Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng quả vải chín sớm tại lục ngạn, bắc giang (Trang 55 - 60)

- Đối tượng: cây vải.

- Vật liệu nghiên cứu.

+ Giống: giống vải chín sớm U trứng và U hồng 5 năm tuổi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

+ Chất điều hoà sinh trưởng: GA3 (gibberellic acid) thương phẩm dạng bột, gói 1g (sản xuất tại Trung Quốc) với hàm lượng hoạt chất 75%.

+ Chất giữ ẩm CH 24; có nguồn gốc từ Việt Nam.

3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ tháng 1/2016 - 10/2016 tại vườn thí nghiệm Xã Nghĩa Hồ, Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến năng suất và chất lượng quả vải U trứng và U hồng.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp tỉa hoa đến năng suất và chất lượng quả vải U hồng.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 đến tỷ lệ đậu quả và năng suất quả vải chín sớm U hồng.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 3.4.1. Thí nghiệm 1

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất giữ ẩm đến năng suất và chất lượng quả vải U trứng và U hồng .

Thí nghiệm được bố trí với 3 công thức và 3 lần nhắc lại theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) một nhân tố cho từng giống gồm U trứng và U hồng. Mỗi cây là một lần nhắc lại cụ thể:

CT1: Giống vải U trứng, bón 0 g/cây chất giữ ẩm (đối chứng).

CT2: Giống vải U trứng, bón 40 g/cây chất giữ ẩm.

CT3: Giống vải U trứng, bón 80 g/cây chất giữ ẩm.

CT4: Giống vải U hồng, bón 0 g/cây chất giữ ẩm (đối chứng).

CT5: Giống vải U hồng, bón 40 g/cây chất giữ ẩm.

CT6: Giống vải U hồng, bón 80 g/cây chất giữ ẩm.

Thời điểm bón: khi cây hình thành quả non, vào đầu tháng 3. Từ thời điểm này (tháng 3 – 4) thường xảy ra khô hạn ở vùng Lục Ngạn.

Cách bón: cuốc đều rãnh sâu và rộng 20 cm, rắc đều hạt giữ ẩm và kết hợp đợt bón thúc, lấp đất, tưới nước nếu đất khô.

Sơ đồ thí nghiệm

Dải bảo vệ

Dải bảo vệ

CT1 CT3 CT2

Dải bảo vệ

CT2 CT1 CT3

CT3 CT2 CT1

CT4 CT6 CT5

CT5 CT4 CT6

CT6 CT5 CT4

Dải bảo vệ 3.4.2. Thí nghiệm 2

Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp tỉa hoa đến năng suất và chất lượng quả vải U hồng.

Thí nghiệm được bố trí với 4 công thức và 3 lần nhắc lại theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), mỗi cây là một lần nhắc lại.

CT1: Không tỉa cành hoa (đối chứng).

CT2: Tỉa 1/3 chiều dài cành hoa.

CT3: Tỉa 1/2 chiều dài cành hoa.

CT4: Tỉa 3/4 chiều dài cành hoa.

Tỉa cành hoa theo chiều dài cành dài nhất (nhánh chính) trước khi nở hoa khoảng 2 tuần (15 – 20/2/2016).

Hình 3.1. Vị trí và thời điểm tỉa chùm hoa

Hình 3.2. Quả thường chỉ đậu ở nhánh và hoa gần phía gốc cành

* Sơ đồ thí nghiệm:

Dải bảo vệ

Dải bảo vệ CT1 CT3 CT2 Dải bảo vệ

CT2 CT4 CT3

CT3 CT2 CT1

CT4 CT1 CT4

Dải bảo vệ 3.4.3. Thí nghiệm 3

Nghiên cứu ảnh hưởng của GA đến tỷ lệ đậu quả và năng suất quả vải chín sớm U hồng.

Thí nghiệm được bố trí với 4 công thức và 3 lần nhắc lại theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), mỗi cây là một lần nhắc lại.

CT1: Công thức đối chứng, phun nước lã.

CT2: Phun GA3 nồng độ 50 ppm.

CT3: Phun GA3 nồng độ 100 ppm.

CT4: Phun GA3 nồng độ 200 ppm.

Thời điểm phun: khi hoa tàn và quả bằng hạt đậu xanh.

Hình 3.3. Thời điểm hoa tàn và tiến hành phun

* Sơ đồ thí nghiệm:

Dải bảo vệ

Dải bảo vệ CT1 CT4 CT3 Dải bảo vệ

CT2 CT3 CT1

CT3 CT1 CT4

CT4 CT2 CT2

Dải bảo vệ

Kỹ thuật phun hóa chất: các hóa chất được cân và pha với nồng độ ở từng công thức, phun ướt đều tán lá bằng bình bơm điện.

3.5. CHỈ TIÊU THEO DÕI 3.5.1. Các chỉ tiêu về hoa

Trên mỗi cây chọn 8 chùm hoa ở lưng chừng tán cây theo 4 hướng Đông , Tây, Nam, Bắc. Mỗi hướng 2 chùm treo thẻ đánh dấu để theo dõi tổng số hoa/chùm, tỷ lệ hoa cái, hoa đực, hoa lưỡng tính.

3.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá quả

Để thuận tiện cho việc theo dõi tỷ lệ đậu quả, khả năng giữ quả của các công thức, trên mỗi cây chọn 8 chùm ở tầng giữa tán cây theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi hướng 2 chùm cheo thẻ đánh dấu để theo dõi.

* Theo dõi tỷ lệ đậu quả.

- Số quả đậu ban đầu là số quả đếm được sau khi tắt hoa.

Tổng số quả đậu ban đầu

- Tỷ lệ đậu qủa ban đầu (%) = x100

Tổng số hoa cái + lưỡng tính

* Khảo sát động thái đậu quả.

Sau khi tàn hoa tiến hành theo dõi bằng cách đếm số quả còn lại trên chùm và tiếp tục theo dõi sau 15 ngày, sau 30 ngày, sau 45 ngày, sau 60 ngày và đến khi thu hoạch.

Số quả đậu/chùm

* Tỷ lệ đậu quả so với ban đầu (%) = x 100 Số quả đậu ban đầu

Số quả/chùm khi thu hoạch

* Tỷ lệ đậu quả khi thu hoạch (%) = x 100

Tổng số hoa cái + lưỡng tính

* Năng suất.

- Số chùm quả: Đếm số chùm mang quả thực thu trên cây.

- Đếm số quả còn lại trên chùm vào lúc thu hoạch.

- Khối lượng quả (g): Mỗi công thức cân ngầu nhiên 30 quả rồi tính trung bình.

- Năng suất lý thuyết = Số chùm quả/cây x số quả/chùm x P quả.

- Năng suất thực thu: Thu hoạch quả trên các cây ở tất cả các công thức thí nghiệm sau đó tính năng suất trung bình của cây.

* Đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng quả (cân, đo 30 quả/công thức) - Kích thươc quả:

+ Chiều cao quả: Đo ở vị trí dài nhất của quả theo chiều song song với trục quả.

+ Đường kính quả: Đo ở vị trí rộng nhất của quả.

+ Khối lượng quả: Cân lấy giá trị trung bình.

+ Kích thước hạt: Đo chiều cao và chiều rộng của hạt rồi lấy giá trị trung bình.

+ Khối lượng hạt: Cân lấy giá trị trung bình.

- Theo dõi thời điểm chín.

- Phân tích chất lượng quả: Độ Brix (%) Đo bằng khúc xạ kế cầm tay.

3.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Xử lý thống kê bằng chương trình MS Excel và IRRISTART.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng quả vải chín sớm tại lục ngạn, bắc giang (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)