NAM17
PHẠM VĨNH HÀ
1. Tóm tắt bài viết
Được chính thức thừa nhận từ năm 2015, án lệ ở Việt Nam đang dần định hình và hứa hẹn sẽ là loại nguồn pháp luật quan trọng trong tương lai. Để có thể áp dụng án lệ một cách thuần thục và chính xác, cần có một nhận thức đầy đủ về loại nguồn này. Bài viết “Nhận thức và áp dụng án lệ - nhìn từ phán quyết Bosman và gợi mở cho Việt Nam” của tác giả Phạm Vĩnh Hà đã đề cập đến phán quyết Bosman, một án lệ điển hình ở châu Âu về những yếu tố làm nên thành công của án lệ này; qua đó, liên hệ và gọi mở về mặt nhận thức cũng như áp dụng án lệ ở Việt Nam.
Trước hết, tác giả đã đề cập đến phán quyết Bosman. Phán quyết Bosman (The Bosman ruling) là một phán quyết được đưa ra bởi Tòa án công lý châu Âu (ECJ) liên quan đến vụ kiện nổi tiếng giữa cầu thủ Jean-Marc Bosman với Liên đoàn bóng đá Bỉ, câu lạc bộ (CLB) R.F.C de Liège (sau đây gọi tắt là Liege) và Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA). Phán quyết được công bố ngày 15/12/1995 và sau hơn 20 năm, nó vẫn phát huy những giá trị vô cùng to lớn; được viện dẫn thường xuyên không chỉ bởi các luật gia, mà còn bỏi rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng.
Vụ kiễn diễn ra từ việc bản hợp đồng giữa Bosman với Liege hết hạn vào tháng 6/1990, và Bosman từ chối ký kết hượp đồng mới do mức lương mới mà CLB đề nghị giảm tới 75% so với hợp đồng cũ. Không những vậy, mức phí chuyển nhượng mà CLB đưa ra quá cao và vô lý, bao gồm cả phí đào tạo cầu thủ, khiến anh không thể đầu quân cho CLB nào khác. Sau thương vụ đổ bể với CLB Dunkirk của Pháp, Bosman có nguy cơ bị treo giày vĩnh viễn nếu không ký hợp đồng mới với Liege. Ngày 6/10/1993, Bosman kiện cả Liege, Liên đoàn bóng đá châu Âu UEFA ra Tòa án công lý châu Âu.
Sau 5 năm, Bosman được xử thắng kiện với phán quyết gồm có ba điểm sau đây:
“1. Điều 48 của Hiệp ước EEC loại trừ việc áp dụng các quy tắc được đặt ra bởi các Liên đoàn thể thao mà theo đó, một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp là công dân của một quốc gia thành viên khi đáo hạn hợp đồng với một câu lạc bộ không thể đầu quân cho một câu lạc bộ khác thuộc một quốc gia thành viên khác nếu câu lạc bộ sau không trả cho câu lạc bộ trước một khoản phi chuyển nhượng, đào tạo và phát triển cầu thủ.
2. Điều 48 của Hiệp ước EEC loại trừ việc áp dụng các quy tắc được đặt ra bởi các Liên đoàn thể thao mà theo đó, trong những trận đấu thuộc các giải đấu mà họ tổ chức, các CLB bóng đá chỉ được phép đưa ra sân một số lượng nhất định các cầu thủ chuyên nghiệp mang quốc tịch của các quốc gia thành viên khác.
3. Hiệu lực trực tiếp của Điều 48 Hiệp ước EEC không thể được dựa vào để phục vụ cho việc đưa ra những yêu cầu liên quan đến một khoản phí về chuyển nhượng, đào tạo và phát triển mà đã được thanh toán hoặc vẫn phải thanh toán theo một nghĩa vụ phát sinh từ trước ngày ra phán quyết này. trừ trường hợp những người đã tiến hành những thủ tục tổ tụng tại tòa hoặc đưa ra một yêu cầu tương đương theo luật áp dụng của quốc gia trước ngày đó”.
