2.5. Đặc điểm ra hoa và yêu cầu độ ẩm, nhiệt độ của cây vải
2.5.3 Yêu cầu ngoại cảnh của cây vải
Groff (1921) cho rằng, năng suất vải thường cao ở vùng lạnh, nhiệt độ thấp từ (-1,1 đến 4,40C) nhưng không có sương muối và có thời gian ngủ nghỉ trước phân hoá mầm hoa. Nhiệt độ thấp ức chế việc sinh ra hooc môn sinh trưởng, từ đó làm giảm sự phát lộc và tăng khả năng ra hoa. Theo Nguyễn Thiếu Đường (1984) thì cây vải sinh trưởng tốt ở nhiệt độ bình quân là 21 - 250C. Giống chín muộn ở nhiệt độ 00C và giống chín sớm ở nhiệt độ 40C thì sinh trưởng dinh dưỡng bị ngừng trệ. Khi nhiệt độ ở mức 8 - 100C thì cây bắt đầu hồi phục sinh trưởng, 10 - 200C cây sinh trưởng chậm, trên 210C thì sinh trưởng tốt, ở nhiệt độ 23 -260C sinh trưởng mạnh nhất. Tổng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển cả năm của vải là: 2.500 - 2.8000C [18, 93-94].
Theo thống kê của cục Nông nghiệp Quảng Đông thì những năm được mùa Vải là những năm có nhiệt độ thấp nhất trong phạm vi 1,5 - 140C. Trong vòng 25 năm, có 10 năm được mùa vải thì nhiệt độ thấp nhất đều nằm trong phạm vi này.
Nghê Diệu Nguyên (1985) cho rằng: cường độ và thời gian kéo dài của nhiệt độ thấp có ảnh hưởng đến sự phân hoá mầm hoa của giống vải Hắc Diệp. Nhiệt độ cũng liên quan đến tỷ lệ hoa cái và hoa đực của vải trong thời gian phân hoá mầm hoa. Từ tháng 1 đến tháng 3, nhiệt độ bình quân trong ngày càng thấp thì tỷ lệ hoa cái càng cao, nhiệt độ tăng cao thì tỷ lệ hoa cái lại giảm.
Bảng 2.8. Quan hệ giữa nhiệt độ và tỷ lệ hoa cái của vải
Số TT Nhiệt độ (0C) Tỷ lệ hoa cái (%)
1 12,8 27,4
2 13,1 24,7
3 14,9 23,9
4 15,4 23,0
5 15,9 23,1
6 16,1 20,0
7 16,4 18,3
Nguồn: Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần (1991) Quá trình phân hoá mầm hoa của vải liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ thấp của mùa đông. Năm 1975, Bành Kính Ba theo dõi trên các giống vải Nếp và Hoài chi cho thấy: nhiệt độ từ 0 - 100C thuận lợi cho phân hóa mầm hoa và chùm hoa phân nhánh. Ở điều kiện 11 - 140C cành hoa và lá đều có thể phát triển sớm
trở thành các chùm hoa có giá trị kinh tế. Nhiệt độ 18 - 190C trở xuống vẫn có thể hình thành chùm hoa nhỏ, nhiều lá nhưng không có giá trị về kinh tế. Giống vải Trần tử trong những năm tích luỹ trên 200 giờ nhiệt độ dưới 70C, quá trình hình thành hoa và đậu quả tốt, những năm không đủ 150 giờ thì hình thành hoa và đậu quả kém (Nghê Diệu Nguyên, 1998).
Theo Vũ Công Hậu (1999), nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây vải. Những vùng trồng vải thường có nhiệt độ bình quân 10 - 170 C, nhiệt độ thấp nhất không quá - 20, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 24 - 290C. Theo Phạm Văn Côn (2004), khi ra hoa, đậu quả cây vải cần nhiệt độ hơi lạnh và khô, tổng tích ôn khoảng 2.500 - 2.6000C.
2.5.3.2. Yêu cầu về ánh sáng
Vải là cây ưa sáng, vì vậy người Trung Quốc có câu: “Đương nhật lệ chi, bối nhật long nhãn”, nghĩa là nhãn có thể chịu bóng râm, quay lưng về phía mặt trời còn vải phải trồng ở chỗ có ánh sáng chiếu chính diện. Cây vải là cây cần ánh sáng quanh năm, nhất là tháng 11, 12, nắng càng nhiều càng thuận lợi cho sự phân hóa mầm hoa, tháng 2, 3, có nắng thì quá trình thụ phấn thụ tinh sẽ thuận lợi. Cây vải cần tổng số giờ chiếu sáng trong năm từ 1.800 giờ trở lên là khá thích hợp.
Theo Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần (1998), với giống vải Hắc Diệp, số giờ chiếu sáng nhiều thì lượng hoa cái trên một chùm tăng lên tương ứng.
Ánh sáng thích hợp còn làm tăng khả năng quang hợp cho cây đồng thời tăng tích luỹ chất khô, giảm sâu bệnh gây hại. Từ đó, cần phải bố trí khoảng cách trồng và cắt tỉa tạo tán hợp lý, tránh sự che khuất lẫn nhau giữa các cành trên cùng một cây và giữa các cây cùng trong vườn trồng.
2.5.3.3. Yêu cầu về độ ẩm và nước
Vải có nguồn gốc ở các vùng mà lượng mưa hàng năm dao động trong khoảng 1.250 - 1.700 mm, nhưng lượng mưa thích hợp nhất là 1.500 mm mỗi năm. Những tháng có mưa nhiều, cây vải sinh trưởng mạnh, bộ lá xanh tốt thường bị sâu bệnh phá hoại.
Độ ẩm là một trong những nhân tố quan trọng trong việc xác định vùng trồng vải. Vùng trồng thường có gió nóng, khô trong mùa hè gây bất lợi cho sự phát triển của vải (làm quả bị nứt, sau đó làm hại đến thịt quả), đây chính là nhân tố ảnh hưởng đến sự mở rộng diện tích vải. Trong thời kì sinh trưởng dinh
dưỡng, vải yêu cầu lượng nước nhiều để phát triển thân lá, tạo tiền đề cho năng suất cao ở giai đoạn về sau. Lượng mưa phân bố đều sẽ tốt hơn là lượng mưa đủ và tập trung. Nếu lượng mưa không đủ, cần phải có biện pháp tưới nước kịp thời vào các giai đoạn cần thiết cho cây.
Những tháng mùa hè và mùa thu là thời gian cây vải sinh trưởng mạnh, yêu cầu lượng nước lớn. Những tháng mùa đông nếu mưa nhiều, vải dễ phát lộc đông, không thuận lợi cho phân hoá mầm hoa. Theo Nghê Diệu Nguyên và cộng sự, lượng mưa ảnh hưởng tới hoa vải chủ yếu trong giai đoạn phân hóa trục chùm hoa và thời kỳ phân hóa hoa. Nếu đủ nước, tổng số hoa/chùm và số hoa đực/chùm giảm nhưng số hoa cái không bị ảnh hưởng nhiều nên tỷ lệ hoa cái tăng (Nghê Diệu Nguyên, 1998).
Mưa nhiều trong thời gian hoa đang nở sẽ làm thối hoa, tỷ lệ đậu quả thấp, có thể dẫn đến mất mùa. Phấn hoa trong nước nửa giờ có một bộ phận bắt đầu nẩy mầm, 1 - 1,5 giờ phần lớn hạt phấn nảy mầm, sau 2 giờ cơ bản ngừng nảy mầm. Nếu ngâm phấn hoa trong nước quá nửa giờ, màng ngoài của 70% số hạt phấn bắt đầu trương lên; ngâm khoảng 1 giờ, đầu trên ống phấn hoa bị vỡ ra, nguyên sinh chất chảy ra ngoài và ngừng sinh trưởng.
Ở các tỉnh phía Bắc nước ta, chế độ mưa và ẩm độ tương đối thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây vải. Mùa khô bắt đầu vào các tháng 10, 11, 12 và cũng là lúc vải cần điều kiện khô, lạnh để phân hoá mầm hoa. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 4, 5 cũng là lúc vải cần nhiều nước để nuôi quả, giúp quả lớn nhanh (Phạm Văn Côn, 2004).
2.5.3.4. Yêu cầu về đất đai
Cây vải có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Các loại đất phù xa, đất có tầng canh tác dày, đất giàu dinh dưỡng, đất đồng bằng... thích hợp cho vải sinh trưởng, phát triển. Theo Nghê Diệu Nguyên (1998) thì đất núi, đất đồi địa thế cao, tầng đất dày, tiêu nước tốt nhưng nghèo chất hữu cơ và độ phì thấp, muốn trồng vải cho hiệu quả kinh tế cao cần cần phải cày xới, bón phân, tưới nước đầy đủ để cải tạo đất, giúp bộ rễ ăn sâu, rộng, tăng được thế sinh trưởng của cây. So với vải trồng ở vùng đồng bằng, cây vải trồng ở vùng đồi núi thường có tuổi thọ cao hơn, vỏ quả dày hơn, mã quả tươi hơn, vị ngọt và chất lượng khá.
Bảng 2.9. Mức độ thích nghi của cây vải thiều đối với đất đai
Chỉ tiêu Mức độ thích nghi Không thích
hợp N
S1 S2 S3
Loại đất P, Fp, Fs Fk, Fv Fa, Fq
Độ dốc 0 - 8 8 - 15 15 - 25 > 25
Độ dày tầng đất > 100 70 - 100 50 - 70 < 50
Độ phì đất N1 N2 N3
Nguồn: Trần Thế Tục, Vũ Thiện Chính (1997) [28]
Ghi chú: S1: Rất thích hợp; S2: Thích hợp; S3: Ít thích hợp. P: Đất phù sa; Fa:
đất đỏ vàng trên đá macma axit; Fp: đất nâu vàng trên phù sa cổ; Fq: đất vàng nhạt trên đá cát; Fk:
đất nâu đỏ trên macma bazơ và trung tính; Fs: đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và biến chất; Fv: đất nâu đỏ trên đá vôi.
Theo các kết quả nghiên cứu của Trần Thế Tục, Vũ Thiện Chính (1997) và của Vũ Thiện Chính (1999), ở nước ta, vải là loại cây không kén đất, có thể trồng được trên nhiều loại đất từ đất bãi ven sông, đất ruộng đến đất gò, đồi.
2.5.3.5. Yêu cầu về dinh dưỡng
Theo Nghê Diệu Nguyên (1998) thì tỷ lệ các loại phân bón được coi là thích hợp với cây vải trong thời kỳ cho quả ở Trung Quốc là: N : P : K = 1 : 0,4 : 0,6 - 0,8 hoặc: 1 : 0,4 : 1,6 - 1,8. Các loại phân vi lượng như: Mg, Mn, Zn, Bo...
cũng được áp dụng phun bổ sung lên lá nhằm tăng khả năng chống chịu cho cây, tăng tỷ lệ đậu quả, giữ quả, chống nứt quả và làm tăng phẩm chất quả.
Ở trong nước, khi nghiên cứu phản ứng đối với phân bón N - P - K của cây vải thiều trồng trên đất đồi và đất phù sa chua tại xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương và Đội 2, Nông trường Quốc doanh Lục Ngạn, các tác giả của Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội nhận thấy: phân bón N, P, K có ảnh hưởng rõ rệt đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất vải thiều trồng ở Lục Ngạn và Thanh Hà; có ảnh hưởng rõ đến hàm lượng đường, vitamin C, axít hữu cơ. Lượng phân bón và tỷ lệ bón N, P, K thích hợp cho vùng Lục Ngạn - Bắc Giang là 180 - 150 - 225 (tỷ lệ N : P : K = 1,2 : 1,0 : 1,5);
đối với vùng Thanh Hà - Hải Dương là 135 - 225 - 225 (tỷ lệ N : P : K = 1,0 : 1,7 : 1,7).
Menzel C.M. và Simpson D.R. (1992) đã đưa ra khoảng tối thích về dinh dưỡng cho đất trồng vải với cây trưởng thành (bảng 2.3).
Bảng 2.10. Hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho đất trồng vải tính theo tỷ lệ
TT Loại dinh dưỡng Khoảng tối thích
1 Đạm (%) 1,50 - 1,80
2 Lân (%) 0,14 - 0,22
3 Kaly (%) 0,70 - 1,10
4 Canxi(%) 0,60 - 1,00
5 Magiê (%) 0,30 - 0,50
6 Sắt (ppm) 50 - 100
7 Mangan (ppm) 100 - 250
8 Kẽm (ppm) 15 - 30
9 Đồng (ppm) 10 - 25
10 Bo (ppm) 40 - 60
11 Natri (ppm) < 500
12 Clo (%) < 0,25
Nguồn: Menzel C.M. and Simpson D.R. (1992) Kết quả xác định liều lượng và tỷ lệ phân bón cho vải chín sớm trên đất dốc thời kỳ đầu kinh doanh (đối với cây vải 5 năm tuổi) do Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện cho thấy: năng suất quả của các công thức bón phân 0,18 - 0,35 kg N;
0,10 - 0,20 kg P và 0,4 - 0,6 kg K dao động từ 14,8 - 18,7 kg quả/cây. Năng suất quả vải giữa các chế độ bón phân khác nhau có sự khác nhau, chênh lệch năng suất dao động từ 0,2 - 3,9 kg/cây. Trên nền 0,15 P2O5 và 0,50 K2O kg/cây bón N từ 0,25 - 0,45 kg N/cây làm tăng suất quả rõ rệt. Công thức bón nhiều N nhất (0,45 kg N/cây) cho năng suất quả cao nhất (18,7 kg/cây), cao hơn nhiều so với mức bón của người dân. Trên nền 0,35 N và 0,50 K2O kg/cây bón lượng P từ 0,1- 0,2 kg P2O5/cây cho năng suất cao nhất ở công thức bón 0,15 kg P2O5/cây.
Trên nền 0,35 N và 0,15 P2O5 kg/cây bón K từ 0,4 - 0,6 kg K2O/cây, cho năng suất cao nhất ở công thức bón 0,50 kg K2O/cây.
Kết quả khuyến cáo bón phân cho vải thời kỳ đầu kinh doanh trên đất dốc là 0,45 N : 0,15 P2O5 : 0,50 K2O (kg/cây) tương ứng với tỷ lệ N : P2O5 : K2O = 1,0 : 0,33 : 1,11. Đây là mức phân bón cho năng suất quả cao nhất, giúp sớm làm cho vải ổn định về năng suất trong thời kỳ đầu kinh doanh.