Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tiên du bắc ninh (Trang 80 - 83)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.2. Đánh giá việc quản trị rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện Tiên

4.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế

4.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

- Chất lượng của công tác công tác xếp hạng tín dụng đầy đủ. Hiện tại ngân hàng vẫn dựa chủ yếu vào thông tin chính thống từ NHNN và Trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN&PTNT Việt Nam. Hiệu quả thu thập thông tin của NH còn nhiều hạn chế do thông tin thu thập được chưa hệ thống, chưa được qua thẩm định, xác minh, chưa phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp. Số liệu thường do chính khách hàng cung cấp, thông tin, báo cáo có độ tin cậy thấp, có thể sai lệch.

- Chất lượng thẩm định chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của chi nhánh. Do khối lượng công việc nhiều và phải giải quyết nhiều hồ sơ vay vốn của khách hàng một cách nhanh chóng nên cán bộ ngân hàng chưa tuân thủ đúng quy trình thẩm định cho vay cũng như không đánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay, cho vay khống, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực. Thực tế tại Agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh, mỗi cán bộ tín dụng phải phụ trách số lượng hồ sơ khá nhiều, áp lực phải phục vụ khách hàng nhanh chóng, làm hài lòng khách hàng, nên việc sai sót trong khi cho vay là điều không tránh khỏi. Cán bộ tín dụng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh. Khi cho vay cán bộ không thực hiện đúng quy trình cho vay, bỏ qua các bước cần thiết, như thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, xâm tiêu khi giải ngân hay thu nợ... Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên rủi ro tín dụng. Ngoài ra, nhân viên tín dụng bị cuốn vào việc ưu tiên giải quyết các hồ sơ mới đế có doanh số, một

phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà ngân hàng yêu cầu.

- Việc kiểm tra giám sát khoản vay chưa thường xuyên, kịp thời. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiên một các lỏng lẻo trong nội bộ ngân hàng. Kiểm soát nội bộ là xem xét, đối chiếu và đánh giá tính tuân thủ của các hoạt động, nghiệp vụ, quyết định, chính sách…so với luật và các qui định của cơ quan quản lý nhà nước. Trong thời gian qua, hoạt động kiểm tra nội bộ của Chi nhánh huyện Tiên Du chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nguyên nhân nằm trong kế hoạch chỉ đạo hành động kiểm soát nội bộ từ Ban điều hành NHNN&PTNT chưa đủ mạnh, thứ hai là do thiếu nhân sự có đủ trình độ để làm công tác kiểm soát nội bộ.

- Công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu chưa thực sự hiệu quả. Agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh đã thành lập Ban xử lý nợ quá hạnh nợ xấu tại chi nhánh để hỗ trợ trong việc xử lý thu hồi nợ. Tuy nhiên việc xử lý thu hồi nợ tại Agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh chưa triệt để đã dễn đến 2 vấn đề: Một là, khi xảy ra nợ xấu, có xu hướng chờ xử lý rủi ro. Hai là nợ xấu vẫn tiếp tục tăng trong khi trách nhiệm của cán bộ trong việc thu hồi nợ hoặc kiểm soát không để xảy ra nợ xấu vẫn còn chưa được rõ ràng.

- Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa được thực hiện đúng theo quy định. Công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh được thực hiện theo quy định của Ngân hàng nhà nước, tuy nhiên căn cứ vào tình hình tài chính của chi nhánh tại các thời điểm mà chi nhánh sẽ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sao cho phù hợp. Khoản trích lập dự rủi ro tín dụng còn phải trích lập chi nhánh sẽ thực hiện trích lập bổ sung vào các quý tiếp theo.

4.2.3.2. Nguyên nhân từ những yếu tố khách quan bên ngoài

- Do môi trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn thiếu nhiều sơ hở dẫn tới không kiểm soát được các hiện tượng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng. Chính sách Nhà nước chậm thay đổi hoặc chưa phù hợp với tình hình phát triển đất nước. Sự thay đổi về luật kinh tế trong nước hoặc ở những nước mà nhập khẩu khẩu mặt hàng của doanh nghiệp khiến phải huỷ bỏ hợp đồng dẫn tới mất thị trường tiêu thụ, giảm sản lượng… khiến cho doanh nghiệp không có khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

- Việc cung cấp thông tin về hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng chưa được công bố rộng rãi và thường xuyên: Định kỳ hàng tháng, hàng quý các NHTM phải lập các báo cáo tín dụng gửi về NHNN tại mỗi tỉnh, thành phố như:

báo cáo dư nợ theo ngành nghề kinh tế, dư nợ cho vay doanh nghiệp, dư nợ cho vay có tài sản đảm, tình hình nợ xấu…

- Trung tâm thông tin tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu của các NHTM: Trung tâm thông tin tín dụng được thành lập nhằm cung cấp thông tin tín dụng cho các TCTD thành viên về doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại các TCTD nhưng trên thực tế thời gian qua, CIC chỉ dừng lại ở việc thống kê các thông tin về báo cáo tài chính, một số thông tin về pháp lý như thành viên sáng lập, các chức danh quản lý chính của doanh nghiệp, tình hình dư nợ, tài sản đảm bảo thế chấp tại các TCTD mà doanh nghiệp đang có quan hệ.

- Do sự biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng…làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Do rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn…gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh.

Đặc điểm nổi bật của Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Tiên Du là hướng tới nhóm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp. Nhóm ngành nghề này lại rất nhạy cảm với sự thay đổi theo hướng tiêu cực của thị trường và dịch bệnh. Đặc biệt, trong những năm vừa qua, tình hình dịch bệnh gây những tổn thất nặng nề cho các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm gây ra những tổn thất

nặng nề về kinh tế. Trên địa bàn huyện, đa phần các hộ gia đình, các doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh để chăn nuôi, kinh doanh cây cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thị trường kinh doanh cây cảnh giảm sút nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ vay. Chi nhánh buộc phải gia hạn thời gian trả nợ hay cho vay tiếp để khách hàng vay có nguồn trả nợ.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tiên du bắc ninh (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)