Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tiên du bắc ninh (Trang 44 - 48)

- Số liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập bằng phương pháp tổng hợp tài liệu.

- Các số liệu cần thiết và nguồn số liệu thu thập:

+ Agribank: Các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh và phương hướng hoạt động qua các năm, hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện của Agribank chi nhánh huyện Tiên Du .

+ Thư viện, Website: Các kết quả đã được công bố trong các nghiên cứu, báo cáo, Nghị quyết, tạp chí, các báo cáo, nghiên cứu có liên quan, vv.

3.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia với các câu hỏi mở. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp giúp tác giả trực tiếp tiếp

cận với các đối tượng được phỏng vấn để thu thập các thông tin, các nhận định thực tế về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh nhằm đưa ra các kết luận chính xác, thực chất về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh.

Vì vậy, tác giả đã lựa chọn thành phần tham gia cho cuộc phỏng vấn là các lãnh đạo và các nhân viên tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh bởi vì đối tượng này là người thực hiện các quy trình nghiệp vụ họ biết đặc điểm của khách hàng để xác định cụ thể nơi mà các rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Bảng 3.4: Đối tƣợng phỏng vấn

Tên của nhóm Số người được phỏng vấn

Lãnh đạo Agribank huyện Tiên Du 03

Cán bộ tín dụng Agribank huyện Tiên Du 09

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính nên các thông tin thu được từ các đối tượng phỏng vấn là rất đa dạng. Tuy nhiên để đảm bảo mục tiêu của nghiên cứu, khi phỏng vấn sẽ sử dụng hệ thống câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi tập trung đến các nhân tố trong công tác quản trị rủi ro tín dụng như mô hình nghiên cứu đã đề xuất ở trên.

Thời gian: Bắt đầu từ ngày 15/12/2015 đến 15/3/2016, với nội dung cuộc phỏng vấn (xem phu ̣ lu ̣c).

3.2.2. Phương pháp phân tích

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình cho vay doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du.

3.2.2.2. Phương pháp thống kê so sánh

So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu (cụ thể so sánh các chỉ tiêu, số liệu của năm sau

so với năm trước, kỳ sau so với kỳ trước…), từ đó giúp ta tổng hợp được những cái chung, tách ra được những nét riêng của chỉ tiêu được so sánh. Trên cơ sở đó có thể đánh giá được một cách khách quan thực trạng cũng như nhu cầu của khách hàng để từ đó đưa ra cách giải quyết, các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả tối ưu.

3.2.2.3. Phương pháp chuyên gia

Trong nghiên cứu đã thu thập những ý kiến nhận xét của các cán bộ lãnh đạo và các cán bộ làm tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh, các cán bộ trong Chi nhánh đã cho ý kiến về tình hình quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh để thực hiện luận văn một cách khoa học và hoàn thiện nhất.

3.2.3. Chỉ tiêu chủ yếu dùng trong phân tích 1) Dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó Ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản mà Ngân hàng cần phải thu về.

Dư nợ cho vay có thể đánh giá được quy mô cho vay, dư nợ càng cao thì quy mô cho vay càng lớn. Thông qua chỉ tiêu dư nợ có thể biết được dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng dư nợ của Ngân hàng.

2) Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền Ngân hàng thực hiện cho vay với khách hàng trong một kỳ, phản ánh khái quát tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng trong một thời kỳ nhất định.

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về doanh số cho vay phản ánh quy mô cho vay đối với nền kinh tế của Ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh chính xác hoạt động cho vay doanh nghiệp qua các năm. Khi so sánh chỉ tiêu này qua các thời kỳ ta sẽ thấy được phần nào xu thế của hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp và cho biết doanh số cho vay doanh nghiệp năm nay tăng so với năm trước là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên tức là số tiền NHTM đã cho vay qua các năm đối với doanh nghiệp đã tăng lên và cũng đồng nghĩa hoạt động cho vay doanh nghiệp đang được mở rộng.

3) Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là số tiền gốc hoặc lãi của khoản vay, các khoản phí , lệ phí khác đã phát sinh nhưng chưa được trả sau ngày đến hạn phải trả..

Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn 4) Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại Ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ 5) Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc sử dụng Dự phòng rủi ro là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả hoặc do giải thể, phá sản, chết, mất tích.

Dự phòng RRTD được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm:

- Dự phòng cụ thể: bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay

- Dự phòng chung: bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng. Các chỉ số thể hiện dự phòng rủi ro tín dụng:

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập/

Tổng dư nợ cho kì báo cáo

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tiên du bắc ninh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)