VỀ “BÀN TAY NHÀ NƯỚC” 8

Một phần của tài liệu tóm tắt và so sánh bài viết môn LLNNPL (Trang 26 - 30)

NGUYỄN MINH PHONG

1. Tóm tắt bài viết

Qua bài viết “Thế giới dang biến đổi và tư duy mới về “bàn tay Nhà nước”” của tác giả Nguyễn Minh Phong, có thể thấy thế giới những năm gần đây đã có những sự biến đổi rõ rệt, tác động mạnh mẽ đến tất cả các thể chế kinh tế - chính trị trên thế giới và vai trò của “bàn tay Nhà nước” trong việc điều tiết thể chế thị trường ngày càng được đề cao. Bài viết gồm ba phần chính: thế giới đang biến đổi, tư duy mới về “bàn tay Nhà nước” và “bàn tay Nhà nước” ở Việt Nam.

Mở đầu bài viết, tác giả đề cập đến hai sự kiện lịch sử chưa từng có tiền lệ ở Liên Xô và Mỹ. Đó là sự đổ vỡ bất ngờ và mau chóng của hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ theo mô hình Xô Viết cũ từng tồn tại gần 80 năm trên phạm vi toàn cầu. Và cơn bão khủng hoảng tài chính phố Wall đã hạ bệ và hủy hoại không thương tiếc các “giá trị Mỹ”. Từ đó, tác giả đưa đến kết luận: sự liên tiếp và cộng hưởng của hai sự kiện mang tầm vóc toàn cầu này đã báo hiệu một thế giới đang biến đổi, đòi hỏi một tư duy mới thích ứng về “bàn tay Nhà nước” trong từng quốc gia, cũng như trên toàn thế giới.

Thứ nhất, về vấn đề biến đổi của thế giới, tác giả đưa ra ba xu hướng biến chuyển mạnh mẽ cả về lượng và chất của thế giới trong giai đoạn cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.

Một là, tăng cường đối thoại, vừa cạnh tranh vừa hợp tác, phụ thuộc và chế định lẫn nhau trong quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa; đồng nhất môi trường kinh doanh, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của các nguyên tắc và thiết chế thị trường mở.

Hai là, tăng cường quá trình tái cấu trúc mới, đa dạng hóa và đa cực hóa về trung tâm, mô hình, động lực và cả mục tiêu phát triển, đa phương hóa việc quản lý và giải quyết các vấn đề của mỗi quốc gia cũng như quốc tế.

Ba là, chu kỳ kinh tế tư bản chủ nghĩa sẽ không mất đi mà có sự rút ngắn khoảng cách giữa các chu kỳ; sự gắn kết và tác động qua lại giữa khủng hoảng

chu kỳ kinh tế và khủng hoảng cơ cấu, đặc biệt là khủng hoảng tài chính – tiền tệ đòi hỏi những giải pháp đối phó ngày càng mang tính chất tài chính – tiền tệ, tri thức và quốc tế hóa.

Tóm lại, bức tranh toàn cảnh của thế giới trong tương lai sẽ là một bức tranh không cố định cả về màu sắc và bố cục. Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và các định chế khu vực sẽ chi phối chính sách và định hướng phát triển mỗi.

Trong khi các nhân tố văn hóa – xã hội đặc trưng của mỗi quốc gia sẽ tạo ra tính cá biệt trong đa dạng mô thức phát triển. Những cơ hội mới, những thách thức mới đang và sẽ đặt ra ngày càng nhiều và đa dạng hơn cho mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới.

Thứ hai, để làm rõ sự thay đổi trong tư duy về “bàn tay Nhà nước”, tác giả đã sử dụng bối cảnh nước Mỹ trong cơn khủng hoảng tài chính năm 2008, nguyên lý “chủ động sử dụng bàn tay Nhà nước một cách tích cực”, “liệu pháp bàn tay Nhà nước” lan rộng ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và những vấn đề khi thiếu hoặc chậm sử dụng “bàn tay Nhà nước” để đi đến kết luận – đó là “phải tìm ra được một sự cân bằng mới giữa vai trò của Nhà nước và thị trường”. Tư duy mới về “bàn tay Nhà nước” được tác giả chỉ ra rằng sẽ ngày càng trở nên rõ nét, bao quát và chi phối tới nhiều lĩnh vực của đời sống quốc gia và quốc tế thông qua 4 biểu hiện và nhu cầu chính như sau:

Một là, cần phải dùng cả hai “bàn tay”: Nhà nước và Thị trưtruowngKo duy ý chí, tuyệt đối hóa vai trò chỉ huy tập trung, mang tính áp đặt một chiều của Nhà nước; đồng thời không thả nổi và đặt toàn bộ quá trình phát triển kinh tế vào thị trường theo sự dẫn dắt của thị trường tự do.

Hai là, chủ động quốc tế hóa, toàn cầu hóa môi trường kinh doanh trong phạm vi khu vực và trên toàn cầu, làm quá trình trao đổi, hợp tác kinh tế, tài chính, thương mại giữa các quốc gia trở nên tích cực.

