Phần 4 Kết quả thảo luận
4.1. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến khả năng đậu quả, năng suất và chất lượng quả vải U trứng và U hồng
Cây vải có đặc điểm ra hoa nhiều, nhưng tỷ lệ đậu quả không cao. Một trong các nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ đậu quả không cao là do lượng nước cung cấp cho cây vải không đầy đủ trong suốt quá trình ra hoa đậu quả.
Hình 4.1. Diễn biến lượng mưa tại Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2016 Qua hình 4.1. cho thấy lượng mưa của Lục Ngạn thường thấp nhất quý I và quý IV hàng năm. Trong đó thấp nhất là tháng 12 chỉ đạt 5,8 mm/tháng, tiếp đến là tháng 2 (đạt 14,8mm/tháng); tháng 11 (đạt 15,6 mm/tháng) và tháng 3 (đạt 43,6mm/tháng).
Để góp phần làm tăng tỷ lệ đậu quả đối với vải cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm cung cấp đầy đủ lượng nước theo nhu cầu của cây vải.
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến số lượng, thành phần hoa và khả năngđậu quả của hai giống vải U trứng và U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang được chúng tôi thể hiện qua bảng 4.1.
Kết quả bảng 4.1 và hình 4.2 cho thấy:
* Tổng số hoa/chùm:
Đối với giống vải U trứng: tổng số hoa/chùm dao động từ 934,9 - 942,80 hoa/chùm; thấp nhất là công thức đối chứng (chỉ đạt 934,9 hoa/chùm) và cao nhất khi bón 80 g/cây chất giữ ẩm ở công thức 3 (đạt 942,80 hoa/chùm).
Tương tự đối với giống vải U hồng, tổng số hoa/chùm dao động từ 887,18 - 934,45 hoa/chùm, thấp nhất là công thức đối chứng (chỉ đạt 887,18 hoa/chùm) và cao nhất khi bón 80 g/cây chất giữ ẩm ở công thức 6 (đạt 934,4 hoa/chùm).
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến số lượng, thành phần hoa và khả năng đậu quả của giống vải chín sớm U trứng và U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang
Công thức
Tổng số hoa/
chùm
Số hoa cái, lưỡng tính/chùm
Số quả đậu ban đầu/chùm
Tỷ lệ đậu quả ban đầu/chù
m (%)
Số quả/chù
m khi thu
hoạch
Tỷ lệ đậu quả khi thu hoạch
(%) Tỷ lệ
(%)
Tăng so với đ/c (%)
CT1 (đ/c) 934,9 219,7 77,08 35,08 3,95 5,12 0,0
CT2 937,43 226,86 80,19 35,35 4,85 6,05 +19,3
CT3 942,8 236,64 89,89 37,99 6,23 6,93 +36,7
LSD0.05 34,8 7,9 3,3 0,1
CV% 6,4 6,0 6,9 6,7
CT4 (Đ/c) 887,18 209,37 77,87 37,19 4,01 5,15 0,0
CT5 922,59 233,42 87,68 37,56 5,95 6,79 +31,8
CT6 934,45 243,89 95,64 39,21 6,85 7,16 +39,0
LSD0.05 28,2 9,3 3,5 0,2
CV% 5,4 7,1 7,0 7,3
Hình 4.2. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến tỷ lệ đậu quả ban đầu và tỷ lệ đậu quả khi thu hoạch của hai giống vải thí nghiệm
* Số lượng hoa cái và hoa lưỡng tính: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định đến tỷ lệ đậu quả. Các công thức bón chất giữ ẩm đều có số lượng hoa cái và hoa lưỡng tính cao hơn rõ rệt so với công thức đối chứng.
Đối với giống vải U trứng: Số lượng hoa cái và hoa lưỡng tính dao động từ 219,70 - 236,64 hoa/chùm, thấp nhất là ở công thức đối chứng (chỉ đạt 219,70 hoa/chùm), cao nhất là ở công thức 3 (đạt 236,64 hoa/chùm).
