4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Gia viễn
4.1.2. Thực trạng điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện có những chuyển biến tích cực, ngày càng tăng, đáp ứng những mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Với phương châm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, huyện đã tập trung thu hút các nguồn đầu tư, hỗ trợ đào tạo nghề để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng.
Trên cơ sở định hướng đúng mục tiêu, các biện pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân huyện, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đang có bước tăng trưởng đột phá, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động như khu công nghiệp Gián Khẩu có 150 ha cơ bản đã lấp đầy, các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất ổn định có hiệu quả: Nhà máy xi măng The Vissai, nhà máy ô tô Thành Công, công ty may Đài Loan, công ty gỗ Tài Anh…(Bảng 4.1)
Kết quả tại bảng 4.1 cho thấy, kinh tế của huyện Gia Viễn có sự gia tăng giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng có sự tăng lên rõ rệt. Trong đó, ngành công nghiệp xây dựng có sự tăng lên mạnh nhất. Để đạt được điều đó là nhờ có sự áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Để tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đem lại hiệu quả cao, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, nâng cao đời sống của nhân dân, trong những năm tới ngoài việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp cần đầu tư đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, tăng nhanh tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế của huyện. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 5,17% .
Bảng 4.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Gia Viễn giai đoạn 2012-2016
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm
2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
1 Cơ cấu kinh tế: 100 100 100 100 100
1.1 Công nghiệp % 64,65 65,36 67,92 68,00 68,50
1.2 Thương mại -Dịch vụ-
Du lịch % 22,86 23,10 23,26 24,9 24,24
1.3 Nông - Lâm- Thủy sản % 12,49 11,54 8,82 7,10 7,26 2 Giá trị sản xuất theo
giá cố định năm 1994 Tỷ đồng 4536,00 4850,00 5115,00 5218,00 6183,00 2.1 Công nghiệp Tỷ đồng 3698,00 4015,00 4252,00 4300,00 5246,00 2.2 Dịch vụ Tỷ đồng 596,00 598,00 620,00 669,00 685,00 2.3 Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 242,00 237,00 243,00 249,00 252,00
3 Sản lượng lương thực có hạt
Nghìn
tấn 73,15 73,20 73,30 73,57 73,70 4 Giá trị sản phẩm trên 1
ha canh tác đến cuối kỳ
Triệu
đồng 70 72,5 75,8 90 925
5 Tỷ lệ hộ nghèo đến
năm 2016 % 6,84 5,61 4,51 5,75 5,17
Nguồn: Thống kê huyện Gia Viễn (2016) 4.1.2.2. Dân số, lao động và thu nhập
Bảng 4.2. Hiện trạng dân số, lao động, thu nhập huyện Gia Viễn giai đoạn năm 2012- 2016.
STT Năm ĐVT Năm
2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
1 Số hộ người 54,717 55,250 57,404 58,724 60,643
1.1 Hộ phi
nông nghiệp người 24,128 24,471 26,408 28,187 30,311 1.2 Hộ nông nghiệp người 30,589 30,779 30,996 30,537 30,332 2 Số khẩu người 103,509 103,775 104,914 105,534 106,250 2.1 Khẩu phi
nông nghiệp người 40,448 40,648 41,428 41,654 43,088 2.2 Khẩu nông nghiệp người 63,061 63,127 63,486 63,880 63,162 3 Lao động người 82,236 82,352 83,557 80,514 83,215 4 Thu nhập Triệu đồng
/người/năm 20 22,5 24 25 26
Nguồn: Thống kê huyện Gia Viễn (2016)
Tính đến năm 2016 tổng số hộ trên địa bàn huyện Gia Viễn là 6,643 người, số khẩu là 106,250 người. Cơ cấu dân số đang có xu hướng tăng dần tỉ lệ dân số phi nông nghiệp, giảm tỉ lệ dân số tham gia vào hoạt động nông nghiệp.Thu nhập trong những năm qua, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và ổn định. Năm 2012 thu nhập bình quân đạt 20 triệu đồng/ người/
năm thì đế năm 2016 thu nhập bình quân đã đạt 26 triệu/người/năm (Bảng 4.2).
4.1.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng a. Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của huyện bao gồm đường bộ, đường thủy được bố trí hợp lý, mật độ giao thông tương đối đồng đều giữa các vùng và tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
- Giao thông đường bộ: Huyện Gia Viễn có quốc lộ 1A đi qua 3 xã phía đông với chiều dài hơn 4 km. Ngoài ra, còn có 3 tuyến tỉnh lộ nối từ thị trấn Me đi là: tỉnh lộ 477 từ Gián Khẩu đi Nho Quan, tỉnh lộ 477B qua Gia Phương, Gia Thắng, Gia Tiến đến cố đô Hoa Lư và tỉnh lộ 477C qua Gia Thịnh, Gia Lạc, Gia Phong đến Quỳnh Lưu.
- Giao thông đường thủy: Giao thông đường thủy trên địa bàn huyện cũng khá thuận lợi với 2 tuyến quốc gia là sông Hoàng Long và sông Đáy.
b. Hệ thống thủy lợi
- Giao thông đường thủy trên địa bàn huyện cũng khá thuận lợi với 2 tuyến quốc gia là sông Hoàng Long và sông Đáy.
Hiện tại, công tác thủy lợi, tu bổ đê điều, phòng chống lụt bão đã được triển khai và theo dõi chặt chẽ, đã phối hợp các nghành kiểm tra, sửa chữa sử dụng tốt các nguồn nước, tăng cường nạo vét, kiên cố hóa hệ thống mương thủy lợi nội đồng. Đến nay trên địa bàn huyện kênh tưới cấp I, II cơ bản được kiên cố hóa. Đẩy mạnh thực hiện các dự án nâng cấp cải tạo đê sông Hoàng Long, sông Đáy. Hiện nay hệ thống thủy lợi của huyện đã chủ động được việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng chống lụt bão.
c. Hệ thống năng lượng, bưu chính, viễn thông
Huyện Gia Viễn được cấp nguồn từ đường dây 35 kV lộ 373 - A37 nhà máy nhiệt điện Ninh Bình và lộ 371- trạm 110 kV Nho Quan. Đường dây 110 kV lộ 177, 179 - trạm 220 kV Ninh Bình (E23.1) cấp điện cho khu công nghiệp Gián Khẩu. Trên địa bàn huyện Gia Viễn có 4 trạm trung gian 35/10 kV cấp điện cho các
trạm biến áp phân phối là trạm trung gian Me, Gia Tân, Gia Vân và Bái Đính. 100
% số hộ dân trên địa bàn các xã của huyện Gia Viễn đã được sử dụng điện từ điện lưới Quốc gia. Hệ thống lưới điện 0,4 kV trên địa bàn huyện Gia Viễn, đặc biệt là đối với các xã được lựa chọn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 - 2016, đang được tích cực đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Hiện đã có 100% Bưu điện Văn hóa xã vận hành hoạt động, số máy điện thoại trong các hộ dân sử dụng ngày càng gia tăng. Tổng số thuê bao internet và tỷ lệ người sử dụng internet tăng nhanh qua các năm, 21/21 xã, thị trấn đã được phủ sóng phát thanh, truyền thanh, truyền hình đã tạo điều kiện rút ngắn thời gian thư báo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần mọi mặt của nhân dân.