Thực trạng việc tổ chức thu hồi nợ vay và xử lý khoản vay có dấu hiệu bất thường

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tiên du bắc ninh (Trang 58 - 63)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc

4.1.3. Thực trạng việc tổ chức thu hồi nợ vay và xử lý khoản vay có dấu hiệu bất thường

4.1.3.1. Theo dõi, thông báo nợ gốc, lãi đến hạn.

- Căn cứ Hợp đồng tín dụng và thông tin trên hệ thống, Người quản lý khoản vay thường xuyên theo dõi nợ đến hạn; hàng tháng lập danh sách nợ đến hạn, chủ động đánh giá khả năng trả nợ thực tế của khách hàng.

- Người quản lý khoản vay thông báo nợ (gốc, lãi và phí) đến hạn cho khách hàng tối thiểu trước 05 (năm) ngày làm việc. Việc thông báo nợ đến hạn có thể bằng văn bản, bằng điện thoại, email hoặc các hình thức thông báo khác.

- Trường hợp xác định được dòng tiền (nguồn thu) từ khoản nợ cụ thể hoặc nguồn thu của Dự án vượt dự kiến, Người quản lý khoản vay đề nghị khách hàng trả nợ cho HĐTD cụ thể hoặc đề nghị thu nợ trước hạn theo thỏa thuận tại HĐTD.

- Trường hợp nhận thấy khách hàng không có khả năng trả nợ đủ và đúng hạn, tùy thuộc vào nguyên nhân và tình hình thực tế, Người quản lý khoản vay đề xuất biện pháp thích hợp để cấp có thẩm quyền phê duyệt (áp dụng ngay các biện pháp xử lý đối với khoản nợ có dấu hiệu rủi ro, xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ).

4.1.3.2. Đôn đốc trả nợ.

- Người quản lý khoản vay chịu trách nhiệm đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, liên lạc với khách hàng để tìm hiểu khả năng và dự định trả nợ của khách hàng vào ngày đến hạn.

- Người quản lý khoản vay nắm bắt các nguồn thu của khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi, các nguồn thu khác để chủ động đôn đốc, thu nợ đến hạn, nợ phải thu hồi trước hạn, nợ quá hạn, nợ ngoại bảng. Thông qua Bảng 4.7: Kết quả thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu ta có thể thấy được kết quả thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh:

So sánh giữa kế hoạch và tình hình thực hiện việc quản lý các khoản nợ quá hạn của Chi nhánh, có thể thấy chi nhánh đã rất nỗ lực trong việc thực hiện kế hoạch thu hồi nợ. Số liệu thực hiện được cho thấy việc thu hồi nợ đã được chi nhánh thực hiện vượt so với kế hoạch đề ra.

Bảng 4.7: Kết quả thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu

ĐVT: Triệu đồng; %

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015

Thực hiện

Kế

hoạch Tỷ lệ Thực hiện Kế

hoạch Tỷ lệ Phân theo nhóm nợ

Nợ nhóm 2 27.698 28.000 98.9 309.090 315.000 98.1

Nợ nhóm 3 18.710 18.950 98.7 16.877 17.000 99.3

Nợ nhóm 4 8.560 9.000 95.1 33.133 34.350 96.5

Nợ nhóm 5 22.125 22.500 98.3 22.023 22.150 99.4

Phân theo kỳ hạn

Nợ QH ngắn hạn 9.751 10.000 97.5 11.202 11.500 97.4 Nợ QH trung và dài hạn 39.644 40.000 99.1 60.831 60.500 100.5 Phân theo đối tƣợng cho vay

Doanh nghiệp 44.969 45.000 99.9 23.118 24.150 95.7

Gia đình 4.426 5.000 88.5 43.001 44.120 97.5

Tổng nợ quá hạn 49.395 50.000 98.8 66.119 68.270 96.8 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh - Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh 4.1.3.3. Rà soát, phát hiện dấu hiệu các khoản nợ có dấu hiệu bất thường

Người quản lý khoản vay rà soát, phát hiện các dấu hiệu các khoản nợ có vấn đề thông qua việc phân loại nợ, kiểm tra các báo cáo và thông tin thu thập được, tiếp xúc với khách hàng hoặc thông qua các nguồn thông tin khác. Việc thực hiện rà soát các khoản nợ có dấu hiệu bất thường được phản ánh qua Bảng 4.8: Tình hình rà soát các khoản vay có dấu hiệu bất thường.

a) Các dấu hiệu từ phía khách hàng:

- Dấu hiệu từ tình hình tài chính.

- Dấu hiệu từ hoạt động kinh doanh.

- Dấu hiệu từ giao dịch ngân hàng.

- Dấu hiệu liên quan đến quản trị doanh nghiệp.

b) Các dấu hiệu liên quan đến quản lý tín dụng:

- Dấu hiệu từ hồ sơ khoản nợ.

- Dấu hiệu liên quan đến công tác quản lý tín dụng.

