Phần 4 Kết quả thảo luận
4.2. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa hoa đến khả năng đậu quả, năng suất và chất lượng quả vải U hồng
4.2.2. Ảnh hưởng của tỉa hoa đến khả năng đậu quả
Một trong các nguyên nhân dẫn đến giảm năng suất và phẩm chất của quả vải (thậm chí có năm mất trắng mặc dù đầu vụ vải vẫn ra hoa và hình thành quả), là do hiện tượng rụng quả ở vải thiều. Có nhiều nguyên nhân gây ra rụng quả vải: do sinh lý, thiếu dinh dưỡng, nước tưới, sâu bệnh gây hại, điều kiện thời tiết bất thuận...
Tỷ lệ đậu quả ban đầu và tỷ lệ quả cuối cùng có ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch trên cây, nếu tác động các biện pháp kỹ thuật không hợp lý hoặc do điều kiện thời thiết bất thuận làm cho tỷ lệ đậu quả thấp sẽ làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu qủa cuối cùng, làm giảm năng suất.
Việc tỉa cành, tỉa hoa quả cũng là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng để khắc phục các nguyên nhân trên và góp phần vào việc hạn chế rụng quả không theo mong muốn của con người
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa hoa đến khả năng đậu quả được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của tỉa hoa đến khả năng giữ quả của giống vải U hồng
Công thức
Số quả đậu ban đầu (quả
/chùm)
Số quả đậu/chùm (quả) Thu hoạch Sau 15
ngày
Sau 30 ngày
Sau 45 ngày
Sau 60 ngày
Số quả đậu
Tỷ lệ so với ban đầu (%) CT1
(đ/c) 79,04 40,59 20,49 13,18 8,31 4,10 5,19
CT2 82,24 48,46 23,25 14,38 9,6 5,86 7,13
CT3 86,13 56,54 27,04 15,56 11,41 7,42 8,61
CT4 82,11 45,04 23,02 14,56 10,2 7,01 8,53
Qua kết quả ở bảng 4.7 cho thấy, các công thức cắt tỉa đã ảnh hưởng khá rõ rệt đến tỷ lệ đậu quả, cụ thể là:
* Số quả đậu/chùm sau 15 ngày tắt hoa và bắt đầu có sự phân biệt giữa công thức cắt tỉa và công thức đối chứng không cắt tỉa. Công thức đối chứng có số quả 40,59 quả, trong khi đó các công thức cắt tỉa có số quả dao động từ 45,04 - 56,54 quả/chùm.
Từ 30 ngày đến thu hoạch, sự chênh lệch giữa các công thức cắt tỉa và không cắt tỉa rất rõ rệt và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê.
Số quả đậu giảm rất nhanh đến ngày 30, sau đó thì mức độ giảm dần cho đến thu hoạch. Sở dĩ giai đoạn đến 30 ngày quả rụng nhiều là do đặc tính của cây, đây là giai đoạn rụng quả sinh lý lần 1. Đồng thời giai đoạn này vào tháng 3 có nhiệt độ còn thấp, khô hạn, dẫn tới quả phải rụng nhiều để tập trung dinh dưỡng nuôi số quả còn lại. Sau 60 ngày, số lượng quả giảm và ổn định dần, số quả rụng còn trung bình trên dưới 11 quả/chùm.
Đến giai đoạn thu hoạch, số quả/chùm dao động từ 4,10 - 7,42 quả/chùm;
đến giai đoạn này số lượng quả này đã giảm tới trên 60%, nên cây vải cơ bản đáp ứng đủ dinh dưỡng, nước và các chất nội sinh.
* Tỷ lệ đậu quả: Giữa các công thức cắt tỉa có sự sai khác so với đối chứng.
Ở công thức đối chứng, tỷ lệ đậu quả cuối cùng lúc thu hoạch là 5,19%, còn các công thức cắt tỉa khác có tỷ lệ đậu quả dao động từ 7,13- 8,61%. Như vậy, qua kết quả nghiên cứu có thể thấy công thức cắt tỉa 1/2 chiều dài cành hoa có ưu thế hơn so với các công thức khác.
