Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại khách sạn intercontinental hanoi landmark72 (Trang 25 - 29)

1.2 Khái quát về chất lượng nguồn nhân lực

1.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

- Xu thế hội nhập quốc tế: Sự hội nhập quốc tế diễn ra ở các mặt của đời sống kinh tế, xã hội với tốc độ nhanh chóng. Hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu mới với những tiêu chuẩn ngày một cao đối với nguồn nhân lực như: có khả năng áp dụng kỹ thuật, công nghệ; có khả năng giao tiếp và sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học; ý thức tổ chức kỷ luật và năng suất lao động đòi hỏi cũng phải được nâng cao…

- Chính sách dinh dưỡng và sức khỏe: Tầm vóc và thể lực là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Ở Việt Nam, vấn đề này được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. ngày 28/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 641/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc của nười Việt Nam trong 20 năm tới với mục tiêu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế như hiện nay, Đảng ta coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người.

- Yếu tố khoa học công nghệ và thông tin

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn nhân lực, cho phép các khách sạn lựa chọn chính sách sử dụng ít hay nhiều lao động, từ đó ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực.

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật. Để đủ sức cạnh tranh trên thị trường, các khách sạn phải cải tiến khoa học kỹ thuật, cải tiến thiết bị. Sự thay đổi này ảnh hưởng mạnh mẽ đến đội ngũ nhân lực của khách sạn. Các khách sạn cần phải đào tạo, bồi dưỡng nhân viên của mình theo kịp với đà phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật hiện đại.

Khoa học kỹ thuật thay đổi, một số công việc, kỹ năng không cần thiết nữa. Do Khách sạn một mặt phải đào tạo lại lực lượng lao động hiện tại của mình tuyển mộ thêm những người mới có năng lực, mặt khác cũng phải tinh giảm biên chế, sắp xếp lại lực lượng lao động dư thừa. Khoa học kỹ thuật hiện đại đã làm cho môi trường thông tin ngày càng phát triển và thông tin trở thành một nguồn lực mang tính chất sống còn đối với khách sạn.

- Yếu tố chinh trị: Các khách sạn kinh doanh sẽ ngày càng có tác động mạnh mẽ hơn tới môi trường chính trị thông qua các sản phẩm dịch vụ hay việc làm do họ tạo ra đối với xã hội. Ngược lại môi trường chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ như là sự ổn định các chính sách kinh tế.

- Môi trường văn hóa xã hội: Các truyền thống, tập quán, thói quen, lễ nghi, các quy phạm tư tưởng và đạo đức… tạo nên lối sống văn hoá và môi trường hoạt động xã hội của con người nói chung và người lao động trong khách sạn nói riêng. Trong một nền văn hoá xã hội có quá nhiều đẳng cấp, nấc thang giá trị xã hội không theo kịp đà phát triển của thời đại sẽ kìm hãm, không cung cấp nhân tài cho khách sạn. Chính cung cách văn hoá xã hội tạo ra bầu không khí văn hoá của khách sạn.

Sự thay đổi các giá trị văn hoá của một nước sẽ tạo ra các thử thách cho công tác quản lý đội ngũ nhân viên. Nếu quản lý đội ngũ nhân viên tốt sẽ quyết định sự thành công của khách sạn và ngược lại.

- Môi trường pháp lý: Luật lệ của nhà nước hay còn gọi là môi trường pháp lý bao gồm các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề lao động, sử dụng lao động, đây là khung pháp lý cho các khách sạn giải quyết tốt mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, là tiền đề cho các khách sạn xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và phát triển đội ngũ nhân lực.

17 - Thị trường lao động: Lao động xã hội bao gồm những người có khả năng lao động, đang có hoặc chưa có việc làm. Cơ cấu lao động được thể hiện qua tuổi tác, giới tính, trình độ dân trí, sự hiểu biết của các tầng lớp dân cư, trình độ học vấn và chuyên môn tay nghề cũng như các nguồn lao động bổ sung…số lượng và cơ cấu lao động xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực trong khách sạn.

Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Nền kinh tế mới chỉ thoát khỏi lạc hậu chứ chưa phát triển mạnh để trở thành một nước công nghiệp mới. Trong khi đó dân số phát triển rất nhanh. Lực lượng lao động hàng năm cần làm việc ngày càng gia tăng. Đó cũng là một vấn đề lớn mà các khách sạn cần phải quan tâm.

1.2.3.2 Các yếu tố chủ quan:

- Quan điểm của Lãnh đạo khách sạn về chất lượng nguồn nhân lực: Sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi nguồn nhân lực của khách sạn phải giỏi mới có được khách hàng. Chất lượng nguồn nhân lực là tài nguyên vô cùng quý giá. Để tồn tại và đứng vững, phát triển các khách sạn tìm mọi biện pháp để thu hút, duy trì và phát triển đội ngũ nhân lực. Các khách sạn đưa ra các chính sách nhân sự hợp lý, lãnh đạo, động viên và khen thưởng hợp lý, tạo ra bầu không khí khách sạn gắn bó…đồng thời thường xuyên cải tiến môi trường làm việc, cải tiến các chính sách phúc lợi. Nhà quản lý cần phải biết cách quản lý nhân viên có hiệu quả.