Đối với giống vải U hồng: Số lượng hoa cái và hoa lưỡng tính dao động từ 209,37 - 243,89 hoa/chùm, thấp nhất là ở công thức đối chứng (chỉ đạt 209,37 hoa/chùm), cao nhất là ở công thức 6 (đạt 243,89 hoa/chùm).
* Số lượng quả đậu ban đầu: qua kết quả ở bảng 4.1 cho thấy, tất cả các công thức của 2 giống vải U trứng và U hồng khi có sử dụng chất giữ ẩm đều cho số lượng quả đậu ban đầu cao hơn đối chứng.
* Số quả/chùm và tỷ lệ đậu quả khi thu hoạch:
Đối với giống vải U Trứng: số quả/chùm khi thu hoạch dao động từ 3,95 - 6,23 quả/chùm; thấp nhất là ở đối chứng (chỉ đạt 3,95 quả/chùm); cao nhất là ở công thức 3 (đạt 6,23 quả/chùm). Khi bón chất giữ ẩm 40 g/cây cho số quả/chùm giai đoạn thu hoạch đạt 124,0% so với đối chứng và đạt 159,3% so với đối chứng khi bón 80 g/cây.
Đối với giống vải U hồng: số quả/chùm khi thu hoạch dao động từ 4,01 - 6,85 quả/chùm; thấp nhất là ở đối chứng (chỉ đạt 4,01 quả/chùm); cao nhất là ở công thức 6 (đạt 8,76 quả/chùm). Khi bón chất giữ ẩm 40 g/cây cho số quả/chùm giai đoạn thu hoạch đạt 148,4% so với đối chứng và đạt 170,8% so với đối chứng khi bón 80 g/cây.
4.1.2. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến khả năng giữ quả của giống vải U trng và U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang
Với kết quả nghiên cứu của PGS. TS Nguyễn Cửu Khoa ( 2002-2003) cùng nhóm nghiên cứu Viện Khoa học vật liệu ứng dụng, thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu thành công chất giữ ẩm “CH” vào năm 2005 với các nguồn nguyên liệu rẻ tiền, dễ phân hủy và sẵn có tại Việt Nam. Chất giữ ẩm “CH” được bón vào trong đất có tác dụng hút giữ nước với khối lượng từ 200 – 600 lần vật liệu nền để cung cấp nước từ từ cho cây trồng. Khi lượng nước trong chất giữ ẩm đã được tiêu hao hết, chất giữ ẩm trở lại trạng thái gần giống như ban đầu, sau đó hút nước trở lại khi gặp mưa hoặc nguồn nước tưới.
Tại Lục Ngạn, khi cây hình thành quả non, vào đầu tháng 3 thì từ thời điểm này (tháng 3 – 4) thường xảy ra khô hạn. Trước tình hình khô hạn do sự biến đổi khí hậu, chúng tôi tiến hành thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến khả năng giữ quả của giống vải U trứng và U hồng tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nhằm góp phần giảm lượng nước tưới cho cây trồng trong nông nghiệp và ứng biến với biến đổi khí hậu. Kết quả thí nghiệm được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.2.
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.2 cho thấy, sau 15 ngày tắt quả thì tỷ lệ quả của cả hai giống vải đều rất cao. Tuy nhiên, tỷ lệ giữ quả giảm dần theo thời gian theo dõi.
Trên giống vải U trứng và U hồng thì khả năng giữ quả sau 60 ngày theo dõi đạt cao nhất khi bón 80g/cây chất giữ ẩm (công thức 3 và công thức 6) và thấp nhất là đối chứng khi không sử dụng chất giữ ẩm.
