Các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Các nghiên cứu liên quan

Để xác định được cụ thể mô hình nghiên cứu, học viên đã kế thừa thêm các nghiên cứu đã được thực hiện trong thời gian qua thông qua việc đọc hiểu, phân tích và sàng lọc mang tính kế thừa. Bằng cách tham khảo tài liệu trên Internet, sách, báo, tạp chí, tài nguyên thư viện tại các trường đại học kinh tế Quốc Dân, đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh,…. Học viên đã nghiên cứu và chọn lọc những tác phẩm phù hợp với nghiên cứu của mình.

Những nghiên cứu được thực hiện trước đây mà học viên đã tìm hiểu, nghiên cứu qua như sau:

2.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới

Lý thuyết hành động hợp lý – TRA do Fishbein và Ajzen xây dựng năm 1975, đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng bởi thái độ người tiêu dùng và chuẩn chủ quan, Thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) được Ajzen (1991) xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi vào mô hình TRA nhằm phản ánh thêm yếu tố kinh nghiệm quá khứ sẽ ảnh hưởng đến ý định hành vi, mô hình nhận thức rủi ro TPR do Bauer R.A. (1960) xây dựng yếu tố rủi ro trong các sản phẩm liên quan đến công nghệ và trực tuyến, đối với các sản phẩm ngân hàng hiện đại được phát triển dựa trên trí tuệ thông minh đã tối ưu hoá được các lợi ích nhưng đi kèm là hàng loạt các rủi ro như lộ mật khẩu, rò rỉ thông tin cá nhân, đánh cắp tài khoản,… vì vậy việc ứng dụng lý thuyết nhận thức rủi ro TPR như một dự báo giúp nhà cung cấp đánh giá được ý định sử dụng thông qua phân tích những rủi ro mà người tiêu dùng lo sợ.

Lý thuyết chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – Mô hình TAM) được phát triển bởi Davis (1986), xác định các yếu tố chấp nhận sản phẩm dựa trên hành vi sử dụng công nghệ, đối với người tiêu dùng hiện đại ngày nay máy tính và điện thoại là những công cụ phổ biến trong cuộc sống, nhưng sản phẩm ngân hàng trong thời kỳ chuyển đổi số mạnh mẽ không chỉ hướng đến đối tượng khách hàng có kinh nghiệm mà hướng đến cả những đối tượng ít trải nghiệm công nghệ vì vậy việc ứng dụng mô hình chấp nhận công nghệ TAM là việc cần thiết trong mở rộng khách hàng của ngân hàng. Cùng với ứng dụng lý thuyết chấp

LVTS Quản trị kinh doanh

23

nhận công nghệ TAM, lý thuyết về sự đổi mới-IDT Everett Rogers (1962), lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology-UTAUT) được phát triển bởi Venkatesh và cộng sự (2003) nhằm dự báo về các yếu tố đổi mới trong công nghệ ảnh hưởng đến tâm lý ý định sử dụng của người tiêu dùng.

Munoz-Leiva & cộng sự (2017) ứng dụng mô hình chấp nhận công nghệ TAM trong xác định dự định sử dụng ứng dụng ngân hàng trên di động tại Tây Ban Nha, kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ sử dụng, yếu tố dễ sử dụng có ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Trong đó thái độ là nhân tố quyết định nhiều nhất đến hành vi sử dụng.

Al-Ajam & Nor (2013) tìm ra yếu tố quyết định đến ý định sử dụng ngân hàng internet của khách hàng tại Yemen qua áp dụng thuyết hành vi có kế hoạch TPB, kết quả cho thấy thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi có tác động đến việc lựa chọn dịch vụ ngân hàng thông qua internet.

Takele & Sira (2013) nghiên cứu các tác động ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ethiopia, nghiên cứu ứng dụng mô hình thuyết hành vi có kế hoạch TPB và mô hình chấp nhận công nghệ TAM, tác giả đã chỉ ra các yếu tố dễ sử dụng, nhận thức kiểm soát hành vi , thái độ trong mô hình TAM có tác động cùng chiều với việc ra quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, trong khi đó nhân tố bổ sung là yếu tố rủi ro có tác động ngược chiều với ý định sử dụng.

Srivastava và cộng sự (2016), trong khảo sát về lựa chọn ngân hàng bán lẻ của khách hàng trẻ tuổi tại Ấn Độ cho thấy hình ảnh nhà cung cấp qua hình ảnh và uy tính thương hiệu có tác động đển hành vi lựa chọn dịch vụ bán lẻ của ngân hàng.

