Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tiên du bắc ninh (Trang 73 - 76)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.2. Đánh giá việc quản trị rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện Tiên

4.2.1. Kết quả đạt được

Trong quản trị rủi ro tín dụng, bất kỳ một ngân hàng nào cũng phải quan

tâm thích đáng đến rủi ro tín dụng như là một nguyên nhân cơ bản gây ra phá sản ngân hàng. Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh ý thức được như thế, đã và đang xây dựng “văn hoá tín dụng” lành mạnh với chương trình quản trị rủi ro tín dụng hướng theo chuẩn mực quốc tế. Quan điểm mở rộng tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng luân được quán triệt. Do đó có thể thấy trong những năm vừa qua, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng đạt một số kết quả đáng kể sau:

- Chuẩn hóa hệ thống xếp hạng khách hàng: Hệ thống xếp hạng tín dụng đang ngày càng trở nên quan trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Với một số lượng lớn các khách hàng vay vốn thì xếp hạng khách hàng là một công cụ phục vụ đắc lực trong quản trị rủi ro tín dụng.

Về vấn đề này, tác giả đã phỏng vấn Bà Nguyễn Ngọc Bích Phó phòng KHKD Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh.

Hộp 1: Trả lời phỏng vấn của Bà Nguyễn Ngọc Bích về những kết quả đạt được trong công tác xếp hạng khách hàng.

Hệ thống xếp hạng khách hàng đã từng bước được hoàn thiện, kết quả chẩm điểm, xếp hạng khách hàng đã thể hiện tương đối chính xác so với tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của khách hàng, đồng thời logic với khả năng trả nợ thực tế của khách hàng.

Kết quả chẩm điểm, xếp hạng khách hàng được dùng làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách khách hàng, đồng thời là căn cứ để phân loại nợ theo Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR đáp ứng được các yêu cầu của phân loại nợ theo Điều 7 quyết định 493 và yêu cầu của công tác quản trị rủi ro, dần phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc thực hiện thành công việc xếp hạng tín dụng và phân loại nợ theo Điều 7 quyết định 493 đối với khách hàng là doanh nghiệp, hộ gia đình/cá nhân có dư nợ trên 500 triệu là bằng chứng khẳng định Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh nói riêng đã tiếp cận với phương thức hoạt động ngân hàng hiện đại, dần xóa bỏ quan niệm và cách đánh giá khách hàng một cách phiến diện và cảm tính như trước đây.

Ý thức trách nhiệm của chi nhánh trong chấm điểm, xếp hạng khách hàng từng bước được nâng lên rõ rệt.

Từ những lợi ích đem lại như trên, hệ thống XHTD đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh.

Nguồn: Tác giả tự thu thập, (2016)

- Thẩm định cho vay thực hiện đúng quy trình: Nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ngay từ đầu, chi nhánh đã xem việc thực hiện quy trình thẩm định cho vay là khâu quan trọng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh rủi ro do chủ quan. Xuất phát từ quá trình trên, Agribank chi nhánh huyện Tiên Du đã đánh giá kịp thời, đầy đủ, chính xác công tác tín dụng tại ngân hàng để chủ động quản trị rủi ro, bố trí lại cán bộ tín dụng. Chất lượng thẩm định hồ sơ cho vay được thể hiện trong Bảng 4.15: Chất lượng thẩm định hồ sơ vay vốn

Bảng 4.15: Chất lƣợng thẩm định hồ sơ vay vốn

Khoản mục

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số khách

hàng

Dƣ nợ (Tr.đồng)

Tỷ lệ (%)

Số khách

hàng

Dƣ nợ (Tr.đồng)

Tỷ lệ (%)

Số khách

hàng

Dƣ nợ (Tr.đồng)

Tỷ lệ (%) Số hồ sơ đã

cho vay 348 87.000 100 387 96,750 100 485 121,250 100 Số hồ sơ vay

vốn trong hạn

310 75.340 89.08 362 88.526 93.5 452 114.581 93.20 Số hồ sơ vay

vốn quá hạn 38 11.660 10.92 25 8.224 6.5 33 6.669 6.80 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh - Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh

- Việc kiểm tra, giám sát cơ bản được thực hiện thường xuyên

Về vấn đề này, tác giả đã phỏng vấn Bà Nguyễn Thị Thu Nga Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh.

Hộp 2: Trả lời phỏng vấn của Bà Nguyễn Thị Thu Nga về những kết quả đạt được trong công tác kiểm tra, giám sát.

- Việc kiểm tra giám sát của chi nhánh đã được thực hiện theo định kỳ.

- Định kỳ hàng tháng phòng hoạch kinh doanh đều lập kế hoạch chọn mẫu để kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng hiện vẫn đang còn dư nợ tại chi nhánh.

- Việc kiểm tra, giám sát thường xuyên đã giúp chi nhánh phát hiện và hạn chế được những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra việc kiểm tra, giám sát thường xuyên còn giúp ban lãnh đạo chi nhánh nắm bắt được tình hình cho vay của toàn chi nhánh và từ đó đưa ra các mục tiêu cụ thể phù hợp với tình hình hoạt động của chi nhánh.

Nguồn: Tác giả tự thu thập, (2016)

- Thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu được thực hiện khá tốt

Về vấn đề này, tác giả đã phỏng vấn Bà Nguyễn Thị Hiên Trưởng phòng KHKD-Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh.

Hộp 3: Trả lời phỏng vấn của Bà Nguyễn Thị Hiên về kết quả thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu.

Trong những năm qua chi nhánh đã rất nỗ lực trong việc thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu. Kết quả thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu đều được thực hiện theo đúng kế hoạch của chi nhánh đề ra, tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu luôn ở mức kiểm soát được.

Việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu được Ban lãnh đạo đặc biệt chú trọng. Định kỳ, từng cán bộ tín dụng phải báo cáo tình hình cụ thể và kế hoach thu hồi nợ của từng khoản nợ quá hạn, nợ xấu lên Ban giám đốc để Ban giám đốc nắm bắt kịp thời, phối hợp cùng các phòng, cán bộ liên quan xử lý.

Nguồn: Tác giả tự thu thập, (2016) - Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng tỷ lệ quy định.

Với mục tiêu nâng cao tính an toàn trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro từ rủi ro từ nguồn lợi nhuận hàng năm. Số trích lập quỹ dự phòng rủi ro liên tục tăng qua các năm, tăng tính an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Trong những năm qua nhằm làm sạch bảng cân đối tài sản, Chi nhánh đã chủ động sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của mình để xử lý nợ, Chi nhánh đã chủ động sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của mình để xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại bảng đối với các khoản nợ đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước. Tính đến thời điểm 31/12/2015, Chi nhánh đã sử dụng 1.2 tỷ đồng để xử lý rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tiên du bắc ninh (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)