Đối với giống vải U trứng, số quả đậu ban đầu ở các công thức dao động từ 77,08 - 89,89 quả/chùm, sau 60 ngày theo dõi thì khả nămh giữ quả ở công thức đối chứng là thấp nhất (đạt 3,95 quả đậu), công thức 3 khi bón 80 g/cây chất giữ ẩm cho tỷ lệ giữ quả là cao nhất (đạt 6,23 quả)
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến khả năng giữ quả của giống vải U trứng và U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang
Công thức
Số quả đậu ban đầu (quả
/chùm)
Số quả đậu/chùm (quả) Thu hoạch Sau 15
ngày
Sau 30 ngày
Sau 45 ngày
Sau 60 ngày
Số quả đậu
Tỷ lệ so với ban đầu (%) CT1
(đ/c) 77,08 38,69 17,17 8,79 5,78 3,95 5,12
CT2 80,19 46,27 23,88 15,16 8,52 4,85 6,05
CT3 89,89 55,11 30,01 20,23 11,96 6,23 6,93
CT4
(đ/c) 77,87 44,19 20,89 12,42 7,83 4,01 5,15
CT5 87,68 54,99 27,01 17,47 9,40 5,95 6,79
CT6 95,64 60,73 34,03 23,62 14,82 6,85 7,16
Đối với giống vải U hồng, số quả đậu ban đầu ở các công thức dao động từ 77,87 – 95,64 quả/chùm). Sau 60 ngày theo dõi thì khả nămg giữ quả ở công thức đối chứng là thấp nhất (chỉ đạt 7,83 quả), công thức 6 khi bón 80 g/cây chất giữ ẩm khả năng giữ quả là cao nhất (đạt 14,82 quả).
Qua kết quả cho thấy, chất giữ ẩm được bón vào trong đất có tác dụng hút giữ nước để cung cấp nước từ từ cho cây trồng. Khi lượng nước trong chất giữ ẩm đã được tiêu hao hết, chất giữ ẩm trở lại trạng thái gần giống như ban đầu, sau đó hút nước trở lại khi gặp mưa hoặc nguồn nước tưới. Khả năng giữ quả sau 45 ngày càng cao thì hiệu quả kinh tế của các giống vải chín sớm càng tăng.
4.1.3. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của hai giống vải U trứng và U hồng
Năng suất cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó chỉ tiêu khối lượng quả có thể coi là chỉ tiêu quan trọng ngoài việc quyết định năng suất nó còn quyết định đến chất lượng quả. Đối với cây vải khối lượng quả và tỷ lệ đậu quả là những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất. Do vậy việc tác động các biện pháp kỹ thuật để làm tăng khối lượng quả và tỷ lệ đậu quả là biện pháp hữu hiệu để làm tăng năng suất. Cắt tỉa cành và quả để cây thông thoáng, dinh dưỡng tập trung vào nuôi quả, giúp quả phát triển nhanh và đồng đều.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất giữ ẩm tới các yếu tố cấu thành năng suất thể hiện qua bảng 4.3.
Qua kết quả ở bảng 4.3 và hình 4.3 chúng ta thấy:
- Số chùm quả và số quả/chùm: sự sai khác về số chùm quả/cây giữa các công thức không nhiều và không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên việc bón chất giữ ẩm có ảnh hưởng rõ rệt đến số quả/chùm. Các công thức có bón chất giữ ẩm đều có số quả/chùm lớn hơn công thức đối chứng không sử dụng chất giữ ẩm và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê.
Đối với giống vải U trứng, số quả/chùm dao động từ 3,95 – 6,23 quả/chùm;
thấp nhất là ở công thức đối chứng (chỉ đạt 3,95 quả/chùm) và cao nhất là ở công thức 3 (đạt 6,23 quả/chùm).
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của hai giống vải thí nghiệm
Công thức
Số chùm quả/cây
(chùm)
Số quả/chùm
(quả)
Số quả/cây
(qủa)
Khối lượng quả
(g)
Năng suất lý thuyết (kg/cây)
Năng suất thực
thu (kg/cây)
NS tăng so với
đối chứng
(kg)
CT1 (đ/c) 332,6 3,95 1.313,77 28,6 37,6 34,68 -
CT2 335,7 4,85 1.628,15 28,8 46,9 42,34 7,66
CT3 336,7 6,23 2.097,64 29,6 62,1 49,55 14,87
LSD0.05 7,9 6,7
CV% 7,2 7,1
CT4 (đ/c) 334,3 4,01 1.340,54 28,7 38,5 35,51 -
CT5 337,3 5,95 2.006,94 29,1 58,4 47,48 11,97
CT6 339,7 6,85 2.326,95 29,7 69,1 50,59 15,08
LSD0.05 9,0 7,2
CV% 7,4 7,6
Hình 4.3. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của hai giống vải thí nghiệm
Đối với giống vải U hồng, số quả/chùm dao động từ 4,01 – 6,85 quả/chùm;
thấp nhất là ở công thức đối chứng (chỉ đạt 4,01 quả/chùm) và cao nhất là ở công thức 6 (đạt 6,85 quả/chùm).
