năm.

2

63

222

4 3 2

2

78

204

2

22 3 0

103

196

2

21 0 0

50 100 150 200 250

Tiến sĩ và

TSKH Thạc sĩ Đại học Cao Đẳng Trung cấp Còn lại

Năm 2014 Năm2015 Năm2016 người

Như vậy ta thấy rằng trình độ của đội ngũ CCVC ngày càng được tăng lên.

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CCVC Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh ngày càng được hoàn thiện theo hướng đáp ứng đúng tiêu chuẩn đối với từng vị trí, chức danh nghề nghiệp và trong những năm gần đây đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Đạt được kết quả này là nhờ trong giai đoạn trước đó, đơn vị đã chú trọng công tác đào tạo, khuyến khích CBCC tham gia các lớp học trong và ngoài giờ hành chính.

Tuy vậy, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ CCVC vẫn chưa đồng đều, những người tốt nghiệp hệ tại chức được đào tạo nhiều ngành học khác nhau, thậm chí có những ngành học không liên quan gì mấy đến hoạt động nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh, vì vậy khi ứng dụng vào thực tiễn vẫn còn một số hạn chế nhất định, hiệu suất, chất lượng công tác chưa cao. Do yêu cầu công việc, để thích nghi và đảm nhiệm được công việc được giao đòi hỏi những CCVC này phải chủ động tự học, tự nghiên cứu tham gia các lớp tập huấn của ngành mới đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Bảng 4.5. Số lượng CCVC và lao động Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh phân theo chuyên ngành

Chỉ tiêu

Năm 2014 (người)

Năm 2015 (người)

Năm 2016 (người)

So sánh mức độ tăng giảm (%) 15/14 16/15

I.

Kỹ thuật

1. Trồng trọt 78 78 81 0 3,85

2. Chăn nuôi thú y 65 67 70 3,08 4,48

3. Nuôi trồng thủy sản 32 34 36 6,25 5,88

4. Thủy lợi 12 12 14 0 16,67

Tổng 187 191 201 2,14 5,24

II.

Kinh tế

1. Quản trị kinh doanh 24 26 27 8,33 3,85

2. Quản lý kinh tế 28 28 29 0 3,57

3. Kế toán 16 18 20 12.5 11,11

4. Kinh tế nông nghiệp 35 39 41 11,43 5,13

5. Tài chính ngân hàng 6 6 7 0 16,67

Tổng 109 117 124 7,34 5,98

Tổng cộng 296 308 325 4,05 5,52

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh (2017) Theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng các CCVC Sở Nông nghiệp và

PTNT tỉnh Bắc Ninh được đào tạo từ các ngành như trồng trọt, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản, thủy lợi, quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế, kế toán, kinh tế nông nghiệp, tài chính ngân hàng. Trong đó các CCVC ngành kỹ thuật chủ yếu được đào tạo chuyên ngành trồng trọt và chăn nuôi thú y. CCVC ngành kinh tế được đào tạo chủ yếu là chuyên ngành kinh tế nông nghiệp. Như vậy ta thấy rằng vẫn còn một bộ phận CCVC được tuyển dụng vào Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh không phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Tỉnh Bắc Ninh là tỉnh không giáp biển, hệ thống sông để nuôi trồng thủy sản cũng rất hạn chế vì vậy Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh chỉ cần một lượng nhỏ CCVC chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên số lượng CCVC chuyên ngành nuôi trồng thủy sản lại được tuyển dụng tương đối nhiều. Năm 2014 là 32 người, năm 2015 là 34 người, năm 2016 là 36 người. Tương tự như với ngành kinh tế, chỉ có CCVC chuyên ngành kinh tế nông nghiệp mới phù hợp với công việc của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh ngoài tuyển dụng những CCVC chuyên ngành kinh tế nông nghiệp thì những CCVC chuyên ngành khác như quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế, kế toán, tài chính ngân hàng cũng được tuyển dụng vào với số lượng khá lớn chiếm đến 3/4 số CCVC ngành kinh tế. Điều này cho thấy rằng còn rất nhiều CCVC trong Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh làm việc không đúng chuyên ngành đào tạo, làm giảm hiệu quả lao động của đội ngũ NNL trong Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh.

d) Trình độ lý luận chính trị của công chức viên chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh

Trong bất kỳ lĩnh vực nào người CCVCđòi hỏi cần có những phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống chuẩn mực, không bị dao động, tha hóa bởi cám dỗ của đồng tiền. Do vậy, trong suốt thời gian qua và cả thời gian đến, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống cho đội ngũ CCVC Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cấp ủy đảng và lãnh đạo chuyên môn.