Phán quyết Bosman được cho là một trong những thành công rất lớn, tạo ra cuộc cách mạng trong toàn bộ hệ thống chuyển nhượng cầu thủ ở châu Âu bởi nhiều yếu tố. Thứ nhất, phán quyết Bosman có phạm vi áp dụng rất rộng. Trong nội dung phán quyết, Tòa án chỉ nhắc đến các đối tượng nói chung như “các liên đoàn thể thao”, “các vận động viên chuyên nghiệp”. Điều này biến bản án Bosman, vốn là một phán quyết mang tính cà biệt, trở thành quy phạm chung.
Thứ hai, phán quyết Bosman vừa mang tính giải thích, vừa tạo ra quy phạm.
Các thẩm phán đã khéo léo giải thích các quy định của Hiệp ước Cộng đồng châu Âu, mà trọng tâm là điều 48 và áp dụng chúng vào lĩnh vực thể thao. Đồng thời, Tòa án đã tạo ra một quy phạm ngầm định, được hiểu là: “Các liên đoàn thể thao không được đặt ra các luật lệ hạn chế quyền tự do lao động và di chuyển của các vận động viên mà trái với các qtac chung của Hiệp ước Cộng đồng châu Âu”. Thứ ba, án lệ Bosman được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn tiền tố tụng. Với tính chất bắt buộc và mức độ nổi tiếng, phán quyết Bosman được các CLB và cầu thủ biết đến và tuân thủ gần như một đạo luật thành văn của cơ quan lập pháp. Các bên đều nhận thức rõ được những lợi thế và bất lợi của mình để giải quyết những tranh chấp tương tự trong nội bộ với nhau, không muốn đưa ra trước tòa.
Từ sự thành công của phán quyết Bosman, tác giả cho rằng cần có sự nhận thức đúng đắn và áp dụng án lệ một cách linh hoạt ở Việt Nam. Một là, nên xem xét khả năng thừa nhận những án lệ tạo ra quy phạm. Hiện nay ở Việt Nam chỉ có loại án lệ giải thích các quy phạm pháp luật còn thiếu tường minh,
tuy cần thiết song là chưa đủ để lấp đầy những lỗ hổng của pháp luật thành văn.
Hai là, cần nhìn nhận lại một số ưu, nhược điểm của án lệ. Về ưu điểm, án lệ ít chịu sự phụ thuộc về yếu tố thời gian và tính linh hoạt vốn có, hiệu lực của nó có thể được mở rộng về phạm vi không gian, cũng như về đối tượng tác động khi được tiếp tục phát triển bởi các án lệ khác. Về nhược điểm, án lệ dễ dẫn đến sự tùy tiện của tòa án và nguy cơ tòa án lấn quyền nghị viện, đặc biệt là với loại án lệ tạo ra quy phạm mới. Ba làm, cần xác định rõ đâu là nội dung án lệ và trình bày nội dung đó một cách trung thực nhất. Thay vì xây dựng án lệ gồm hai phần
“nội dung án lệ” và “khái quát nội dung án lệ” như hiện nay với nhiều hạn chế về cách trình bày cũng như hạn chế của chủ thể thực hiện là Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, tác giả cho rằng chúng ta có thể sử dụng cách thức đơn giản như phán quyết Bosman: đăng tải toàn văn phán quyết, chỉ bổ sung thêm từ khóa và ký hiệu nhận dạng án lệ. Bốn là, cần tận dụng sức mạnh truyền thông trong việc hỗ trọ đưa án lệ vào đời sống. Ở Việt Nam, do số lượng án lệ được công bố trong mỗi đợt là khá ít và tần suất cũng không nhiều, nên chúng ta hoàn toàn có điều kiện về thời gian để đào sâu vào ý nghĩa của từng án lệ và giởi thiệu những nội dung này đến người dân thông qua các kênh báo đài, diễn đàn khoa học.
7. Quan điểm cá nhân
Qua bài viết “Nhận thức và áp dụng án lệ - nhìn từ phán quyết Bosman và gợi mở cho Việt Nam”, có thể nhận thấy quan điểm của tác giả Phạm Vĩnh Hà, dưới góc độ của một nhà nghiên cứu pháp luật, nhìn án lệ trong mối quan hệ với phán quyết Bosman, có nhiều điểm tương đồng với cách hiểu của em trong môn học Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, đồng thời cũng tồn tại một số điểm khác biệt nhất định.