Ba là, vai trò đầu tư trực tiếp của Nhà nước giảm; vai trò đối phó với chấn động cơ cấu, chu kỳ bộc phát và đv là khủng hoảng tài chính – ngân hàng được gia tăng. Vai trò của công tác thông tin, dự báo và giám sát, cảnh báo an toàn đặc biệt được coi trọng. Ngoài ra, cần tỉnh táo trước các tác động có tính hai mặt của biến cố và chính sách kinh tế trên thị trường, cần dập ngòi khủng hoảng ngay khi nó còn nhen nhúm.

Bốn là, “bàn tay Nhà nước” cần chuyển dịch theo hướng giảm can thiệp hành chính, trực tiếp để chuyển sang can thiệp gián tiếp, có tính định hướng và giám sát nhiều hơn. Đồng thời tăng cường vai trò các loại quỹ bình ổn thị trường và sử dụng linh hoạt các công cụ nợ, biến nợ xấu thành chứng khóa có thể mua – bán trên thị trường nợ là một trong các lựa chọn cần thiết và hiệu quả.

Thứ ba, theo tác giả, thực tiễn sử dụng “bàn tay Nhà nước: trong quản lý phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đã, đang và sẽ chịu ảnh hưởng của những xu hướng phát triển và tư duy mới về vai trò của Nhà nước mang tính toàn cầu. Thực tế cho thấy, “bàn tay Nhà nước” Việt Nam cơ bản đã đón nhận và bắt nhịp được với các xu thế chung của thế giới, nhờ đó đã góp phần định hướng và phát triển nền kinh tế Việt Nam một cách bền vững, sẵn sàng mở cửa và hội nhập cùng thế giới. Tác giả cũng chỉ ra rằng: “bàn tay Nhà nước” Việt Nam còn một số bất cập. Vì vậy, để liệu pháp “bàn tay Nhà nước” ở Việt Nam được hoàn thiện, tác giả Nguyễn Minh Phong đưa ra một số phương hướng và nội dung trọng tâm sau:

1. Tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận về một số vấn đề về một số vấn đề lớn và mới trong chủ trương phát triển và quản lý Nhà nước.

2. Tôn trọng yêu cầu khách quan của các quy luật và quy trình quản lý kinh tế, các cam kết hội nhập và sự hài hòa các lợi ích phát triển, không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh.

3. Coi trọng công tác dự báo, thông tin, phản biện chính sách trong quản lý Nhà nước.

4. Đảm bảo sự gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với quan tâm phát triển văn hóa, giải quyết các vấn đề bức xúc xã hội – môi trường, nâng cao chất lượng và yêu cầu phát triển bền vững.

Kết thúc bài viết, tác giả đưa đến kết luận: “Thế giới đang và sẽ biến đổi nhanh chóng, ai biết trước được các xu hướng phát triển của tương lai và thích ứng hiệu quả với chúng thì người đó chiến thắng”. Từ đó khẳng định: Thế giới đang bước vào thời đại kinh tế mới, một thế giới mới đang được định hình, đặt ra những yêu cầu bức bách hoàn thiện và đòi hỏi một luồng tư duy mới nhạy, nắm bắt mau lẹ sự biến đổi của nền kinh tế nói riêng và của thế giới nói chung.

2. Quan điểm cá nhân

Theo bài viết “Thế giới dang biến đổi và tư duy mới về “bàn tay Nhà nước”” của tác giả Nguyễn Minh Phong, thế giới đang ngày càng phát triển và bước vào thời kỳ kinh tế mới. Điều đó đòi hỏi cần phải có một luồng tư duy mới nhạy và nắm bắt được sự biến đổi của nền kinh tế nói riêng và của thế giới nói chung.

Theo quan điểm cá nhân, hiện nay Nhà nước Việt Nam về cơ bản đã nắm bắt kịp các xu thế chung của toàn thế giới, nhờ đó góp phần chèo lái đúng hướng và vững vàng “con thuyền” kinh tế Việt Nam vượt qua “thác ghềnh”, khó khăn và thử thách chưa có tiền lệ trong lịch sử dân tộc để ngày càng củng cố thế lực trên hành trình vươn ra đại dương, hội nhập cùng bạn bè năm châu bốn bể.

Trước những thách thức của thời đại mới, đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải có những biện pháp khắc phục những yếu điểm còn tồn tại, nhạy cảm với những biến đổi của nền kinh tế toàn cầu, cần có phương hướng cụ thể để hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế và các công cụ pháp lý một cách đồng bộ, thống nhất; tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển theo đúng định hướng. Đặc biệt, Nhà nước phải xem trọng việc dự báo, thông tin, phản biện chính sách trong quản lý Nhà nước, một dự báo tốt sẽ giúp Nhà nước chủ động hơn và nâng cao hiệu quả thực tiễn.

Nhà nước bằng chức năng kinh tế phải đảm bảo sự gắn kết hài hòa lợi ích của cá nhâ, Nhà nước và xã hội trong quá trình phát triển, phát triển nguồn lực chất lượng cao, đảm bảo công bằng trong xã hội. Một quốc gia lớn mạnh khi quốc gia đó có tiềm lực kinh tế đủ mạnh. Vì vậy mà chức năng Nhà nước nói chung và chức năng kinh tế nói riêng luôn luôn được các Nhà nước chú trọng phát huy và hoàn thiện để vừa đảm bảo lợi ích cho dân tộc mà vẫn bắt kịp với xu thế của thời đại.

Bài viết:

Một phần của tài liệu tóm tắt và so sánh bài viết môn LLNNPL (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w