NGUYỄN THỊ NGỌC MAI 1. Tóm tắt bài viết
1.1. Khái quát chung về pháp luật và đạo đức xã hội
Xét về mặt nguồn gốc, pháp luật là sản phẩm của sự phát triển xã hội vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan: pháp luật ra đời do nhu cầu đòi hỏi khách quan của xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định; pháp luật phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà nước, do nhà nước đặt ra trên cơ sở khái quát những quy luật của đời sống xã hội thông qua lăng kính chủ quan của nhà cầm quyền. Điều này cho thấy, pháp luật không đơn thuần chỉ là ý chí của lực lượng cầm quyền được đề lên thành luật, mà còn là sự phản ánh tập trung các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, là biểu hiện các quan hệ lợi ích của các nhóm xã hội, các cộng đồng người trong những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định.
1.6. Những điểm giống nhau cơ bản giữa pháp luật và đạo đức - Thứ nhất, pháp luật và đạo đức đều là công cụ điều chỉnh xã hội, là chuẩn mực, khuôn mẫu cho hành vi của các cá nhân, tổ chức
- Thứ hai, pháp luật và đạo đức đều hình thành trên cùng một nền tảng cơ sở kinh tế - xã hội
- Thứ ba, pháp luật và đạo đức có nhiều điểm tương đồng
1.7. Những điểm khác nhau cơ bản giữa pháp luật và đạo đức xã hội - Thứ nhất, về nguồn gốc hình thành
Đạo đức chủ yếu hình thành một cách tự phát trong đời sống xã hội do thành viên xã hội tự đặt ra, được xã hội chấp nhận và tự nguyện tuân theo.
Những quy tắc đạo đức được hình thành từ rất sớm cùng với sự xuất hiện của xã hội con người. Pháp luật, theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, chỉ xuất hiện khi nhà nước ra đời, xã hội đã phát triển đến trình độ nhất định.
- Thứ hai, về hình thức thể hiện
Được hình thành chủ yếu do tự phát nên các quy tắc đạo đức thường không có hình thức xác định, thường thể hiện dưới dạng bất thành văn và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trên thực tế, chúng ta có thể tìm thấy
12 Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4/2018
những quy tắc đạo đức này trong nhiều hình thức thể hiện phong phú khác nhau như ca dao, dân ca, tập quán. Pháp luật do nhà nước ban hành nên có hình thức xác định như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật. Tùy vào từng thời kỳ lịch sử, từng nhà nước khác nhau mà hình thức pháp luật nào được coi là phổ biến. Ví dụ, tập quán pháp và tiền lệ pháp là hai hình thức pháp luật phổ biến của các nhà nước chủ nô, phong kiến nhưng đến các nhà nước hiện đại ngày nay thì nhiều quốc gia xác định văn bản quy phạm pháp luật là nguồn chủ yếu.
- Thứ ba, về phạm vi tác động
Xuất phát từ nguồn gốc hình thành cũng như hình thức thể hiện của đạo đức trong đời sống xã hội cho nên phạm vi tác động của đạo đức là rất rộng so với pháp luật. Đạo đức không chỉ điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật mà còn tác động tới cả những quan hệ xã hội mà vốn dĩ pháp luật không thể điều chỉnh mặc dù những quan hệ này rất phổ biến như: quan hệ về đính hôn, tổ chức lễ cưới, quan hệ tình yêu, tình bạn…
- Thứ tư, về khả năng áp dụng và cơ chế điều chỉnh
Nếu như pháp luật tác động tới các quan hệ xã hội bằng cách đặt ra các quy phạm quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật (như cấm đánh bạc, cấm hoạt động mại dâm dưới mọi hình thức) thì quy tắc đạo đức điều chỉnh hành vi con người bằng cách quy định về bổn phận, về nghĩa vụ là chủ yếu: phải làm gì, nên làm gì, cần phải làm gì, không nên làm gì… (nên nhường chỗ cho người lớn tuổi trên xe buýt, trẻ em phải chào hỏi người lớn, con phải mời ông bà, cha mẹ khi ăn cơm…). Bên cạnh đó, nếu cơ chế điều chỉnh pháp luật có sự tham gia của rất nhiều yếu tố khác nhau[8] với nhiều cá nhân, tổ chức khác nhau mang tính phức tạp thì ngược lại trong cơ chế điều chỉnh của quy phạm đạo đức chủ yếu do chủ thể tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với nhận thức của họ, mặc dù có thể họ vẫn chịu sự tác động của xã hội hay cộng đồng.
- Thứ năm, về biện pháp bảo đảm thực hiện
Mặc dù đều là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người nhưng biện pháp đảm bảo của hai loại quy phạm này là khác nhau. Nếu như các quy phạm pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện trên hai phương diện cụ thể là: sự phù hợp về mặt nội dung của quy phạm pháp luật với nhu cầu điều chỉnh xã hội; đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cụ thể như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục hay áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, bằng các biện pháp tổ chức, hành chính, kinh tế. Trong khi đó, các quy phạm đạo đức được bảo đảm thực hiện chỉ bằng các biện pháp mang tính xã hội như sự lên án
2. Quan điểm cá nhân
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Mai đã giải thích khá rõ về những khải niệm.
Hiểu một cách chung nhất, đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Là chuẩn mực ứng xử của con người, đạo đức có vai trò chi phối, tác động tới hành vi của con người trong các mối quan hệ với cộng đồng nói chung. Như vậy, đạo đức là một phạm trù vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Ở góc độ cá nhân, đạo đức chính là thước đo để mỗi con người tự đánh giá về hành vi, thái độ, cách ứng xử của mình. Ở góc độ xã hội, đạo đức cũng là chuẩn mực để đánh giá về những hành vi của các thành viên trong cộng đồng thể hiện ở dư luận xã hội, thái độ của xã hội đối với hành vi của các chủ thể.
Bài viết: