Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng quả vải chín sớm tại lục ngạn, bắc giang (Trang 30 - 33)

2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới và Việt Nam

2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trong các cây ăn quả hiện nay, vải là cây có quy mô sản xuất lớn, tập trung và mang tính hàng hóa cao. Sản phẩm quả tươi và các sản phẩm chế biến từ vải không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu dưới dạng sản phẩm: vải đông lạnh, vải nước đường, vải sấy khô, pure... Chính vì vậy, những năm gần đây diện tích trồng vải tăng lên nhanh chóng (Trần Thế Tục, 2004; Narong, 2004).

Do cây vải yêu cầu điều kiện lạnh trong thời kỳ phân hóa mầm hoa nên sản xuất vải hàng hoá được tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Những tỉnh có diện tích lớn tập trung là: Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Từ năm 1993 -1996 vải cũng đã được đưa vào trồng ở Đắc Lắc, tuy nhiên diện tích không đáng kể.

Diện tích và sản lượng được trồng ở một số tỉnh Quảng Ninh (diện tích 6.700 ha; sản lượng 22.465 tấn), Thái Nguyên (diện tích 6.861ha; sản lượng 17.219 tấn), Lạng Sơn (diện tích 7.473 ha; sản lượng 12.684 tấn), Hải Dương (diện tích 14.219 ha; sản lượng 47.632 tấn). Tỉnh có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước là Bắc Giang đạt 39.835 ha chiếm 40,42% về diện tích và 228.558 tấn chiếm 51,36% sản lượng vải cả nước (Viện Nghiên cứu Rau quả, 2007).

Sản xuất vải ở Việt Nam nhìn chung thiếu sự ổn định do thị trường tiêu thụ.

Khi có thị trường tiêu thụ thì bà con đổ xô trồng vải khi thị trường tiêu thụ bị thu hẹp thì lại chặt bỏ thay vào trồng các loại cây khác.

Năm 1990 diện tích trồng vải có 5000 ha, với tổng sản lượng 10.200 tấn, năm 2003 diện tích trồng vải diện tích trồng vải đạt 86.500 ha tăng 17,3 lần so với năm 1990 sản lượng đạt 158.687 tấn tăng 15,6 lần so với năm 1990 .Từ sau năm 2003, giá vải liên tục giảm thấp, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, diện tích trồng vải tăng chậm và có xu hướng giảm, chuyển đổi sang cây trồng khác. Sau 4 năm, từ 2005 - 2008, diện tích trồng vải giảm 3,4% (từ 92.000 ha xuống còn 88.900ha) và đến năm 2010, theo số liệu của Trung tâm Phân vùng Kinh tế Nông nghiệp (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp) ,diện tích vải chỉ còn khoảng 79.100 ha với sản lượng 256.700 tấn.

Sản phẩm vải quả được tiêu thụ ở dạng quả tươi và dạng đã qua chế biến:

sấy khô, đóng hộp, vải nghiền…. Quả tươi được tiêu thụ chủ yếu trong nội địa, một phần được xuất khẩu, còn vải đã qua chế biến chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Hiện nay, quả vải tiêu thụ tươi chiếm 50 - 55% (trong đó trên 80% được tiêu thụ trong nước), vải sấy khô chiếm 35 - 40%, chế biến đồ hộp khoảng 5 - 10%.

Hầu hết, sản phẩm vải sấy khô và một phần vải tươi được xuất sang thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Philipine, Nhật và một số nước Châu Âu: Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ, Anh, Nga,… Khối lượng xuất khẩu năm 2004 khoảng 2.000 tấn vải hộp, giá trị 1,5 triệu USD và 100 tấn vải đông lạnh, giá trị 100 ngàn USD.

Theo Nguyễn Văn Hoa (2007), kết quả nghiên cứu xây dựng và ứng dụng quy trình GAP trong sản xuất vải thiều an toàn tại Lục Ngạn Bắc Giang từ năm 2005 -2007 được sự hỗ trợ của Chương trình Vệ sinh An toàn thực phẩm, Bộ Nông Nghiệp & PTNT, Viện Bảo vệ thực vật đã xây dựng và ứng dụng thử nghiệm quy trình thực hành nông nghịêp tốt (GAP) trong sản xuất vải thiều an toàn, trên cơ sở các tiêu chuẩn quy trình GAP của Australia và

tham khảo thêm các tiêu chuẩn Asean GAP, Europ GAP, các tiêu chuẩn vải xuất khẩu của Codes. Nhằm giúp người nông dân sản xuất vải thực hiện đúng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm....

2.3.2.2. Tình hình tiêu thụ vải trong nước

Ở Việt Nam khoảng 75% sản lượng vải của cả nước được tiêu thụ ngay trong thị trường nội địa, phần còn lại được sơ chế và chế biến gồm vải sấy khô, vải đông lạnh, vải nước đường và pure vải.

Thị trường xuất khẩu vải tươi còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân như:

khả năng bảo quản của vải quá ngắn, kích cỡ và độ đồng đều của quả thấp, khả năng đáp ứng nhanh chóng một khối lượng cùng chủng loại cho một thị trường thấp, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và điều kiện vệ sinh cơ sở hạ tầng sau thu hoạch còn hạn chế.

Theo tổng công ty Rau quả Việt Nam năm 2007 vải đóng hộp, lọ đạt 1.114 tấn, Pure vải đạt 600 tấn, vải đông lạnh IQF đạt 200 tấn, vải đông lạnh Block đạt 246 tấn, tổng số 2160 tấn.

Hiện nay, quả vải tiêu thụ tươi chiếm 50 - 55% (trong đó trên 80% được tiêu thụ trong nước), vải sấy khô chiếm 35 - 40%, chế biến đồ hộp khoảng 5 - 10%. Hầu hết, sản phẩm vải sấy khô và một phần vải tươi được xuất sang thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Philipine, Nhật và một số nước Châu Âu: Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ, Anh, Nga,… Khối lượng xuất khẩu năm 2004 khoảng 2.000 tấn vải hộp, giá trị 1,5 triệu USD và 100 tấn vải đông lạnh, giá trị 100 ngàn USD.

Thị trường xuất khẩu vải của nước ta chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Sỹ, Mỹ, một số quốc gia khác trong khu vực và thị trường Châu Âu.

Bảng 2.4. Sản lượng các sản phẩm chế biến vải ở Việt Nam

TT Loại sản phẩm Số lượng (Tấn) Ghi chú

1 Vải hộp, lọ 1.114 Chủ yếu sản phẩm đóng hộp

2 Purê vải 600

3 Vải lạnh đông IQF 200

4 Vải lạnh đông Block 246

Tổng số 2.160

Nguồn: Tổng Công ty Rau quả Việt Nam (2007)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng quả vải chín sớm tại lục ngạn, bắc giang (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)