Trong đội ngũ CCVC, đảng viên, đặc biệt là công chức lãnh đạo thì trình độ chính trị phần nào phản ánh sự nhận thức, sự lĩnh hội các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để lãnh đạo, quản lý đơn vị mình đi đúng hướng, lãnh đạo CCVC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trên tinh thần đó, trong thời gian vừa qua, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh đã rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý luận

chính trị cho đội ngũ công chức lãnh đạo và công chức thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo. Nhờ vậy, số lượng đội ngũ CCVC được đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị ngày càng tăng, thể hiện ở Bảng 4.5.

Bảng 4.6. Trình độ Lý luận chính trị đội ngũ CCVC

của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016 Chỉ tiêu Năm 2014

(người)

Năm 2015 (người)

Năm 2016 (người)

So sánh(%) 15/14 16/15

CN,CC 7 9 12 28,57 33,33

Trung cấp 75 92 81 22,67 (12)

Sơ cấp 214 169 232 (21,03) 37,28

Tổng số 296 308 325 4,05 5,52

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh (2017) Qua số liệu cho thấy, trình độ lý luận chính trị của CCVCcủa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2014 – 2016 đã gia tăng đáng kể qua các năm. Năm 2015 số CCVC có trình độ CN,CC tăng 28,57% so với năm 2014, năm 2016 số CCVC trình độ này tăng 33,33% so với năm 2015. Năm 2015 số CCVC trình độ trung cấp tăng 22,67% so với năm 2014, đến năm 2016 thì số CCVC trình độ này lại giảm với tỷ lệ giảm là 12%. Nguyên nhân giảm là do một số CCVC trình độ trung cấp đã được cử đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao lên trình độ CN và CC và một số CCVC đến tuổi nghỉ hưu. Hầu hết công chức lãnh đạo từ phó phòng, phó trung tâm, phó ban trở lên đều có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; hầu hết các công chức lãnh đạo từ Trưởng phòng, Trưởng ban, Trưởng trung tâm, Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh đều có trình độ cao cấp lý luận chính trị trở lên. Tuy nhiên, do quá trình và hình thức đào tạo, bồi dưỡng của các thời kỳ có khác nhau, điều kiện học tập của CCVC cũng khác nhau nên chất lượng trình độ lý luận chính trị không đồng đều.

Một số ít công chức lãnh đạo được đào tạo trong thời kỳ bao cấp, hoặc giai đoạn trước đổi mới, chưa được cập nhật kiến thức kịp thời nên nhận thức về lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay một số mặt còn hạn chế..

e) Trình độ tin học, ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ công chức viên chức

Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, hầu hết các hoạt động nghiệp vụ đã được công

nghệ hóa qua các chương trình tin học ứng dụng, ngoài ra CCVC Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh còn sử dụng các công cụ công nghệ thông tin, các chương trình tiện ích như: Internet, thư điện tử (Email), diễn đàn nghiệp vụ (forum)…của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh để truy cập, trao đổi và cung cấp thông tin phục vụ công tác. Do vậy việc trang bị kiến thức về tin học cho đội ngũ CCVC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là số CCVC đã lớn tuổi, là một trong những yêu cầu hết sức cấp thiết để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Bảng 4.7. Trình độ công nghệ thông tin đội ngũ CCVC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu Năm 2014 (người)

Năm 2015 (người)

Năm 2016 (người)

So sánh mức độ tăng giảm (%) 15/14 16/15

1. Đại học 7 9 12 28,57 33,33

2.CĐ, Trung cấp 5 4 4 (20) 0

3.Tin học căn bản 284 295 309 3,87 4,75

Tổng số 296 308 325 4,05 5,52

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh (2017) Trình độ tin học của đội ngũ CCVC giai đoạn 2014- 2016 thể hiện ở Bảng 4.7. Qua số liệu cho thấy, số lượng CCVC có trình độ tin học căn bản chiếm tỉ trọng khá cao (trên 95% tổng số CCVC). Số CCVC có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp công nghệ thông tin chủ yếu được bố trí ở phòng Tin học của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh. Còn lại hầu hết CCVC làm ở bộ phận khác đều có trình độ tin học căn bản (trình độ A) trở lên. Tuy vậy, trình độ tin học của đội ngũ CCVC Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh vẫn còn một số hạn chế, phần lớn CCVC phải tự chủ động tìm đến các Trung tâm Tin học để học ngoài giờ hành chính, còn việc cơ quan tự tổ chức đào tạo tin học tuy có đề ra trong chương trình công tác hàng năm song việc tổ chức chưa đều đặn và chưa cập nhật thường xuyên. Đối với CCVC lớn tuổi, việc học tin học càng khó khăn hơn, đa số chỉ tiếp thu một cách máy móc, thụ động nên khi ứng dụng vào thực tế công việc hàng ngày thường gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Đối với việc ứng dụng các chương trình tin học phục vụ nghiệp vụ, hầu hết CCVCđều được tập huấn rất kỹ lưỡng, bài bản, đa số đều tiếp thu tốt, thực hành ứng dụng ngay vào quá trình thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều CCVC áp dụng, thao tác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)