CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát về đơn vị nghiên cứu
4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam có mặt trên địa bàn tỉnh từ rất sớm, tiền thân là Phòng giao dịch Ngân hàng Kiến Thiết. Trải qua các giai đoạn phát triển, đến năm 1997 thì chính thức mang tên ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam-chi nhánh Bình Dương. Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang Ngân hàng luôn cố gắng phát huy những giá trị tốt đẹp, đồng thời không ngừng đổi mới hoạt động từng ngày và dần khẳng định vị thế trên thị trường tài chính, tiền tệ tại địa phương. Tính đến đầu năm 2018 ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam-chi nhánh Bình Dương tiếp tục là một trong những chi nhánh chủ lực với quy mô lớn trong hệ thống BIDV.
Thông tin chung: Hiện nay ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam-chi nhánh Bình Dương gồm có 1 chi nhánh và 3 phòng giao dịch trực thuộc tọa lạc ở vị trí khá đông dân cư cũng như khu công nghiệp thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh dịch vụ.
Tên giao dịch tiếng anh: Bank for Investment and Development of Binh Duong Tên viết tắt: BIDV Bình Dương
Những thành tựu ngân hàng Bidv Bình Dương đạt được: Với những đóng góp to lớn của BIDV Bình Dương trong sự phát triển lĩnh vực ngân hàng cũng như thành tích trong nhiều năm qua Đảng. Với hệ thống BIDV, BIDV Bình Dương trong nhiều năm liền là một trong những chi nhánh xuất sắc đứng đầu hệ thống BIDV. Ngoài ra chi nhánh còn đạt được một số danh hiệu trên từng mặt hoạt động như đơn vị đứng đầu điển hình về kinh doanh sản phẩm ngân hàng bán lẻ, lãnh đạo điều hành kinh doanh giỏi…
4.1.2. Bộ máy hoạt động
Các dịch vụ tại ngân hàng BIDV chi nhánh Bình Dương khá đa dạng như: in sao kê tài khoản, lập lệnh chuyển tiền và Sec, dịch vụ thẻ, đảm bảo, quản lý tài sản, các dịch vụ ngân hàng quốc tế, kiểm đếm tiền, chuyển tiền lương theo lô, dịch vụ cho vay,…. và nhiều dịch vụ tài chính khác.
LVTS Quản trị kinh doanh
45
Hiện nay BIDV chi nhánh Bình Dương hoạt động theo sơ đồ tổ chức sau:
(Nguồn: BIDV chi nhánh Bình Dương) Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức tại BIDV chi nhánh Bình Dương 4.1.3. Tình hình hoạt động tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam chi nhánh Bình Dương 4.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Hoạt động huy động tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có hoạt động huy độngvốn coi như không có hoạt động của NHTM. Chính vì vậy, ngay từ khi thành lập BIDV chi nhánh Bình Dương luôn phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra trong huy động vốn. Kết quả được thể hiện như sau:
BAN GIÁM ĐỐC
Khối quản lý KH
Phòng KHDN 1
Phòng KHDN FDI
Phòng KHCN 2
Phòng KHCN 1
Phòng KHDN 3
Khối QL rủi ro
Phòng QL rủi ro
Khối tác nghiệp
Phòng giao dịch KH
Phòng QT tín dụng
Phòng giao dịch KHDN
Phòng giao dịch KHCN
Phòng QL và DV kho quỹ
Khối QL nội bộ
Phòng kế hoạch-Tài
chính
Phòng TCHC
Khối trực thuộc
PGD Tân Uyên
PGD Hoà Phú
PGD Nam Tân Uyên
LVTS Quản trị kinh doanh
Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn tại BIDV CN Bình Dương
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Tiêu chí Năm 2018/2017 2019/2018 2020/2019
2017 2018 2019 2020 r % r % r %
Huy động
từ TCKT 3.400 3.441 3.730 4.002 41 1,21 289 8,40 272 7,29 Huy động
từ dân cư 9.901 11.395 11.429 12.785 1.494 15,09 34 0,30 1.356 11,86 Tổng huy
động vốn 13.301 14.836 15.159 16.787 1.535 11,54 323 2,18 1.628 10,74 (Nguồn: BIDV chi nhánh Bình Dương) Bảng 4.1 cho thấy tổng huy động của BIDV chi nhánh Bình Dương cơ bản tăng qua các năm, năm 2018 tăng 1,535 tỷ đồng so với năm 2017 tương đương với 11,54%, năm 2019 tăng 323 tỷ đồng so với năm 2018 tương đương với 2,18%, qua năm 2020 thì tốc độ tăng vượt trội hơn so với năm 2019 với 1,628 tỷ đồng tương đương với 10,74%. Nhìn chung tổng huy động vốn có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm đặc biệt ở năm 2019 so với năm 2018 chỉ với 2,18%, điều này có những bất cập trong chính sách mà ngân hàng cần tìm hiểu và khắc phục nhằm cải thiện tốt hơn cho tình hình hiện nay.
Về cơ cấu huy động vốn tại BIDV chi nhánh Bình Dương, ngân hàng chủ yếu huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm, năm 2018 tăng 1,494 tỷ đồng so với năm 2017 tương đương với 15,09%, năm 2019 tăng 34 tỷ đồng tương đương với 0,30% so với năm 2018, năm 2020 tăng 1,356 tỷ đồng so với năm 2019 tương đương với 11,86%. Tốc độ tăng qua các năm nhưng có xu hướng chậm lại do một số các nguyên nhân về dịch bệnh covid-19 đã làm mức lãi suất thấp đáng kể, cùng với đó là sự cạnh tranh từ những ngân hàng thương mại
LVTS Quản trị kinh doanh
47
khác trên địa bàn,… cùng với nhiều nguyên nhân khác mà ngân hàng cần tìm hiểu để tăng mức huy động vốn từ đối tượng tiềm năng này.
Về nguồn huy động từ tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu huy động vốn của NH, nhưng với sự chửng lại từ nguồn huy động cá nhân, NH đã gia tăng huy động từ khối định chế tài chính, tổ chức với năm 2019 tăng 289 tỷ đồng so với năm 2018 tương đương với 8,40%, năm 2020 tăng 272 tỷ đồng so với năm 2019 tương đương với 7,29%. Dù vậy mức độ tăng này cũng chưa cao nên NH cần phải có phương án tích cực hơn nhằm gia tăng huy động vốn từ khối KH này.
4.1.3.2. Tình hình hoạt động cho vay
Cho vay là hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, vì vậy cùng với thành tích huy động vốn nổi bật qua các năm BIDV chi nhánh Bình Dương đã chủ động trong hoạt động sử dụng vốn đặc biệt là các chương trình cho vay, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng và vượt hàng loạt các chỉ tiêu đề ra trong các năm. Kết quả dư nợ qua các năm được thể hiện như sau:
Bảng 4.2: Tình hình dư nợ tại BIDV CN Bình Dương
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Tiêu chí Năm 2018/2017 2019/2018 2020/2019 2017 2018 2019 2020 r % r % r % Dư nợ tín
dụng DN 9.675 11.563 12.435 14.472 1.888 19,51 872 7,54 2.037 16,38 Dư nợ tín
dụng bán lẻ 3.253 3.412 3.575 4.509 159 4,89 163 4,78 934 26,13 Tổng dư nợ
tín dụng 12.928 14.975 16.010 18.981 2.047 15,83 1.035 6,91 2.971 18,56 (Nguồn: BIDV chi nhánh Bình Dương) Qua bảng 4.2 cho thấy dư nợ tín dụng tại ngân hàng BIDV chi nhánh Bình có sự tăng qua các năm, ở năm 2018 tăng 2.047 tỷ đồng so với năm 2017 tương đương với 15,83%, năm 2019 tăng 1.035 tỷ đồng so với năm 2018 tương đương với 6,91%, năm 2020 tăng 2,971 tỷ đồng so với năm 2019 tương đương với 18,56%.
Tuy dư nợ tín dụng có tăng qua các năm nhưng về tốc độ tăng có xu hướng giảm
LVTS Quản trị kinh doanh
và chậm, vì vậy ngân hàng cần tìm ra các chính sách nhằm tăng cao hơn về tốc độ ở lĩnh vực này.
4.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV chi nhánh Bình Dương được thể hiện thông qua lợi nhuận trước thuế như sau:
Bảng 4.3: Tình hình lợi nhuận trước thuế tại BIDV CN Bình Dương (Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Tiêu chí
Năm 2018/2017 2019/2018 2020/2019
2017 2018 2019 2020 r % r % r %
Lợi nhuận
trước thuế 362 370 455 627 8 2,21 85 22,97 172 37,80 (Nguồn: BIDV chi nhánh Bình Dương) Qua bảng 4.3 cho thấy lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm và tăng cao ở năm 2019, 2020. Ở năm 2020 lợi nhuận trước thuế ghi nhận tăng 172 tỷ đồng so với năm 2019 tương đương với 37,80%, cho thấy ngân hàng BIDV chi nhánh Bình Dương đã có những nỗ lực đáng kể trong việc duy trì lợi nhuận.
4.1.3.4. Tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Bảng 4.4: Tình hình khách hàng sử dụng dịch vụ NHBL tại BIDV CN Bình Dương (Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Tiêu chí
Năm 2018/2017 2019/2018 2020/2019 2017 2018 2019 2020 r % r % r % Số lượng KH sử
dụng DV NHBL (KH)
27.390 35.107 41.336 47.492 7.717 28,17 6.229 17,74 6.156 14,89
Doanh thu từ
hoạt động bán lẻ 141 167 214 222 26 18,44 47 28,14 8 3,74 (Nguồn: BIDV chi nhánh Bình Dương)
LVTS Quản trị kinh doanh
49
Qua bảng 4.4 cho thấy sự gia tăng mạnh của khối khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ qua các năm tại ngân hàng BIDV chi nhánh Bình Dương, cho thấy ngân hàng đã nắm bắt được xu thế phát triển, ứng dụng công nghệ làm gia tăng lượng khách hàng sử dụng. Từ đó đem lại nguồn lợi nhuận lớn từ lĩnh vực bán lẻ cho ngân hàng, nguồn lợi nhuận này về cơ bản tăng qua các năm nhưng xu hướng tăng có xu hướng chậm lại khi năm 2020 chỉ tăng 3,74% so với năm 2019.
Do đó ngân hàng cần thúc đẩy phát triển hơn nữa xu hướng bán lẻ đang được cạnh tranh gay gắt hiện nay nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.