ĐINH NGUYỄN AN
1. Tóm tắt bài viết
Trong bài viết “Chức năng của Nhà nước trước tác động của xu thế toàn cầu hóa” của tác giả Đinh Nguyễn An, sau khi làm rõ quan niệm Mácxít về chức năng Nhà nước và xu thế toàn cầu hóa trong thời đại ngày nay, tác giả tập trung phân tích những chức năng cơ bản của Nhà nước trước tác động của xu thế toàn cầu hóa.
Trong bài viết, tác giả Đinh Nguyễn An tập trung phân tích những chức năng cơ bản của Nhà nước trước tác động của xu thế toàn cầu hóa. Xu thế toàn cầu hóa đã, đang và sẽ tác động đến chức năng kinh tế của Nhà nước. Khái niệm
“toàn cầu hóa” chỉ sự liên kết, hợp tác giữa các nước theo nguyên tắc hài hòa lợi ích quốc gia, khu vực và quốc tế. Chính từ sự liên kết đó dẫn đến quốc tế hóa, toàn cầu hóa môi trường kinh doanh trên toàn cầu, làm quá trình trao đổi, hợp tác kinh tế, tài chính, thương mại giữa các quốc gia trở nên tích cực. Nguyên nhân của sự biến đổi xuất phát từ việc gia tăng cạnh tranh trên thị trường lao động, giảm các ngành chế biến, khai thác truyền thống mà thay vào đó là các ngành sản xuất mới được ứng dụng công nghệ, sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và sự vận hành máy móc hệ thống… Hiện nay, phần lớn các quốc gia đã, đang và sẽ tiến hành hội nhập vào hệ thống kinh tế thống nhất; độ nhạy cảm và phụ thuộc lẫn nhau giữa các vấn đề trong và ngoài nước. Các nhân tố văn hóa – xã hội đặc trưng sẽ ảnh hưởng và tạo ra sự khác biệt lớn trong sự phát triển kinh tế của các nước.
Bài viết đã đề cập đến vai trò điều tiết kinh tế trong nước của Nhà nước.
Theo quan điểm của tác giả Đinh Nguyễn An, dưới sự tác động của xu thế toàn cầu hóa, Nhà nước vẫn phải đảm bảo giữ vững nền kinh tế trong nước, đảm bảo bình thường mọi hoạt động kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và đảm bảo thị trường lao động.
Không những vậy, tác giả còn đề cập đến vai trò của Nhà nước và các công ty tư bản xuyên quốc gia trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường. Các công ty tư bản xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn, bởi lẽ, các công ty này
7 Tạp chí Triết học (10), 2013
có sức mạnh vượt trội trong việc tạo động lực cho tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, tác giả cũng đưa ra nhận định về sự thu hẹp vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng kinh tế. Theo tác giả Đinh Nguyễn An, Nhà nước đã thu hẹp đáng kể khả năng điều hành nền kinh tế quốc gia. Đó là do tác động tiêu cực của toàn cầu hó khiến cho sự ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia, sự thống trị của các cơ cấu siêu Nhà nước được gia tăng, làm lung lay cơ sở thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước.
Tóm lại, bức tranh toàn cảnh của thế giới trong tương lai sẽ là một bức tranh không cố định cả về màu sắc và bố cục. Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và các định chế khu vực sẽ chi phối chính sách và định hướng phát triển mỗi.
Trong khi các nhân tố văn hóa – xã hội đặc trưng của mỗi quốc gia sẽ tạo ra tính cá biệt trong đa dạng mô thức phát triển. Những cơ hội mới, những thách thức mới đang và sẽ đặt ra ngày càng nhiều và đa dạng hơn cho mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới.
Kết thúc bài viết, tác giả đưa đến kết luận: Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập và nâng cao vị thế quốc gia trên đường quốc tế - đó là những chức năng Nhà nước căn bản mà mọi quốc gia, nhà nước dân tộc đều phải thực hiện trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
2. Quan điểm cá nhân
Theo bài viết “Chức năng của Nhà nước trước tác động của xu thế toàn cầu hóa” của tác giả Đinh Nguyễn An, thế giới đang ngày càng phát triển và bước vào thời kỳ kinh tế mới. Điều đó đòi hỏi cần phải có một luồng tư duy mới nhạy và nắm bắt được sự biến đổi của nền kinh tế nói riêng và của thế giới nói chung.
Theo quan điểm cá nhân, hiện nay Nhà nước Việt Nam về cơ bản đã nắm bắt kịp các xu thế chung của toàn thế giới, nhờ đó góp phần chèo lái đúng hướng và vững vàng “con thuyền” kinh tế Việt Nam vượt qua “thác ghềnh”, khó khăn và thử thách chưa có tiền lệ trong lịch sử dân tộc để ngày càng củng cố thế lực trên hành trình vươn ra đại dương, hội nhập cùng bạn bè năm châu bốn bể.
Trước những thách thức của thời đại mới, đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải có những biện pháp khắc phục những yếu điểm còn tồn tại, nhạy cảm với những biến đổi của nền kinh tế toàn cầu, cần có phương hướng cụ thể để hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế và các công cụ pháp lý một cách đồng bộ, thống nhất; tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển theo đúng định hướng. Đặc biệt, Nhà nước phải xem trọng việc dự báo, thông tin, phản biện chính sách trong quản lý Nhà nước, một dự báo tốt sẽ giúp Nhà nước chủ động hơn và nâng
Nhà nước bằng chức năng kinh tế phải đảm bảo sự gắn kết hài hòa lợi ích của cá nhân, Nhà nước và xã hội trong quá trình phát triển, phát triển nguồn lực chất lượng cao, đảm bảo công bằng trong xã hội. Một quốc gia lớn mạnh khi quốc gia đó có tiềm lực kinh tế đủ mạnh. Vì vậy mà chức năng Nhà nước nói chung và chức năng kinh tế nói riêng luôn luôn được các Nhà nước chú trọng phát huy và hoàn thiện để vừa đảm bảo lợi ích cho dân tộc mà vẫn bắt kịp với xu thế của thời đại.
Bài viết: