Tình hình quản lý đất đai huyện Gia Viễn giai đoạn 2012 - 2016

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất tại một số dự án trên địa bàn huyện gia viễn tỉnh ninh bình (Trang 60 - 66)

4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Gia Viễn

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai huyện Gia Viễn giai đoạn 2012 - 2016

4.2.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó

Công tác ban hành các văn bản dưới luật về quản lý và SDĐ đai luôn được Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện đặc biệt quan tâm cả khâu xây dựng và triển khai phổ biến đến quần chúng nhân dân huyện Gia Viễn. Trong giai đoạn 2012 - 2016, huyện Gia Viễn đã ban hành các văn bản chỉ đạo trong lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ (GCNQSDĐ), dồn điền đổi thửa. Hệ thống các văn bản quản lý liên quan đến đất đai của huyện Gia Viễn được ban hành kịp thời đã tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý về đất đai trên địa bàn.

Tuy nhiên, công tác đôn đốc, tổng hợp sau khi ban hành văn bản còn hạn chế, kết quả xử lý vi phạm chưa cao, các văn bản quản lý đất đai mới chỉ tập trung vào điều chỉnh hành vi, nghĩa vụ mà chưa đưa ra được các chế tài xử phạt cụ thể đối với từng đối tượng chịu sự quản lý nếu không thực hiện đúng theo yêu cầu của văn bản ban hành. Bên cạnh đó, nhiều văn bản khi được ban hành còn chậm so với yêu cầu quản lý từ thực tế, điển hình là việc ban hành Nghị quyết thông qua Quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) huyện Gia Viễn. Tuy nhiên, mãi đến ngày 24/06/2013 văn bản này mới được Hội đồng nhân dân huyện Gia Viễn thông qua, tức là đã qua nửa thời gian

thực hiện kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2016).

4.2.1.2. Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện chỉ thị số 364/CT-Ttg của Thủ tướng Chính phủ, huyện Gia Viễn đã tiến hành hoạch định và thống nhất địa giới hành chính rõ ràng giữa các đơn vị hành chính. Hồ sơ địa giới hành chính được quản lý, lưu trữ ở bốn cấp. Mốc địa giới hành chính được chôn đúng vị trí và được quản lý theo quy định.

Tuy nhiên, trên địa bàn huyện còn có khu vực chưa thống nhất địa giới hành chính với tỉnh Hòa Bình đó là khu vực Đá Hàn Gia Hòa, khu vực đền Cát Đùn xã Gia Hưng (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Viễn, 2016).

4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Công tác điều tra khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã được triển khai từ năm 2014 đến nay đã đưa vào sử dụng. Theo kết quả kiểm kê đất đai đến hết ngày 31/12/2014 tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện 17.668,5 ha giảm so với năm 2010 là 177,90 ha, Nguyên nhân: Do thay đổi phương pháp tính số liệu thống kê, kiểm kê theo thông tư 28 (số liệu được kết xuất từ bản đồ và số liệu cấp huyện được tổng hợp từ cấp xã). Nguồn bản đồ dùng để điều tra và xử lý số liệu là BĐĐC, quá trình chuẩn hóa, biên tập lại tổng diện tích tự nhiên năm 2014 có thay đổi so với kỳ kiểm kê trước, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 đã lập xong cho 21/21 xã, thị trấn trong huyện.

Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện 5 năm một lần cùng với kiểm kê đất đai, ngoài ra bản đồ hiện trạng sử dụng đất còn được xây dựng khi lập quy hoạch sử dụng đất. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và cấp xã được thực hiện theo tỷ lệ tương ứng; cấp huyện 1/25.000; cấp xã 1/5.000. Bản đồ các cấp đều được thành lập theo công nghệ số.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập theo tỷ lệ tương ứng: cấp huyện 1/25.000, cấp xã 1/5.000. Bản đồ các cấp đều được thành lập theo công nghệ số (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Viễn, 2016).

4.2.1.4. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch SDĐ của chính quyền huyện Gia Viễn về cơ bản dựa trên quy hoạch chung xây dựng huyện Gia Viễn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm

2050, việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ kỳ đầu (2011-2015) trên địa bàn huyện Gia Viễn do UBND Tỉnh Ninh Bình ban hành. Hàng năm, công tác lập kế hoạch SDĐ được huyện Gia Viễn triển khai tới từng xã, thị trấn vào quý IV hàng năm. Dựa trên báo cáo của từng cơ sở, Phòng TN&MT xây dựng kế hoạch SDĐ toàn huyện và báo cáo UBND huyện vào tháng đầu năm sau. Nội dung báo cáo sẽ là cơ sở để UBND huyện ra quyết định giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng SDĐ, thực hiện công tác đấu giá. Trong giai đoạn 2012 – 2016 Nghị quyết về Quy hoạch đất đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ 5 năm đầu kỳ (2011 – 2015) trên địa bàn huyện Gia Viễn đã được Hội đồng nhân dân huyện Sóc Sơn thông qua với phương án cụ thể đối với từng loại đất. Huyện Gia Viễn đã ban hành các văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các đơn vị có liên quan và các tổ chức có nhu cầu SDĐ biết để đăng ký kế hoạch SDĐ với UBND huyện theo quy định. Hàng năm huyện xây dựng kế hoạch SDĐ làm cơ sở cho việc triển khai công tác giao đất, thu hồi đất, lập dự án đầu tư trên địa bàn huyện.

4.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Trong thời gian qua, huyện đã chỉ đạo thực hiện đúng thủ tục, trình tự thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, ít có khiếu nại xảy ra; đồng thời giải quyết tốt các khiếu nại phát sinh về bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Việc cho thuê đất và giao đất ổn định lâu dài cho các đối tượng sử dụng đất là giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng sử dụng kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư để phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn.

Kết quả thực hiện công tác thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Gia Viễn giai đoạn 2012-2016 đã thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 450,592 ha của 198 dự án, số hộ bị thu hồi đất là 3,250 hộ.Ngoài ra, còn chủ động phối hợp với UBND các xã, các Chủ đầu tư để tập trung tháo gỡ các vướng mắc khó khăn trong quá trình GPMB các dự án.

4.2.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng trong thời gian vừa qua đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đã dẫn đến một bộ phận không nhỏ người dân bị thu hồi đất (đặc biệt là đất nông nghiệp) để phục vụ xây dựng cơ bản, phát triển kinh tế, phục vụ các mục đích công cộng đã ảnh hưởng đến việc quản lý, SDĐ ở Huyện Gia Viễn. Việc thu hồi đất diễn ra phân tán ở nhiều khu vực tại những thời điểm khác nhau khiến giá đền bù đất luôn phải thay đổi sao cho phù hợp với giá thị trường. Có những thời điểm mức giá đền bù chưa kịp chỉnh sửa đã gây ra tình trạng người dân không cho cơ quan chức năng tiến hành giải phóng mặt bằng, số đơn thư khiếu nại tăng cao. Đặc biệt trong các vấn đề về bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư thể hiện rõ nhất qua việc thu hồi đất cho dự án xây dựng khu du lịch tâm linh núi Chùa Bái Đính, khu công nghiệp Gián Khẩu, chưa thỏa đáng ...gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Trong quá trình triển khai GPMB, chính quyền huyện Gia Viễn gặp nhiều vướng mắc, cản trở từ phía người dân xuất phát từ 2 nguyên nhân chủ yếu: chỗ tái định cư cho những hộ bị thu hồi đất vẫn chưa hoàn thành và phương án đền bù chưa hợp lý, đặc biệt là giá đền bù đất. Chính vì vậy, trong công tác này huyện Gia Viễn cần phải chú trọng hơn trong việc giải quyết nguyện vọng của các hộ dân trong diện di dời, tái định cư đó là được tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đến địa điểm phù hợp, yên tâm sinh sống và sản xuất, kinh doanh.

4.2.1.7. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bộ hồ sơ địa chính đã được hoàn thiện gồm bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi cấp GCNQSDĐ. Tuy nhiên, công tác đăng ký SDĐ đai và theo dõi biến động đất đai, cập nhật các số liệu vào sổ sách cũng như chỉnh lý biến động trên bản đồ chưa được kịp thời.

Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật. Kết quả UBND huyện Gia Viễn đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2012 -2016 trên địa bàn huyện cấp được như sau:

Tổng diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 2639.47 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp: 1.716,82 ha; đất lâm nghiệp 145,62 ha;

đất nuôi trồng thủy sản 217,38 ha; đất nông nghiệp khác 13,46 ha; Đất ở 325,26

ha; Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 19,80 ha; Đất sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng 80,96; Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 109,30 ha; Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng 10,87 ha; Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cấp GCN tại huyện Gia Viễn cũng gặp không ít khó khăn như số lượng hồ sơ tồn chưa xét, hồ sơ không đủ điều kiện còn nhiều, hộ gia đình, cá nhân SDĐ không chủ động đăng ký kê khai, Công tác tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ ban đầu ở cấp xã còn chưa đầy đủ dẫn đến việc hồ sơ gửi lên huyện bị trả về để bổ sung lại nhiều lần, trình độ chuyên môn, năng lực công tác của cán bộ địa chính cấp xã còn hạn chế về công nghệ thông tin, đồng thời phải kiêm nhiệm một số nhiệm vụ khác dẫn đến việc tổ chức kê khai đăng ký cấp GCN chưa được hiệu quả.

