NGUYỄN QUỐC HOÀN
1. Tóm tắt bài viết
Bài viết “Vấn đề cơ cấu của quy phạm pháp luật” của tác giả Nguyễn Quốc Hoàn đã nêu lên những quan điểm khác nhau về cơ cấu của quy phạm pháp luật và nhấn mạnh ý nghĩa của việc nghiên cứu thấu đáo cơ cấu của quy phạm pháp luật đối với nhà làm luật nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung.
Đầu tiên, tác giả khẳng định việc nghiên cứu vấn đề cơ bản của quy phạm pháp luật có ý nghĩa lý luận và thực tiễn; tuy nhiên trong khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về cơ cấu của quy phạm pháp luật và mỗi quan điểm lại có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Quan điểm thứ nhất xuất phát từ các khái niệm cơ bản, cho rằng quy phạm pháp luật gồm ba bộ phaanju: giả định, quy định và chế tài. Ý kiến thứ nhất đồng tình với quan điểm đó, ý kiến thứ hai lại cho rằng quy phạm pháp luật chỉ bao gồm hai bộ phận đó là giả định và hậu quả pháp lý. Bên cạnh những ưu điểm được tác giả nêu ra như giải quyết vấn đề cấu trúc mang tính chất cơ học, tạp cơ sở cho việc xây dựng những khái niệm khác của pháp luật. Quan điểm còn một số hạn chế: một là, thiếu bộ phận điều kiện để áp dụng chế tài; hai là, quan niệm chế tài là biện pháp xử lý chủ thể vi phạm vẫn chưa bao quát hết.
Xét từ khía cạnh nội dung của quy phạm pháp luật, có hai ý kiến dựa trên quan điểm thứ hai. Thứ nhất là quy phạm pháp luật gồm hai phàn: phần quy định và phần mệnh đề. Phần quy định gồm tình huống của hành động của chủ thể, hành động của chủ thể trong tình huống đó và thể thức hành động Nhà nước mong muốn. Phần mệnh đề có mệnh đề phạm vi và mệnh đề độc lập. Thứ hai là quy phạm pháp luật có bốn bộ phận: đặc tính quy phạm, chủ thể quy phạm, hành động, điều kiện thực hiện. Quan điểm đã làm sàn tỏ những vấn đề có tính bản chất nhất của quy phạm pháp luật, tuy nhiên điểm hạn chế là chưa làm sáng tỏ được những biện pháp bảo đảm cho quy tắc được thực hiện. Tác giả tiếp tục trình bày quan điểm thứ ba: mỗi quy phạm pháp luật có một phần quy tắc, chúng có quy phạm về xử phạt tương ứng và một vài quy phạm có một phần về chính sách xử phạt. Ưu điểm của quan điểm này là đã làm sáng tỏ được mối quan hệ
giữa cấu trúc và nội dung của quy phạm pháp luật. Mặt khác, quan điểm vẫn coi việc bảo đảm thực hiện quy phạm pháp luật bằng những biện pháp chế tài, không phân biệt một cách rõ ràng quy phạm pháp luật với điều luật của một văn bản và chưa giải quyết được những nội dung bên trong của quy phạm pháp luật.
Sau khi đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của ba quan điểm nêu trên, tác giả đề xuất quan điểm các nhân của mình về cơ cầu của quy phạm pháp luật, gồm hai phần: “quy tắc” và “bảo đảm”. Phần quy tắc bao gồm giả định và quy định, xác định cách xử sự của chủ thể gắn liền với những hoàn cảnh hay điều kiện nhất định; trong đó phần giả định gồm tình huống hành vi và chủ thể hành vi, quy định là phần xác định hành vi, thể thức hành vi của chủ thể trong những hoàn cảnh được xác định trong phần giả định. Phần đảm bảo gồm giả định và biện pháp bảo đảm, xác định những biện pháp mà Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể thực hiện hành vi ở hoàn cảnh trong giả định. Để phân biệt giả định của phần quy tắc với giả định của phần đảm bảo, tác giả đã chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa hai bộ phận này và suy ra giả định của phần quy tắc là giả định tình huống hay giả định điều kiện, còn giả định của phần đảm bảo gọi là giả định hành vi. Theo tác giả, hai phần quy tắc và bảo dảm có mối quan hệ mật thiết với nhau, giả định phần đảm bảo là sự kết hợp nội dung phần quy tắc, ngược lại sự vi phạm quy tắc là giả định của phần đảm bảo tiêu cực. Dựa vào quá trình nghiên cứu của mình và các ý kiến về ba quan điểm trên, tác giả rút ra một số điểm cần chú ý:
Không phải quy phạm pháp luật nào cũng có đầy đủ các nộ phận theo lý thuyết.