- Chiến lược cạnh tranh bằng chất lượng nhân lực: Một trong những yếu tố quan trọng và cơ bản nhất để một khách sạn có thể tồn tại và phát triển đó là chất lượng nguồn nhân lực. Khách sạn nào có chất lượng nguồn nhân lực tốt sẽ có cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh. Vi vậy, các khách sạn cần chủ động thực hiện việc đánh giá chất lượng đào tạo hằng năm, rà soát và xây dựng các chương trình đào tạo nghiệp vụ theo yêu cầu của công việc và theo nhu cầu học hỏi nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên. Các khách sạn khác luôn đưa ra chế độ đãi ngộ, lương, thưởng cao hơn để tuyển dụng những ứng viên có kinh nghiệm và năng lực sang làm việc, để bảo đảm “giữ chân” được những cán bộ có năng lực, mỗi khách sạn căn cứ vào điều kiện và quy mô của mình để xây dựng các chế độ đãi ngộ tương xứng với khả năng, trình độ chuyên môn và mức độ đóng góp sức lao động vào hiệu quả hoạt động của khách sạn.

- Chính sách tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực: Tuyển dụng nhân sự được coi là quá trình đầu tiên và cơ bản của quá trình tổ chức lao động. Đây là khâu rất quan trọng đối với mỗi khách sạn. Hoạt động tuyển dụng được thực hiện tốt thì tổ chức sẽ có một đội ngũ nhân viên có trình độ, kinh nghiệm để giúp tổ chức tồn tại và phát triển, nâng cao tính cạnh tranh của tổ chức đó. Ngược lại, nếu công tác tuyển dụng của tổ chức kém sẽ làm suy yếu nguồn nhân lực của tổ chức, kéo theo đó là hoạt động kinh doanh, kém hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực của tổ chức.

Để có thể làm tốt công tác tuyển dụng, nhà quản lý của mỗi khách sạn phải xây dựng một chính sách riêng phù hợp với khách sạn mình trong từng giai đoạn phát triển và hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.

Bố trí, sử dụng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong khách sạn. Phân công đúng người, đúng việc, đánh giá đúng tính chất và mức độ tham gia, đóng góp của từng người lao động để khích lệ, đãi ngộ kịp thời cho người lao động sẽ mang lại mức độ sinh lợi cao của hoạt động chung và tạo ra sự động viên to lớn đối với người lao động.

- Chính sách đào tạo: Chính sách đào tạo đóng vai trò quan trọng trong mỗi tổ chức, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức đó. Một khách sạn có chính sách đào tạo phù hợp, đúng đắn sẽ có một đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn sâu, được cung cấp đầy đủ kỹ năng, kiến thức để dễ dàng vận dụng trong công việc nhằm phát triển bản thân, khách sạn và phát triển xã hội. Chính sách đào tạo là vấn đề cốt lõi có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến phát triển nguồn nhân lực tại khách sạn dưới góc độ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách toàn diện.

- Công tác tạo động lực khuyến khích nâng cao trình độ của nhân viên

Khách sạn có thể duy trì đội ngũ nhân viên bán hàng bằng 2 yếu tố sau:

Yếu tố "cứng" bao gồm lương, thưởng và các đãi ngộ.

Yếu tố "mềm" bao gồm môi trường làm việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp và văn hóa khách sạn. Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng yếu tố:

19 - Xây dựng hệ thống lương, thưởng và đãi ngộ khuyến khích nhân viên: Hệ thống lương thưởng và đãi ngộ của khách sạn bao gồm: Lương, thưởng, phúc lợi (bao gồm phúc lợi xã hội theo quy định của Luật Lao động và phúc lợi của riêng khách sạn), các khoản đãi ngộ (chế độ đi lại, điện thoại…). Hệ thống này nếu được xây dựng và thực hiện với mục đích khuyến khích người có chất lượng lao động cao sẽ được hưởng thụ cao hơn thì sẽ kích thích đội ngũ bán hàng nâng cao năng lực, phẩm chất bằng mọi con đường, đặc biệt là con đường trải nghiệm và tự học.

- Thiết lập môi trường làm việc thân thiện: Hiện nay các khách sạn đang cố gắng đưa ra mức lương cao và chế độ đãi ngộ hấp dẫn để lôi kéo và giữ chân các nhân viên giỏi. Nhưng trong nhiều trường hợp điều này hoàn toàn không phải là yếu tố quyết định sự "đi hay ở" của nhân viên. Nếu bạn được trả mức lương cao và chế độ đãi ngộ hấp dẫn nhưng bạn phải làm việc trong một môi trường thiếu trang thiết bị làm việc, thiếu sự cộng tác, tin tưởng và tôn trọng nhau thì chắc chắn bạn cũng không thích làm việc tại chỗ đó.

- Tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp: Đối với các nhân viên trẻ thì cơ hội phát triển nghề nghiệp có thể là mối quan tâm hàng đầu của họ khi làm việc cho khách sạn.

Nếu khách sạn tạo cho họ có những cơ hội để phát triển nghề nghiệp thì họ sẽ gắn bó với khách sạn. Các cơ hội phát triển nghề nghiệp bao gồm: tham dự các khóa đào tạo, hướng dẫn và kèm cặp trong công việc, được giao các công việc mới đầy thách thức và được thăng tiến.

- Xây dựng văn hóa khách sạn phù hợp: Văn hóa khách sạn là một hệ thống các chuẩn mực về vật chất và tinh thần quy định các mối quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử của tất cả các thành viên trong khách sạn nhằm hướng đến những giá trị tốt đẹp và tạo ra nét riêng của khách sạn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại khách sạn intercontinental hanoi landmark72 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)