- Khối lượng quả: Đây là chỉ tiêu quyết định năng suất vải. Các công thức sử dụng chất giữ ẩm có ảnh hưởng đến khối lượng quả, tuy nhiên các công thức khác nhau thì mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau.
Đối với giống vải U trứng, khối lượng quả dao động từ 28,6 – 29,6 g; thấp nhất là ở công thức đối chứng (chỉ đạt 28,6g), tiếp đến là ở công thức 2 khi bón lượng chất giữ ẩm là 40g/cây đạt 28,8 g và cao nhất là ở công thức 3 (đạt 29,6g).
Đối với giống vải U hồng, khối lượng quả dao động từ 28,7 – 29,7 g; thấp nhất là ở công thức đối chứng (chỉ đạt 28,7g), tiếp đến là ở công thức 2 khi bón lượng chất giữ ẩm là 40g/cây đạt 29,1 g và cao nhất là ở công thức 6 (đạt 29,7g).
- Năng suất thực thu của vải:
Đối với giống vải U trứng: năng suất thực thu dao động từ 34,68 - 49,55 kg/cây; thấp nhất là ở công thức đối chứng (chỉ đạt 34,68 kg/cây), tiếp đến là công thức 2 khi bón chất giữ ẩm với lượng 40 kg/cây cho năng suất thực thu đạt 42,34 kg/cây; cao nhất là ở công thức 3 đạt 49,55 kg/cây. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Đối với giống vải U hồng: năng suất thực thu dao động từ 35,51 - 50,59 kg/cây; thấp nhất là ở công thức đối chứng (chỉ đạt 31,04 kg/cây), tiếp đến là công thức 2 khi bón chất giữ ẩm với lượng 40 kg/cây cho năng suất thực thu đạt 47,48 kg/cây; cao nhất là ở công thức 6 đạt 50,59 kg/cây. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
4.1.4. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến một số chỉ tiêu cơ giới quả của hai giống vải thí nghiệm
Các chỉ tiêu đánh giá quả như: Khối lượng quả, khối lượng hạt, khối lượng cùi có liên quan trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng quả. Ảnh huởng của chất giữ ẩm đến các chỉ tiêu đánh giá quả được chúng tôi thể hiện qua bảng 4.4 và hình 4.4.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của chất giữ ẩmđến một số chỉ tiêu cơ giới quả
Công thức
Về quả Về hạt
Khối lượng vỏ (gam)
Khối lượng cùi
(gam)
Tỷ lệ phần ăn được
(%) Khối lượng
quả (gam)
Chiều cao quả (cm)
Đường kính quả
(cm)
Khối lượng hạt
(gam)
Chiều cao hạt (cm)
Đường kính hạt
(cm)
CT1 (đ/c) 28,6 3,19 3,35 6,55 1,23 1,14 3,19 18,86 65,95
CT2 28,8 3,25 3,42 6,24 1,21 1,11 3,14 19,42 67,43
CT3 29,6 3,28 3,46 5,94 1,20 1,10 3,11 20,55 69,43
LSD0.05 2,4 3,2
CV% 3,7 5,4
CT4 (đ/c) 28,7 3,21 3,36 6,47 1,24 1,15 3,19 19,04 66,34
CT5 29,1 3,26 3,44 6,13 1,19 1,12 3,13 19,84 68,18
CT6 29,9 3,29 3,51 5,83 1,18 1,11 3,10 20,97 70,12
LSD0.05 3,1 4,6
CV% 4,8 5,0
Hình 4.4. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến tỷ lệ phần ăn được của hai giống vải thí nghiệm
Kết quả bảng 4.4 và hình 4.4 cho thấy, các công thức có sử dụng chất giữ ẩm có khối lượng hạt nhỏ hơn so với đối chứng. Các chỉ tiêu về khối lượng vỏ, sự khác nhau giữa các công thức là không đáng kể.
Khối lượng cùi và tỷ lệ phần ăn được: Các công thức sử dụng chất giữ ẩm có khối lượng cùi và tỷ lệ phần ăn được cao hơn so với đối chứng; ở các công thức xử lý với số lần khác nhau, khối lượng cùi và tỷ lệ phần ăn được cũng khác nhau.
Đối với giống vải U trứng, khối lượng cùi dao động từ 18,86 - 20,55g; thấp nhất là ở công thức đối chứng đạt 18,86g (tỷ lệ phần ăn được là 65,95%); tiếp đến là ở công thức 2 bón 40g/cây đạt 19,42g (tỷ lệ phần ăn được là 67,43%); cao nhất là ở công thức 3 bón 80g/cây đạt 20,55g (tỷ lệ phần ăn được là 69,43%).
Đối với giống vải U hồng, khối lượng cùi dao động từ 19,04 - 20,97g; thấp nhất là ở công thức đối chứng đạt 19,04g (tỷ lệ phần ăn được là 66,34%); tiếp đến là ở công thức 5 bón 40g/cây đạt 19,84g (tỷ lệ phần ăn được là 68,18%); cao nhất là ở công thức 6 bón 80g/cây đạt 20,97g (tỷ lệ phần ăn được là 70,12%).
4.1.5. Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến chất lượng quả của hai giống vải thí nghiệm
Chất lượng vải không chỉ được đánh giá bằng các chỉ tiêu ngoại hình (hình dạng, mầu sắc, hương vị...) mà còn phụ thuộc vào các chỉ tiêu hoá sinh bên trong như độ brix.... Ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến hàm lượng độ Brix được thể hiện ở hình 4.5.
Hình 4.5. Ảnh hưởng của chất giữ ẩmđến độ Brix trong quả
Qua kết quả ở hình 4.5 cho thấy, khi sử dụng chất giữ ẩm cho cây vải thì độ brix của quả vải không có sự sai khác đáng kể giữa các công thức.
4.1.6. Hiệu quả của biện pháp sử dụng chất giữ ẩm
Hiệu quả kinh tế của biện pháp sử dụng chất giữ ẩm được chúng tôi thể hiện qua bảng 4.5.
Kết quả bảng 4.5 cho thấy, ở các công thức sử dụng chất giữ ẩm đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng.
Đối với giống vải U trứng, hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở công thức 3 (đạt 128.766.000 đồng/ha), cao hơn đối chứng 49.922.400 đồng/ha.
Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế của biện pháp sử dụng chất giữ ẩm trên hai giống vải U trứng và U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang
ĐVT: đồng Chỉ tiêu
Công thức
Năng suất (kg/cây)
Giá bán BQ
Tổng thu/cây
Tổng chi phí đầu
tư
Lãi thuần/cây
Lãi
thuần/ha So với Đ/c CT1 (đ/c) 34,68 16.000 554880 196.500 358.380 78.843.600 -
CT2 42,34 16.000 677.440 205.500 471.940 103.826.800 24.983.200 CT3 49,55 16.000 792.800 207.500 585.300 128.766.000 49.922.400 CT4 (đ/c) 35,51 16.000 568.160 196.500 371.660 81.765.200 0
CT5 47,48 16.000 759.680 205.500 554.180 121.919.600 40.154.400 CT6 50,59 16.000 809.440 207.500 601.940 132.426.800 50.661.600
Đối với giống vải U Hồng, hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở công thức 6 (đạt 132.426.800 đồng/ha), cao hơn đối chứng 50.661.600 đồng/ha.