Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng quả vải chín sớm tại lục ngạn, bắc giang (Trang 27 - 30)

2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới và Việt Nam

2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới

Trên thế giới hiện có gần 30 nước trồng vải, trong đó các nước Châu Á có diện tích trồng và sản lượng vải cao nhất. Theo Trần Thế Tục (1997), diện tích trồng vải của thế giới năm 1990 là 183,700 ha, sản lượng 251.000 tấn. Năm 2000, diện tích trồng vải đạt xấp xỉ 780.000 ha, tổng sản lượng đạt tới 1,95 triệu tấn, trong đó các nước Đông Nam Á chiếm khoảng 600.000 ha và sản lượng xấp xỉ 1,75 triệu tấn (chiếm 77% diện tích và 90% sản lượng của cả thế giới) (Viện Nghiên cứu Rau quả, 2007).

Đến năm 2006, diện tích trồng vải trên thế giới còn 720.000 ha, nhưng sản lượng tăng lên 2,13 triệu tấn. Trong đó 98% sản lượng vải tập trung ở khu vực Châu Á: Trung Quốc 70%, Ấn Độ 20%, Thái Lan 3,9%, Việt Nam 2,3%. Các nước còn lại sản lượng vải chiếm không đến 2%.

Năm 2014 sản lượng vải của toàn thế giới ước lượng khoảng 2,3-2,6 triệu tấn mỗi năm và dự báo sẽ tăng lên chủ yếu do hoạt động sản xuất của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan. Năm 2014, sản lượng vải quả trên thế giới đạt khoảng 2,6 triệu tấn, trong đó các nước Châu Á chiếm khoảng 95% tổng sản lượng, Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt chiếm khoảng 57% và 24%, Việt Nam chiếm khoảng 6% và đứng vị trí thứ 3 về sản xuất.

Bảng 2.2. Sản xuất vải quả các nước trên Thế giới.

Nước Sản xuất (Tấn) Tỉ trọng (%)

Trung quốc 1.482.000 57.00

Ấn Độ 624.000 24.00

Việt Nam 156.000 6.00

Madagascar 100.000 3.85

Đài Loan 80.000 3.08

Thái lan 43.000 1.65

Nepal 14.000 0.54

Băng la đét 13.000 0.50

Reunion 12.000 0.46

Nam Phi 8.600 0.33

Mauritius 4.500 0,17

Mexico 4.000 0,15

Pakistan 3.000 0,12

Úc 2.500 0,10

Israel 1.200 0,05

Mỹ 600 0,02

Khác 51.600

Thế giới 2.600.000 100,00

Nguồn: AgroData (2014) Hoạt động sản xuất vải chủ yếu diễn ra ở khu vực phía Bắc bán cầu và chỉ một lượng nhỏ ở Nam bán cầu. Do sự khác biệt về mùa vụ trong năm, quả vải được thu hoạch chủ yếu tại Bắc bán cầu vào mùa hè (giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7), trong khi mùa thu hoạch ở phía Nam bán cầu diễn ra từ tháng 11 đến tháng 12 hằng năm.

Bảng 2.3. Phân bổ mùa vụ vải quả giữa các nước trên thế giới

Như vậy, xét về quy mô sản xuất và thời gian thu hoạch, đối thủ tiềm năng chính của Việt Nam chính là Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan và Thái Lan. Hầu hết các nước này, đặc biệt là Thái Lan đã xuất khẩu được vải quả sang các thị trường khó tính như Châu Âu, Canada, Hoa Kỳ. Thái Lan là một trong 5 nước sản xuất vải quả nhiều nhất thế giới với rất nhiều kinh nghiệm trong chế biến và xúc tiến xuất khẩu trái cây. Thái Lan đã xây dựng được mối quan hệ đối tác bền chặt với các siêu thị và nhà phân phối bán buôn lớn ở Châu Âu để bảo đảm tính ổn định cho xuất khẩu vải quả vào các thị trường này.

2.3.1.2. Tình hình tiêu thụ vải trên thế giới

Tổng sản lượng vải xuất khẩu trên thị trường thế giới khoảng 100.000 tấn/năm. Thị trường tiêu thụ vải lớn nhất thế giới có thể nói đến là thị trường Hồng Kông và Singapore. Trong tháng 6 và tháng 7, thị trường này tiếp nhận khoảng 12.000 tấn vải từ Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Đức và Pháp nhập 10.000 -12.000 tấn vải từ Madagasca và Nam Phi trong tháng 10 đến đầu tháng 3 năm sau. Một lượng nhỏ vải nhập từ Israel trong tháng 7 đến tháng 8 và từ Australia từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Sau năm 1980, vải từ Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan được bán sang Châu Âu. Vải hộp chất lượng tốt được xuất sang Mylaysia, Singapore, Mỹ, Australia, Nhật và Hồng Kông (Gosh, 2000).

Theo Anupunt (2003), Thái Lan xuất khẩu 12.475 tấn vải tươi và vải sấy khô trị giá 15,4 triệu đôla Mỹ sang Singapore, Hồng Kông, Malaysia và Mỹ.

Theo Menzel (2002), Xuming and Lian (2003), gần một nửa sản lượng vải của Trung Quốc tiêu thụ tại thị trường nội địa. Hàng năm Trung Quốc chỉ xuất khẩu một lượng vải khoảng 10.000-20.000 tấn (chiếm khoảng trên 2%

sản lượng vải).

Thị trường xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là Hồng Kông, Singapore và một số nước Đông Nam Á. Giá vải của Trung Quốc giao động từ 0,5-2,5 USD/kg tùy thuộc vào chất lượng vải và thời vụ thu hoạch, cao nhất là giá của các giống No Mai Chee và Kwai May hạt nhỏ với giá 10USD/kg , giá trung bình tại Singapore và Anh là 6,0 USD/kg; tại Nam Mỹ là 15 USD/kg.

Đài Loan hàng năm xuất khẩu khoảng 5.700 tấn vải cho các nước trong đó:

Philippines: 2.000 tấn; Nhật: 1.000 tấn; Singapore: 500 tấn; Mỹ: 1.200 tấn;

Canada: 1.000 tấn.

Australia là nước sản xuất vải với số lượng ít nhưng lại tập trung chủ yếu cho xuất khẩu. Khoảng 30% sản lượng vải của Australia xuất khẩu sang Hồng Kông, Singapore, Châu Âu và các nước A rập. Tuy nhiên, Australia lại phải nhập khẩu vải của Trung Quốc vào những tháng trái vụ.

Thị trường nội địa là thị trường tiêu thụ vải chủ yếu của hầu hết các quốc gia sản xuất vải trên thế giới. Các nước hàng năm chỉ xuất khẩu một lượng vải rất nhỏ trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng quả vải chín sớm tại lục ngạn, bắc giang (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)