- Dấu hiệu phát hiện qua các đoàn kiểm tra nội ngành ngân hàng.

c) Dấu hiệu phát hiện từ các cơ quan pháp luật, cơ quan chủ quản, kiểm toán và phương tiện thông tin đại chúng…

Bảng 4.8: Tình hình rà soát các khoản vay có dấu hiệu bất thường

CHỈ TIÊU

2013 2014 2015

Số lƣợng

(hợp đồng)

Dƣ nợ (Tr.đồng)

Số lƣợng

(hợp đồng)

Dƣ nợ (Tr.đồng)

Số lƣợng

(hợp đồng)

Dƣ nợ (Tr.đồng) 1. Tổng số hợp đồng

cho vay đƣợc rà soát

2.344 479.696

2.662 709.805 2.923 844.642 Hợp đồng cho vay khách

hàng Doanh nghiệp

118 110.330

132 188.098

125 228.053 Hợp đồng cho vay hộ gia

đình, cá nhân

2.226 369.366

2.530 521.707

2.798 616.589 2. Số hợp đồng cho vay

có dấu hiệu bất thường 51 37,.20 63 56.240 74 68.428 Hợp đồng cho vay khách

hàng Doanh nghiệp 8 21.560 12 24.630 11 27.812 Hợp đồng cho vay hộ gia

đình, cá nhân 43 15.660 51 31.610 63 40.616 3. Tỷ lệ số HĐ cho vay

có dấu hiệu bất thường/

tổng HĐ rà soát (%)

2.18 7.76 2.37 7.92 2.53 8.10

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh - Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh 4.1.3.4. Các biện pháp tạm thời xử lý nợ có dấu hiệu bất thường

Tùy theo từng khoản vay, Người quản lý khoản vay chủ động triển khai các biện pháp như sau:

- Làm việc với khách hàng vay và bên bảo đảm (nếu có), yêu cầu khách hàng vay và các bên có liên quan khắc phục trong khoảng thời gian phù hợp nhưng không quá 02 (hai) tháng kể từ ngày yêu cầu, lập biên bản mỗi lần làm việc và lưu hồ sơ.

- Rà soát và củng cố hồ sơ, đảm bảo tính đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ cho vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay.

- Áp dụng các biện pháp tạm thời như: Kiểm soát chặt chẽ khoản vay, dòng tiền của khách hàng, chủ động thu nợ trước hạn (nếu HĐTD có thỏa thuận) xem

xét đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ (nếu đủ điều kiện) và các biện pháp xử lý khác thông qua kiểm tra, giám sát khoản vay.

Sơ đồ 4.4: Trình tự xử lý khoản vay có dấu hiệu bất thường Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 của Agribank

Kiểm tra thông tin liên quan đến khoản vay

Phát hiện dấu hiệu bất thường

Xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề

Không nghiêm trọng: gặp gỡ, đôn đốc khách hàng thực hiện theo điều khoản

cam kết trong hợp đồng

Nghiêm trọng: giám sát, đôn đốc khách hàng khắc

phục

Khách hàng tự khắc phục

Khách hàng không khắc phục: lập tờ trình và kế

hoạch xử lý nợ

Quyết định và xử lý nợ: gửi thu thông báo và xử

lý tài sản đảm bảo

Chuyển khoản nợ đó thành nợ quá hạn có, dấu

hiệu rủi ro

Quy trình, biện pháp quản trị rủi ro

Thu hồi được khoản vay

Chuyển khoản nợ đó thành nợ không có khả năng thu hồi, chờ xử lý

Đối với những khoản nợ có dấu hiệu bất thường thì trình tự xử lý khoản nợ đó được thực hiện qua sơ đồ Sơ đồ 4.4: Trình tự xử lý khoản vay có dấu hiệu bất thường. .

4.1.3.5. Lập báo cáo phân tích khoản nợ và triển khai, thực hiện phương án xử lý nợ có dấu hiệu bất thường

a) Lập báo cáo phân tích khoản nợ và xây dựng phương án xử lý.

- Người quản lý khoản vay phân tích thực trạng khoản nợ, nguyên nhân dẫn đến khoản nợ có vấn đề.

- Tùy theo thực trạng và nguyên nhân khoản nợ, Người quản lý khoản vay xây dựng phương án xử lý thích hợp như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay thêm với các điều kiện bổ sung tài sản, nguồn lực tài chính và chịu sự giám sát của Agribank nơi cho vay, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bán nợ, XLRR, khoanh nợ, xóa nợ, khởi kiện khách hàng theo quy định của pháp luật…

Việc phân tích các khoản nợ có dấu hiệu bất thường được phản ánh qua Bảng 4.9: Tình hình phân tích các khoản nợ có dấu hiệu bất thường tại Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh. Qua bảng số liệu cho thấy các khoản nợ không có khả năng trả nợ chiếm tỷ lệ tương đối cao

Bảng 4.9: Tình hình phân tích các khoản nợ có dấu hiệu bất thường

CHỈ TIÊU

2013 2014 2015

Số lƣợng

(hợp đồng)

Dƣ nợ (Tr.đồng)

Tỷ lệ (%)

Số lƣợng

(hợp đồng)

Dƣ nợ (Tr.đồng)

Tỷ lệ (%)

Số lƣợng

(hợp đồng)

Dƣ nợ (Tr.đồng)

Tỷ lệ (%)

Tổng số hợp đồng

cho vay 51 37.220 100 63 56.240 100 74 68.428 100 Hợp đồng

có khả năng trả

nợ 32 21.680 58.25 40 33.630 59.80 48 42.812 62.6 Hợp đồng

không có khả năng

trả nợ 19 15.540 41.75 23 22.610 40.20 26 25.616 37.4 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh - Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh

b)Triển khai, thực hiện phương án xử lý nợ có dấu hiệu bất thường.

Trên cơ sở phương án xử lý nợ có dấu hiệu bất thường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Người quản lý khoản vay tổ chức thực hiện và báo cáo định kỳ hàng tháng về kết quả xử lý.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Người quản lý khoản vay báo cáo cho lãnh đạo Phòng TD và Giám đốc Agribank nơi cho vay để có những biện pháp chỉ đạo kịp thời.

Lãnh đạo Phòng TD cùng Người quản lý khoản vay thực hiện, trường hợp đặc biệt có sự tham gia của lãnh đạo Agribank nơi cho vay.

Người quản lý khoản vay phải lập hồ sơ cập nhật, lưu giữ diễn biến xử lý khoản nợ; thường xuyên đề xuất các giải pháp xử lý nợ có vấn đề có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tiên du bắc ninh (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)