Về điểm giống nhau, trước hết, cả hai quan điểm có cùng nhận định về nguồn gốc hình thành án lệ, đó là từ những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền (thường là thẩm phán Tòa án tối cao) khi giải quyết các vụ việc cụ thể trong thực tế cuộc sống, được Nhà nước thừa nhận có chứa đựng khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự về sau, nếu thẩm phán hoặc luật sư chứng minh được tính chất tương tự.
Thứ hai, về vai trò của án lệ đối với pháp luật, tác giả cũng thừa nhận đó là một loại nguồn quan trọng của pháp luật. Tức là án lệ cung cấp những căn cứ pháp lý để chủ thể có thẩm quyền thực hiện hành vi thực tế, bổ sung cho pháp luật trong những trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc không thể chạm tới.
Thậm chí ở các nước như Anh, Mỹ, án lệ còn có vị trí cao hơn, được coi trọng hơn văn bản quy phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, cái nhìn của tác giả về vấn đề “án lệ” đối với cách hiểu của
thuyết cho rằng có hai loại án lệ: một là án lệ tạo ra quy phạm pháp luật, do thẩm phán tạo ra trong quá trình giải quyết vụ việc; hai là án lệ giải thích các quy phạm thành văn mà còn mập mờ chưa rõ nghĩa, thẩm phán chỉ có quyền giải thích mà không được phép tạo ra quy phạm mới. Tuy nhiên, tác giả Phạm Vĩnh Hà có phần không đồng tình với lý thuyết lý thuyết này bằng việc lý giải phán quyết Bosman như một loại án lệ đặc biệt: vừa là án lệ giải thích, vừa là án lệ tạo ra quy phạm pháp luật.
Thứ hai, về ưu điểm của án lệ, theo lý thuyết tư bộ môn Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, ưu điểm này được xét trong việc xây dựng và áp dụng án lệ.
Cụ thể, vì án lệ bắt nguồn từ thực tế cuộc sống, từ những vụ việc cụ thể được chủ thể có thẩm quyền giải quyết trên cơ sở khách quan, công bằng, tôn trọng lẽ phải nên việc xây dựng án lệ không tốn nhiều chi phí, dễ xác định và án lệ cũng dễ dàng được xã hội chấp nhận, áp dụng. Ở một góc độ khai thác khác, tác giả Phạm Vĩnh Hà lại nêu ra những ưu điểm của án lệ trong mối tương quan với hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, án lệ ít chịu sự phụ thuộc về yếu tố thời gian, có thể được mở rộng về phạm vi không gian, cũng như về đối tượng tác động khi được tiếp tục phát triển bới các án lệ khác.
Thứ ba, về hạn chế của án lệ, tác giả cũng có ý cho rằng một trong những hạn chế của án lệ là dễ dẫn đến sự tù y tiện của tòa án và nguy cơ lấn quyền của nghị viện. Tuy nhiê, quan điểm của ông là không nên xem điều này như một yếu tố tiêu cực nếu những quy phạm được tạo ra từ hệ quả của án lệ được các chủ thể tôn trọng và thực hiện một cách tự giác trong đời sống xã hội.
Cuối cùng, về cách thức áp dụng án lệ, từ việc nhận thức về phán quyết Bosman trong thực tế, tác giả nêu quan điểm rằng án lệ không chỉ được áp dụng khi vụ việc được đưa ra tòa án, với chủ thể áp dụng là thẩm phán, mà án lệ còn có thể được áp dụng trong giai đoạn tiền tố tụng. Khi đó, các bên biết được lợi thế và bất lợi của mình mà tự có được giải pháp phù hợp. Hệ quả này có thể được xem như là một điểm rất đặc biệt của án lệ trong điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt khi đó là các án lệ có tính phổ biến, tính khuôn mẫu cực kì cao và có phần phán quyết rõ ràng, cụ thể.
Bài viết: