Tình hình đấu giá quyền sử dụng đất tại một số địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất tại một số dự án trên địa bàn huyện gia viễn tỉnh ninh bình (Trang 42 - 48)

2.3. Đấu giá quyền sử dụng đất ở Việt Nam

2.3.3. Tình hình đấu giá quyền sử dụng đất tại một số địa phương

Thực Kế hoạch số 75/KH-UBND, về đấu giá QSDĐ năm 2016, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở TN&MT và các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện đồng bộ các giải pháp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đấu giá. Theo kế hoạch, trong năm 2016, Thành phố dự kiến

thu hơn 3.050 tỷ đồng từ đấu giá đất, gồm các dự án từ 5.000 m2 trở lên thuộc Thành phố quản lý. Số còn lại là đất nhỏ lẻ, xen kẹt dưới 5.000 m2 do quận, huyện, thị xã quản lý.

Theo số liệu thống kê vừa công bố, sau 8 tháng triển khai kế hoạch bán đấu giá, trên toàn Thành phố đã có 15 đơn vị tổ chức đấu giá QSDĐ với diện tích đất 21,3ha, thu về 2.426 tỷ đồng, đạt 58% kế hoạch năm 2016. Để hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra, trong những tháng còn lại năm 2016, Thành phố yêu cầu các quận, huyện, thị xã và Sở, ngành liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ GPMB, xây dựng hạ tầng, hoàn thiện các thủ tục về giá khởi điểm, phương án đấu giá để tổ chức các phiên đấu giá sớm nhất.

Nhìn lại kết quả thực hiện bán đấu giá QSDĐ từ năm 2013 cho thấy, việc bán đấu giá QSDĐ trên địa bàn Thành phố luôn vượt kế hoạch đề ra. Thông tin từ Sở TN&MT Hà Nội cho biết, chỉ riêng năm 2015, đã có 22 quận, huyện, thị xã và Trung tâm Phát triển quỹ đất tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, với diện tích đất đấu giá đạt 18,9 ha, thu về cho ngân sách 3.398 tỷ đồng (đạt 128% kế hoạch).

Mặc dù công tác đấu giá QSDĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, trong khi thực hiện vẫn tồn nhiều khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB, xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại các khu đất đấu giá cần tháo gỡ trong thời gian tới.

Kết quả đấu giá của Thành phố Hà Nội từ năm 2012 đến năm 2016 như sau: Năm 2012, tổng dự án đấu giá 21 dự án, diện tích đấu giá là 34,93 ha, tổng số tiền thu cho ngân sách là 900 tỷ đồng. Năm 2013, tổng số dự án đấu giá 30 dự án, diện tích 12,4 ha, số tiền thu được cho ngân sách là 354 tỷ đồng. Năm 2014, tổng số dự án đấu giá 32 dự án, diện tích 18,38 ha. Số tiền thu được cho ngân sách là 2,989 tỷ đồng. Năm 2015, tổng số dự án 22 dự án, diện tích 18,90 ha, số tiền thu được cho ngân sách là 3,398 tỷ đồng. Năm 2016, tổng số dự án 15 dự án, diện tích 21,3 ha. Số tiền thu được cho ngân sách là 2,426 tỷ đồng.

2.3.3.2. Tình hình đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phố Hồ Chí Minh a. Cơ cấu tổ chức

* Đội ngũ đấu giá viên

Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 70 đấu giá viên đang hành nghề tại 29 tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp; các đấu giá viên đều có trình độ chuyên môn từ cử nhân trở lên thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, trong đó số

lượng đấu giá viên có chuyên môn về luật là 36/70 chiếm 51,43% số lượng đấu giá viên.

* Về tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp

- Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, được thành lập theo Quyết định số 7620/QĐ-UB ngày 18 tháng 12 năm 1997 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Ủy ban nhân dân thành phố bảo đảm về biên chế, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho Trung tâm theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp có thu. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên và thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định.

+ Về nhân sự: Trung tâm có 10 đấu giá viên (tất cả đấu giá viên đều có trình độ từ cử nhân luật trở lên) và 15 nhân viên khác.

+ Về cơ sở vật chất: Trung tâm có trụ sở mới xây tại số 19/5 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình; kho tài sản tại số 32 Lê Lai, phường 3, quận Gò Vấp và cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết khác đảm bảo tốt cho hoạt động bán đấu giá tài sản.

- Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản: 23 doanh nghiệp và 05 chi nhánh doanh nghiệp, trong đó có:

+ Về ngành nghề kinh doanh: có 06 doanh nghiệp và 02 chi nhánh doanh nghiệp bán đấu giá (chuyên doanh); 17 doanh nghiệp và 03 chi nhánh doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề có kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản.

+ Về hình thức doanh nghiệp: có 13 công ty cổ phần, 09 công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên, 01 công ty TNHH MTV; 04 chi nhánh công ty cổ phần chi và 01 chi nhánh công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên.

* Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện:

Có 24 Hội đồng bán đấu giá tài sản tại 24 quận – huyện. Hội đồng do Chủ tịch UBND Quận – Huyện quyết định thành lập để bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền của cơ quan cấp huyện trở xuống ra quyết định tịch thu theo quy định của pháp luật. Hội đồng có thành phần gồm đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết định tịch thu tài sản, Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng Tư pháp và đại diện cơ quan có liên quan.

* Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt

Trong 03 năm thi hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, trên địa bàn thành phố chưa có trường hợp nào phải thành lập Hội đồng bán đấu giá trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP.

b. Tình hình chuyển giao bán đấu giá quyền sử dụng đất

Thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 77/2011/QĐ-UBND ngày 05/12/2011 về giải thể Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất thành phố, Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất các quận, huyện và quy định về xử lý chuyển tiếp, cụ thể như sau:

- Giải thể các Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất thành phố và quận, huyện được thành lập theo Quyết định số 100/2002/QĐ-UB ngày 12/09/2002 của UBND thành phố về thành lập Hội đồng bán đấu giá quyền sử dụng đất và Quyết định số 76/2008/QĐ-UB ngày 27/10/2008 của UBND thành phố về phân cấp cho UBND các quận, huyện tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất.

- Trung tâm Phát triển quỹ đất hoặc UBND quận, huyện khi tổ chức thực hiện việc bán đấu giá quyền sử dụng các khu đất do UBND thành phố giao phải ký hợp đồng với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để thực hiện việc bán đấu giá quyền sử dụng đất.

- Quy định về xử lý một số vấn đề chuyển tiếp sau khi giải thể các Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất (UBND Thành phố Hồ Chí Minh, 2013).

2.3.3.3. Tình hình đấu giá quyền sử dụng đất tại tỉnh Ninh Bình

Kể từ khi được đưa vào thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản đã tạo sự bình đẳng giữa các tổ chức bán đấu giá tài sản, thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ bán đấu giá tài sản.

Xác định sự quan trọng của hoạt động bán đấu giá tài sản trong đời sống xã hội cũng như phát triển kinh tế. UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo Sở Tư pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá trên địa bàn tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các văn bản nhằm khuyến khích phát triển các tổ chức đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh.

UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh đã làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền, quán triệt rộng rãi Nghị định số 17/2010/NĐ-CP đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Kiện toàn Hội đồng đấu giá cấp huyện.

Hoạt động bán đấu giá tài sản trong thời gian qua đã có những đóng góp nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo thực hiện việc bán tài sản của Nhà nước đúng quy định, góp phần không nhỏ vào kế hoạch thu ngân sách hàng năm của tỉnh.

a. Đội ngũ đấu giá viên

Hiện trên địa bàn tỉnh có 06 đấu giá viên. Trong đó có 02 đấu giá viên tại Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, 04 đấu giá viên tại chi nhánh bán đấu giá tài sản.

Số lượng đấu giá viên trên địa bàn còn hạn chế, tuy nhiên đội ngũ đấu giá viên hiện có đều được đào tạo cơ bản, đã tham gia điều hành nhiều cuộc bán đấu giá, có đạo đức, kinh nghiệm tổ chức và điều hành các cuộc bán đấu giá tài sản.

Hiện tại với số lượng đấu giá viên kể trên cơ bản đáp ứng thực hiện tốt nhiệm vụ bán đấu giá trên địa bàn tỉnh.

* Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 03 Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp gồm: Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp; Công ty TNHH dịch vụ bán đấu giá tài sản Ninh Bình; Công ty TNHH đấu giá tài sản Tuấn Linh.

Các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp đã hoàn thiện cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, chuyên nghiệp, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, khẳng định vị trí và tạo uy tín với khách hàng. Luôn tạo môi trường thuận lợi, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.

b.Tình hình chuyển giao bán đấu giá quyền sử dụng đất sang các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp

- Về nhận thức:

Từ khi chuyển giao bán đấu giá quyền sử dụng đất sang các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, các địa phương, mọi người dân đều đồng tình ủng hộ và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc.

- Về hiệu quả Kinh tế:

Các cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất do các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp tiến hành, giá bán được đều chênh lệch cao hơn đáng kể so với giá khởi điểm, góp phần tăng thu ngân sách. Do quá trình tổ chức bán đấu giá được

thực hiện một cách công khai, minh bạch nên không còn tình trạng cán bộ, lãnh đạo ở các địa phương, các ngành lợi dụng chức quyền nhận những khu đất, lô đất đắc địa, thuận lợi cho việc kinh doanh, thương mại dịch vụ để mua với giá thấp như thời gian trước đây. Giá quyền sử dụng đất đã bán được sau các cuộc bán đấu giá cơ bản đã sát giá thị trường nên tình trạng găm đất chờ lên giá của người mua đã giảm đáng kể, những người mua được hầu hết là người thật sự có nhu cầu sử dụng.

Tuy nhiên tình trạng “quân xanh, quân đỏ” trong các cuộc bán đấu giá vẫn là vấn đề nhức nhối khiến cho người mua được quyền sử dụng đất vẫn chi một khoản tiền không nhỏ cho nhóm người này ngoài khoản tiền trúng đấu giá đã nộp cho Nhà nước.

Thực hiện theo quy định của Nghị định 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ, các tỉnh được nghiên cứu đã giải thể. Hội đồng đấu giá quận - huyện - thị xã và chuyển giao cho các Trung tâm đấu giá tài sản trực thuộc Sở Tư pháp của các tỉnh, giải quyết được vấn đề tổ chức đấu giá rải rác trước đây. Nhưng việc chuyển giao này cũng có những bất cập vì việc tập trung tổ chức cho Trung tâm đấu giá có thể gây quá tải nếu như lực lượng đấu giá viên còn yếu và thiếu.

Vì vậy, một nội dung trọng điểm đã được các tỉnh cần quan tâm là chất lượng đấu giá viên. Các đấu giá viên phải được chọn lựa, đào tạo theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ, bằng cấp và yêu cầu cao về đạo đức nghề nghiệp. Trong năm 2015, chỉ riêng Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp tổ chức bán đấu giá thành 29 cuộc với giá khởi điểm là 100.185.155 đ, giá bán 124.218.027đ, chênh lệch 24.032.872đ (Phạm Việt Anh, 2015).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất tại một số dự án trên địa bàn huyện gia viễn tỉnh ninh bình (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)