Một quy phạm pháp luật với một phần quy tắc có thể kèm theo nó nhiều phẩn đảm báo khác nhau và ngược lại.
Khi xác định cơ cấu của quy phạm pháp luật đòi hỏi phải xuất phát từ nội dung – nội dung thể hiện sự mong muốn của Nhà nước đối với hành của của con người.
Ngoài ba phần cơ bản, quy phạm pháp luật còn có phần mệnh đề: khái niệm, hiệu lực văn bản…
Sau khi trình bày xong quan điểm của mình, tác giả tiếp tục đưa ra khẳng định quan điểm đã phân biệt được điều luật với quy phạm pháp luật. Hai lý do được nêu ra để chứng minh cho khẳng định trên: một là, một điều luật có thể chỉ chứa đựng một hoặc nhiều phần quy tắc hay một hoặc nhiều phần bảo đảm của các quy phạm pháp luật khác nhau; hai là, có những điều luật chỉ chứa đựng những mệnh đề của quy phạm pháp luật. Đồng thời, tác giả xét một ví dụ cụ thể làm sáng tỏ sự khác nhau giữa quy phạm pháp luật và điều luật.
Kết thúc bài viết, tác giả tóm lại vấn đề, nhấn mạnh ý nghĩa của quan điểm nêu trên và việc giải quyết thấu đáo các khái niệm trong quy phạm pháp luật rất có ý nghĩa thực tiễn pháp luật ở nước ta hiện nay.
8. Quan điểm cá nhân
Qua bài viết “Vấn đề cơ cấu của quy phạm pháp luật”, có thể nhận thấy quan điểm của tác giả Nguyễn Quốc Hoàn có nhiều nét tương đồng đối với cách hiểu của em về vấn đề “cơ cấu của quy phạm pháp luật” trong môn học Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, đồng thời cũng tồn tại một số khác biệt.
Về điểm giống nhau, cả hai quan điểm cũng có cùng nhận định về phương thức thể hiện của quy phạm pháp luật. Thứ nhất, ba bộ phận của quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và chức năng. Thứ hai, quy phạm pháp luật có thể không đủ ba bộ phận cấu thành. Thứ ba, trật tự các bộ phận trong quy phạm pháp luật có thể thay đổi.
Về điểm khác nhau, theo tác giả, cơ cấu của quy phạm pháp luật gồm hai phần: phần quy tắc và phần bảo đảm. Mặt khác, dựa vào định nghĩa: “Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng của Nhà nước”, có thể thấy đa số các quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay được xây dựng theo cấu trúc gồm ba bộ phận: giả định, quy định và chế tài. Cụ thể như: phần giả định nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế đời sống và cá nhân, tổ chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó chịu sự tác động của quy phạm pháp luật;
phần quy định nêu cách thức xử sự mà cá nhân, tổ chức ở vào hoàn cành, điều kiện được nêu trong bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện; phần chế tài đưa ra các biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân, tổ chức đã không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước được nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.
Tùy vào từng loại quy phạm pháp luật sẽ có những tính chất, đặc điểm khác nhau dẫn đến việc xây dựng cơ cấu, nội dung của các bộ phận quy phạm pháp luật cũng khác nhau. Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh pháp luật, các quy phạm pháp luật được phân chia thành các nhóm lớn tương ứng là các ngành luật: quy phạm pháp luật hành chính, quy phạm pháp luật dân sự, quy phạm pháp luật hình sự… Ngoài ra, còn rất nhiều ngành luật trong hệ thống pháp luật hiện nay.
Để có thể đưa ra quan điểm thống nhất toàn vẹn về quy phạm pháp luật nói chung và cơ cấu của quy phạm pháp luật nói riêng, cần đưa ra những văn bản phân tích cụ thể nội dung, mục đích của các bộ phận trong quy phạm là gì;
luật là gì. Việc nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này rất có ý nghĩa trong pháp luật thực tiễn hiện nay.