VỀ KHÁI NIỆM NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT 15

Một phần của tài liệu tóm tắt và so sánh bài viết môn LLNNPL (Trang 46 - 50)

NGUYỄN THỊ HỒI

1. Tóm tắt bài viết

Bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật” của tác giả Nguyễn Thị Hồi đã tìm hiểu về khái niệm nguồn của pháp luật thông qua một số công trình nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Theo tác giả, nguồn của pháp luật là một trong những khái niệm cơ bản của Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, đây cũng là vấn đề gây nhiều tranh luận giữa các nhà khoa học. Tác giả Nguyễn Thị Hồi có ý kiến rằng việc nghiên cứu về nguồn của pháp luật có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn bởi vì xác định được một cách đầy đủ, chính xác và sử dụng đúng đắn các loại nguồn của pháp luật sẽ góp phần tích cực vào công cuộc hoàn thiện hệ thống pháp luật để nâng cao hiệu quả của nó.

Có khá nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này nên hiện tại vẫn chưa có định nghĩa về nguồn pháp luật được đa số các nhà nghiên cứu và thực hành pháp luật thừa nhận. Để làm rõ điều này, tác giả đã đưa ra một số quan điểm của các tác giả khác về nguồn của pháp luật.

Trước tiên, tác giả để cập đến từ điển Black’s Law Dictionary. Theo từ điển này, nguồn của pháp luật là khái niệm rộng, có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo nghĩa hẹp, nguồn của pháp luật là khái niệm dùng để chỉ những nơi có chứa đựng các quy định mà các thẩm phán có thể dựa vào đó để giải quyết các vụ án. Còn theo nghĩa rộng, nguồn của pháp luật nói đến nguồn gốc của các khái niệm, các tư tưởng pháp lí; nói đến các chủ thể có thẩm quyền ban hành pháp luật; nói đến nơi chứa đựng các quy định của pháp luật nói chung và các quy định về hiệu lực của các đạo luật và các quyết định của tòa án nói riêng…

Hay một số Học giả Pháp lại cho rằng trong thực tế, có hai nguồn pháp luật, đó là nguồn nội dungnguồn hình thức. Nguồn nội dung là nguồn quan trọng nhất vì là nguồn cơ bản nhất, giúp cho việc lý giải các câu hỏi “Tại sao?”.

Nguồn hình thức được Michel Virally định nghĩa là: “Các phương pháp thiết lập các quy phạm pháp luật, tức là các cách thức và văn bản thông qua đó các quy phạm này có thể tồn tại về mặt pháp lý, trở thành bộ phận của của pháp luật thực định và phát huy hiệu lực…”. Chúng là nguồn bởi vì chúng đã được

ban hành bởi các cơ quan quyền lực Nhà nước duy nhất có thẩm quyền làm luật và làm cho luật trở nên bắt buộc.

Có thể kể đến Hans Kelsen – học giả người Đức cho rằng nguồn của pháp luật là khái niệm không rõ ràng và có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.

Nguồn của pháp luật có thể biểu thị hai phương pháp khác nhau để tạo nên các quy phạm chung – sự ban hành, một sự sáng tạo có mục đích được tiến hành bởi các cơ quan trung ương và tập quán – những quy định bất thành văn được các bên chủ thể pháp luật tạo nên. Hoặc nguồn của pháp luật có thể biểu thị cơ sở pháp lý cơ bản của hệ thống pháp luật, mà được thể hiện dưới khái niệm quy phạm cơ bản.

Tiếp theo, tác giả Nguyễn Thị Hồi đã đưa ra dẫn chứng ở Việt Nam, các vấn đề nguồn của pháp luật được đề cập trong các giáo trình, sách tham khảo và các tạp chí bè pháp luật từ các góc độ và với các mức độ khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu, giảng dạy và thực hành pháp luật sử dụng hai thuật ngữ “nguồn của pháp luật” và “hình thức của pháp luật” với ý nghĩa như nhau. Trong một số sách và giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật có ý kiến cho rằng hình thức của pháp luật gồm có hình thức bên trong và hình thức bên ngoài của pháp luật. Hình thức bên trong của pháp luật bao gồm các nguyên tắc chung của pháp luật, hệ thống pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm pháp luật.

Hình thức bên ngoài của pháp luật là sự biểu hiện ra bên ngoài của nó, bao gồm tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.

Một số học giả khác lại cho rằng tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật là những hình thức pháp luật với quan niệm rằng “hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp của mình lên thành pháp luật”. Đây là một quan niệm bà không hoàn toàn chính xác về hình thức của pháp luật bởi vì, chúng ta quan niệm pháp luật là do Nhà nước ban hành ra và đảm bảo thực hiện thì nội dung của phong kiến là ý chí của Nhà nước, còn hình thức của pháp luật sẽ là cách thức mà Nhà nước sử dụng để chuyển ý chí đó thành pháp luật mà trong ý chí của Nhà nước thì vừa có ý chí của giai cấp thống trị, vừa có ý chí chung của toàn xã hội.

Hay có tác giả cho rằng nguồn của pháp luật bao gồm: tôn giáo, tập quán, luật công bằng, quyết định của tòa án, sự sáng tạo pháp luật của các luật gia, sự ban hành luật của lập pháp. Bên cạnh các loại nguồn trên, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, pháp luật của đa số các Nhà nước đương đại đều có thêm các nguồn mới là những tập quán và điều ước quốc tế mà Nhà nước đó công nhận hoặc phê chuẩn.

Sau khi đánh giá các quan điểm trên và từ phương diện lý luận, thực tiễn pháp lý, tác giả Nguyễn Thị Hồi cũng cho rằng nguồn và hình thức của pháp luật là những khái niệm khác nhau, không thể đồng nhất với nhau, mặc dù chúng

có mối liên hệ gắn bó với nhau. Theo tác giả, nguồn của pháp luật là khái niệm dùng để chỉ tất cả những gì mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế.

Nguồn của pháp luật gồm có “nguồn nội dung”“nguồn hình thức”.

Nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, nguồn gốc, là căn nguyên của pháp luật bởi vì nó được các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giải thích pháp luật. Nguồn hình thức của pháp luật được hiểu là phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp luật, là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế.

Kết thúc bài viết, tác giả đưa ra kết luận trong các công trình nghiên cứu luật học thì các nguồn hình thức thường được quan tâm nghiên cứu và được đề cập nhiều hơn các nguồn nội dung của nó.

6. Quan điểm cá nhân

Qua bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật”, có thể nhận thấy quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Hồi có nhiều nét tương đồng với cách hiểu của em về vấn đề “nguồn của pháp luật” trong môn học Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, đồng thời cũng tồn tại một số điểm khác biệt.

Về điểm giống nhau, cả hai quan điểm đều có cùng nhận định về khái niệm nguồn của pháp luật. Theo đó, “nguồn của pháp luật” là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý cho hoạt động của cơ quan Nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội.

Thứ hai, nguồn của pháp luật bao gồm cả “nguồn nội dung”“nguồn hình thức”. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn, vấn đề nội dung ít được đề cập, còn nguồn hình thức của pháp luật luôn được quan tâm trên bình diện nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn.

Thứ ba, bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hồi và giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật cung cấp các loại nguồn khác trên thế giới như: điều ước quốc tế, chuẩn mực đạo đức xã hội, các quan điểm, tư tưởng học thuyết của các nhà khoa học pháp lý. Đó đều là các loại nguồn phổ biến trên thế giới.

Bên cạnh đó, cái nhìn của tác giả về vấn đề “nguồn của pháp luật” đối với cách hiểu của em vẫn tồn tại một số điểm khác biệt. Thứ nhất, theo bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật”, tác giả đã đề cập đến một cách rộng hơn quan điểm về nguồn của pháp luật trên tác giả qua Từ điển Black’s Law Dictionary,

Kelsen… Không dừng lại ở đó, tác giả còn nhắc tới khái niệm về nguồn của pháp luật ở Việt Nam. Sau cùng, tác giả Nguyễn Thị Hồi mới trực tiếp đưa ra quan điểm của mình, đó là nguồn của pháp luật có hai loại: nguồn nội dung và nguồn hình thức. Còn đối với cách hiểu của em, chúng em chỉ được tiếp cận một cách chi tiết về nguồn hình thức của pháp luật, còn nguồn nội dung không được nêu rõ trong giáo trình học tập.

Thứ hai, bài viết đã cung cấp một số dẫn chứng về nguồn của pháp luật trong hệ thống pháp luật trên thế giới như: tập quán quốc tế, các nguyên tắc chung của pháp luật, nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội… Còn trong môn học Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, chúng em được tiếp cận về nguồn của pháp luật như: điều ước quốc tế, hợp đồng, đường lối chính sách của lực lượng cầm quyền… Ở đây, chúng em được hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò của từng loại nguồn này đối với các quốc gia.

Cuối cùng, theo quan điểm của em, hiện nay Việt Nam có ba loại nguồn chủ yếu của pháp luật, đó là: tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng bậc nhất.

Các văn bản được đề cập đến nhiều nhất đó là: Hiến pháp; Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước… Còn tác giả Nguyễn Thị Hồi chỉ đề cập một cách chung chung đến một số loại nguồn nội dung và nguồn hình thức quan trọng như: đường lối chính sách của Đảng, các nguyên tắc chung của pháp luật, các điều ước quốc tế, nhu cầu quản lí kinh tế - xã hội, các học thuyết pháp lý… Tuy nhiên, qua bài viết, tác giả đã đưa ra các nguồn rộng hơn, đặc trưng chủ yếu đó là đường lối chính sách của Đảng, nhu cầu quản lí kinh tế - xã hội.

Bài viết:

Một phần của tài liệu tóm tắt và so sánh bài viết môn LLNNPL (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w