4.2.3. Ảnh hưởng của cắt tỉa hoa đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống vải chín sớm U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang
Năng suất cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó chỉ tiêu khối lượng quả có thể coi là chỉ tiêu quan trọng ngoài việc quyết định năng suất nó còn quyết định đến chất lượng quả. Đối với cây vải khối lượng quả và tỷ lệ đậu quả là những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất. Do vậy việc tác động các biện pháp kỹ thuật để làm tăng khối lượng quả và tỷ lệ đậu quả là biện pháp hữu hiệu để làm tăng năng suất. Cắt tỉa hoa để dinh dưỡng tập trung vào nuôi quả, giúp quả phát triển nhanh và đồng đều.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cắt tỉa tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống vải U hồng được chúng tôi thể hiện qua bảng 4.8 và hình 4.7.
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.8 và hình 4.7 cho thấy, việc cắt tỉa đều có ảnh hưởng rất rõ rệt đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống vải chín sớm U hồng.
* Số chùm quả và số quả/chùm: Việc cắt tỉa tuy có ảnh hưởng đến số chùm quả/cây nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê; việc cắt tỉa có ảnh hưởng rõ rệt đến số quả/chùm. Các công thức cắt tỉa đều có số quả/chùm lớn hơn công thức đối chứng không cắt tỉa và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê. Công thức không cắt tỉa có số quả 4,10 quả/chùm, trong khi đó công thức cắt tỉa có số quả từ 5,86 - 7,42 quả/chùm.
* Khối lượng quả: các công thức có cắt tỉa có ảnh hưởng đến khối lượng quả, tuy nhiên các công thức khác nhau thì mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau.
Khối lượng quả dao động từ 28,6 – 30,6g; thấp nhất là ở công thức đối chứng (chỉ đạt 28,6g), tiếp đến là ở công thức 2 đạt 29,6 g; công thức 3 đạt 30,1g và cao nhất là ở công thức 4 đạt 30,6g.
* Năng suất của vải: năng suất thực thu dao động từ 37,35 - 58,83 kg/cây; thấp nhất là ở công thức đối chứng (chỉ đạt 37,35 kg/cây), tiếp đến là công thức 2 khi tỉa 1/3 chiều dài cành hoa cho năng suất thực thu đạt 50,62 kg/cây (bằng 135,5% so với đối chứng); công thức 4 khi tỉa 3/4 chiều dài cành hoa cho năng suất thực thu đạt 56,16 kg/cây; năng suât thực thu cao nhất là ở công thức 3 khi tỉa 1/2 chiều dài cành hoa đạt 58,83 kg/cây. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của cắt tỉa hoa đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống vải chín sớm U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang Công
thức
Số chùm quả/cây
(chùm)
Số quả/chùm
(quả)
Số quả/cây
(qủa)
Khối lượng quả (g)
Năng suất lý thuyết (kg/cây)
Năng suất thực thu
(kg/cây)
CT1 (đ/c) 356,7 4,10 1.462,47 28,6 41,8 37,35
CT2 341,7 5,86 2.002,36 29,6 59,3 50,62
CT3 332,6 7,42 2.467,89 30,1 74,3 58,83
CT4 329,3 7,01 2.308,39 30,6 70,6 56,16
LSD0.05 9,1 6,2
CV% 7,5 6,3
Hình 4.7. Ảnh hưởng của cắt tỉa đến năng suất của giống vải chín sớm U hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang
Như vậy có thể thấy, biện pháp cắt tỉa hoa đối với cây vải chín sớm cho hiệu quả cao. Sở dĩ như vậy là vì việc cắt tỉa giúp cho quả vải được phát triển đồng đều hơn, tỷ lệ đậu quả cao hơn, khối lượng quả cũng cao hơn.
So với các nghiên cứu khác áp dụng các biện pháp cắt tỉa hoa cho cây vải đều cho năng suất tăng cao, kết quả nghiên cứu biện pháp cắt tỉa hoa trên giống vải chín sớm cũng cho kết quả tương tự.