4.2.1.8. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê đất đai được thực hiện thường xuyên hàng năm và kiểm kê đất đai được thực hiện định kỳ 5 năm một lần theo quy định của Luật đất đai 2013. Hàng năm UBND huyện Gia Viễn đã quan tâm, chỉ đạo cán bộ chuyên môn thu thập số liệu, chỉnh lý biến động để lập biểu mẫu báo cáo thống kê hiện trạng SDĐ của huyện, nhằm tạo cơ sở cho các cấp, các ngành có định hướng quy hoạch phát triển KT - XH của địa phương. Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2016 của cấp xã và cấp huyện.

Qua kết quả thống kê, kiểm kê đất đai năm 2016 tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 17.668,5 ha so với thống kê, kiểm kê đất đai năm 2012 17.846,4 ha giảm 177,90 ha.

Nhìn chung chất lượng công tác thống kê, kiểm kê đất đai đã từng bước được nâng cao, Kết quả của công tác này là tài liệu quan trọng, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, tuy nhiên vẫn còn sai lệch giữa số liệu, bản đồ thực tế (phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Viễn, 2016).

4.2.1.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Huyện Gia Viễn đang tập trung xây dựng, hồ sơ dữ liệu về đất đai, xây dựng, quản lý, cập nhật hồ sơ chính xác để kiểm kê, thống kê được các thông tin đất đai. Thông tin trên thị trường BĐS hiện nay đang lẫn lộn thật, giả, theo đó hệ thống quản lý đất đai của TP sẽ phải là kho thông tin chính xác nhất.

4.2.1.10. Quản lý tài chính về đất đai

Chi cục thuế và kho bạc Nhà nước huyện Gia Viễn là những cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện quản lý tài chính về đất đai. Phòng Tài chính - kế hoạch huyện có nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện hoạt động quản lý tài chính về đất đai, đảm bảo công tác được triển khai hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. Công tác quản lý tài chính về đất đai trên địa bàn huyện Gia Viễn được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, những thay đổi liên quan đến đấu giá QSDĐ và cách tính các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai của người dân luôn được UBND huyện cập nhật và áp dụng trong thời gian sớm nhất. Công tác tổ chức thu thuế về đất đai được triển khai tới từng cấp cơ sở, giúp giảm thiểu thời gian đi lại cho người dân.

4.2.1.11. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ đã được huyện Gia Viễn quan tâm thực hiện thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động giao đất, cho thuê đất, thu thuế, thu tiềm SDĐ góp phần bảo đảm quyền sợi cho người SDĐ và nguồn thhu ngân sách. Huyện Sóc Sơn luôn quan tâm đến việc quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ đảm bảo việc SDĐ đúng pháp luật, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao. Các sai phạm được chấn chỉnh kịp thời, không để xảy ra các vi phạm nghiêm trọng.

4.2.1.12. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất.

Trong giai đoạn 2012 - 2016, UBND huyện Gia Viễn, Thanh tra huyện Gia Viễn đã kết hợp với PhòngTài nguyên và Môi trường tổ chức các cuộc thanh tra ở cấp cơ sở. Qua thanh tra đã phát hiện các trường hợp lấn chiếm đất đai có 65 vụ với diện tích 35,254 m2, trong đó có 30 vụ lấn chiếm đất công, 35 vụ lấn chiếm đất chưa sử dụng và 42 trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông

nghiệp và lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường và hiện đã được xử lý (Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2016).

4.2.1.13. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

Công tác thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất được thực hiện thường xuyên và kịp thời góp phần tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường công tác quản lý đất đai.

Trong giai đoạn 2012-2016, được sự quan tâm kịp thời của UBND các cấp và sự tham mưu của các ngành nên số vụ tranh chấp, khiếu nại kéo dài về đất đai giảm đi ( giảm từ 90 vụ năm 2012 xuống còn 47 vụ năm 2016) trong số 266 vụ đã giải quyết thì cấp huyện là 46 vụ, cấp xã phường là 173 vụ, số vụ đang giải quyết là 47 vụ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vụ kéo dài trong nhiều năm chưa được xử lý nhất là các vụ khiếu nại về công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng của các dự án nằm trên địa bàn huyện. Trong thời gian tới cần có sự kết phối hợp giữa các cấp ngành để giải quyết dứt điểm (Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2016).

4.2.1.14. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Tại huyện Gia Viễn,Văn phòng Đăng ký Đất đai Thành phố Ninh Bình, chi nhánh đăng ký đất đai huyện Gia Viễn đã thực hiện cơ chế một cửa, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, công khai các thủ tục về nhà đất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh QSDĐ, tài sản gắn liền với đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất tại một số dự án trên địa bàn huyện gia viễn tỉnh ninh bình (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)