HOÀNG THỊ KIM QUẾ
1. Tóm tắt bài viết
Bài viết “Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội” của tác giả Hoàng Thị Kim Quế đã khái quát về vị trí, vai trò của pháp luật và đạo đức trong hệ thống các quy phạm điều chỉnh xã hội. Nghiên cứu sự thống nhất, sự khác biệt, sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức.
Hệ thống quy phạm xã hội ở nước ta bao gồm: quy phạm pháp luật, quy phạm đạo đức, tập quán phong tục, luật tục, hương ước, quy phạm của các cộng đồng dân cư, quy phạm của các tổ chức xã hội và các tổ chức tôn giáo… Tác giả khẳng định trong hệ thống các quy phạm điều chỉnh xã hội thì đạo đức và pháp luật giữ vị trí trung tâm, nắm vai trò quan trọng nhất. Cả quy phạm pháp luật và đạo đức đều có phạm vi điều chỉnh rộng, bao hàm toàn bộ các lĩnh vực quan hệ xã hội. Các yếu tố của đạo đức ở những mức độ khác nhau được thể hiện trong tất cả các quy phạm xã hội, đặc biệt là ở phong tục, tập quán, luật tục, hương ước… Dưới dạng phổ biến nhất, đạo đức là hệ thống các qtac về chuẩn mực của cộng đồng xã hội về điều thiện về danh dự, lương tâm, lẽ công bằng, vinh, nhục… Ở đâu có con người thì ở đó có nhu cầu hướng tới các giá trị đạo đức, hướng tới cái thiện. Xã hội càng phát triển, càng hiện đại thì vai trò của những yếu tố đạo đức càng được đề cao. Mọi hành vi của con người đều phải được đánh giá từ tiêu chí pháp luật và đạo đức. Yếu tố tích cực, sự tác động trực tiếp lên hành vi của con người là một trong những sự khác biệt cơ bản giữa đạo đức, pháp luật và các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng xã hội. Pháp luật, bằng những thuộc tính của mình mà các quy phạm xã hội khác không có được, có ảnh hưởng tích cực đến các quy phạm xã hội khác, trong chừng mực nhất định sẽ làm thay đổi nội dung của những quy phạm xã hội đó. Khi cần thiết, pháp luật sẵn sàng hỗ trợ, bảo vệ các lợi ích khác nhau mà các quy phạm xã hội điều chỉnh. Mỗi loại quy phạm xã hội đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, nhưng pháp luật và đạo đức có ưu thế hơn.
10 Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7/1999
Một mặt, pháp luật và đạo đức có sự thống nhất với nhau. Pháp luật và đạo đức đều có chung một chức năng đó là điều chỉnh hành vi của con người và các mối quan hệ xã hội nhất định. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung, hỗ trọ lẫn nhau, tạo nên sự điều chỉnh mạnh mẽ nhất đối với hành vi của con người. Khác với các hình thái ý thức xã hội khác, pháp luật và đạo đức tác động trực tiếp đến hành vi của con người, chỉ đạo, giám sát và đánh giá các hành vi đó theo những tiêu chí cụ thể. Tính thống nhất giữa đạo đức và pháp luật cũng được thể hiện trong quy định của chúng đối với cái thiện và cái ác. Các phạm trù của đạo đức như: lẽ sống, hạnh phúc, lương tâm… có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tính thống nhất của pháp luật và đạo đức còn được thể hiện ở thái độ, sự đánh giá, sự cảm nhận và cách xử lí đối với những hành vi của con người.
Mặt khác, giữa pháp luật và đạo đức cũng tồn tại những nét khác biệt. Về phạm vi điều chỉnh của pháp luật và đạo đức không hoàn toàn trùng hợp nhau.