Driedigera và Bhatiasevib (2019) thực hiện khảo sát về hình thức mua hàng hoá trực tuyến tại Thái Lan, nghiên cứu sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ TAM bao gồm các yếu tố cảm nhận hữu ích, dễ sử dụng, thái độ để giải thích cho việc chấp nhận hay từ chối hành vi tiêu dùng. Nghiên cứu với 263 phiếu khảo sát hợp lệ, kết quả cho thấy yếu tố dễ sử dụng và tính hữu ích có tác động đến ý định sử dụng mua hàng trực tuyến.

LVTS Quản trị kinh doanh

Juhaida Abu Bakar và cộng sự (2017) với đề tài nghiên cứu về Mô hình phân cấp toàn diện của ngân hàng bán lẻ với mục đích phân tích toàn diện về ý định hành vi trong ngân hàng bán lẻ tại Malaysia, phân tích đã cho thấy các yếu tố quan trọng nhất quyết định ý định của khách hàng là sự hài lòng, tiếp theo là chi phí lợi ích, hình ảnh ngân hàng và giá trị cảm nhận.

Nelson Lajuni và cộng sự (2017) đã làm một nghiên cứu về ý định sử dụng sản phẩm ngân hàng và các yếu tố tác động đến ý định, bài viết được khảo sát bởi 200 bảng câu hỏi trong đó có 131 bảng câu hỏi đạt yêu cầu được đưa vào phân tích cho thấy dễ sử dụng sẽ dẫn đến ý định lựa chọn sản phẩm của họ, các phát hiện còn cho thấy ảnh hưởng của xã hội có khả năng giải thích và dự đoán để hình dung ý định sử dụng các sản phẩm của ngân hàng, nghiên cứu này đã mở rộng tài liệu bằng cách cung cấp những hiểu biết sâu sắc về vấn đề này ở các thị trường mới nổi.

2.3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Dương Thuý Hà (2020) với mô hình nghiên cứu hành vi chuyển đổi việc sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại Việt Nam việc khác nhau về nghề nghiệp, thu nhập hay trình độ có ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi dịch vụ ngân hàng của khách hàng các nhân.

Trịnh Thị Thu Huyền (2019) đã ứng dụng mô hình lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) trong nghiên cứu việc chấp nhận dịch vụ mobile banking của KHCN, ảnh hưởng xã hội và bảo mật là hai yếu tố có tác động đến việc khách hàng chấp nhận dịch vụ, ngoài ra kết quả phân tích còn cho thấy tuổi và giới tính cũng là yếu tố tác động đến việc ra quyết định tiêu dùng của KH.

Bùi Thị Thuỳ Dương (2019) áp dụng thuyết hành vi có kế hoạch TPB cùng lý thuyết chấp nhận công nghệ UTAUT, khung nghiên cứu có bổ sung biến giá thấp trong chi phí cùng hình ảnh của nhà cung cấp để nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nguyễn Thị Hạnh (2017) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội, nghiên cứu ứng dụng các mô hình lý thuyết như lý thuyết về sự đổi mới IDT, thuyết hành

LVTS Quản trị kinh doanh

25

động hợp lý TRA, mô hình chấp nhận công nghệ TAM,… luận án đã bổ sung thêm 2 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bởi tính đổi mới và truyền thông.

Phạm Thị Thuý Vân (2020) sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bội, với mô hình lý thuyết PPM của Bansal, H.S và cộng sự (2005) bổ sung yếu tố nhận thức về sự thay đổi công nghệ, thang đo nhận thức về sự thay đổi công nghệ có tác dụng ngược chiều với ý định chuyển đổi NCC dịch vụ internet của người tiêu dùng.

Nguyễn Quang Tâm (2020) đề xuất mô hình nghiên cứu về ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng các nhân tại Sacombank cho thấy dễ sử dụng có tác động tích cực lên ý định sử dụng của khách hàng.

Vũ Văn Điệp và cộng sự (2019) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động, nghiên cứu thông qua lý thuyết TAM (chấp nhận công nghệ) kết hợp cùng mô hình TPB ( thuyết hành vi có kế hoạch). Cho thấy các yếu tố như dễ sử dụng, lợi ích có tác động tích cực đến ý định sử dụng thanh toán di động của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)