Có những lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh nhưng lại không thuộc phạm vi điều chỉnh của đạo đức, và ngược lại. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là những quan hệ xã hội quan trọng, mang ý nghĩa quốc gia. Đạo đức điều chỉnh những quan hệ xã hội mà pháp luật không điều chỉnh như tình cảm gia đình, tình bạn, tình làng xóm… Đạo đức chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội trực tiếp thể hiện tính chất hành vi con người. Về hình thức, mức độ thể hiện, so với đạo đức thì pháp luật có mức độ thể hiện cụ thể, chi tiết hơn. Pháp luật dưới dạng các văn bản được thể hiện thành quyền và nghĩa vụ cùng với những chế tài nhất định.
Đạo đức được thể hiện đa dạng, khái quát hơn và chủ yếu tồn tại dưới dạng bất thành văn, cũng gồm những nghĩa vụ và quyền nhưng nghĩa vụ được đề cập nhiều hơn. Về các phương pháp bảo đảm thực hiện, đạo đức nhừ vào yếu tố kích thích nội tâm con người – sức mạnh bên trong, từ lương tâm, từ những thói quen xử sự và từ sức mạnh bên ngoài – dư luận xã hội. Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng hoạt động của các tổ chức, thuyết phục và cưỡng chế của Nhà nước, và cả sự tự giác.
Bên cạnh đó, pháp luật và đạo đức có sự tác động qua lại lẫn nhau. Pháp luật và đạo đức có sự tác động biện chứng, thể hiện ở vai trò của pháp luật đối với đạo đức và ngược lại. Pháp luật dựa trên một cơ sở đạo đức nhất định, pháp luật vừa khẳng định, vừa bảo vệ và phát huy những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức tiêu cực, lạc hậu. Pháp luật không tạo ra bản thân đạo đức. Còn đạo đức là cơ sở, là môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm nhận và thực hiện pháp luật, trong lĩnh vực pháp luật thiếu đạo đức sẽ làm cho xử phạt người ngay, tha bổng kẻ phạm tội. Trong công tác xây dựng pháp luật, nhà làm luật luôn phải xuất phát từ quan điểm: đảm bảo sự phù hợp của quy phạm pháp luật đó với đạo đức
xã hội trong từng thời kỳ lịch sử. Đạo đức là phương tiện quan trọng bổ sung, hỗ trợ cho pháp luật.
Kết thúc bài viết, tác giả Hoàng Thị Kim Quế một lần nữa khẳng định mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong xã hội. Pháp luật và đạo đức có mối liên hệ mật thiết, phát huy tác dụng khi được bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp đạo đức là một sự tất yếu khách quan trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta.
5. Quan điểm cá nhân
Theo bài viết “Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội” của tác giả Hoàng Thị Kim Quế, pháp luật và đạo đức vừa có những điểm chung, vừa tồn tại những điểm khác biệt và có sự tác động biện chứng qua lại lẫn nhau. Về cơ bản, quan điểm của tác giả là tương đồng với quan điểm của em về vấn đề “pháp luật và đạo trong xã hội” trong môn học
“Lý luận về Nhà nước và Pháp luật”. Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, pháp luật và đạo đức có sự đan xen tác động lẫn nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Pháp luật là công cụ, phương tiện để truyền bá những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức, nhờ đó chúng nhanh chóng trở thành những chuẩn mực mang tính bắt buộc chung đối với tất cả mọi người. Các chuẩn mực đạo đức được đưa vào quy phạm pháp luật ngày càng nhiều và đa dạng, phong phú. Khi một chuẩn mực đạo đức đã có trong xã hội, đi vào nếp sống của mọi người, thì việc thực hiện, chấp hành, sử dụng và áp dụng pháp luật sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Để phát huy được tối đa hiệu quả của mối quan hệ này, chúng ta cần phải tiến hành áp dụng rất nhiều các biện pháp khác nhau từ việc giáo dục, nâng cao ý thức đạo đức, trình độ pháp lý, phát triển kinh tế - xã hội, phát huy dân chủ nhằm tiến tới đạt được nền văn hóa đạo đức – pháp luật hoàn thiện hơn. Đồng thời, cần xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và phù hợp với đặc điểm phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó chính là điều kiện tiên quyết để xây dựng một đất nước phồn thịnh, kỷ cương.
Bài viết: