SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIẾN PHÁP NĂM 1992” 20

Một phần của tài liệu tóm tắt và so sánh bài viết môn LLNNPL (Trang 63 - 66)

Sự giống nhau:

Thứ nhất, hai tác giả Nguyễn Minh Đoan và Nguyễn Văn Năm có cùng quan điểm về khái niệm “quyền lực Nhà nước”. Mặc dù được diễn đạt bằng cách hành văn khác nhau, tuy nhiên, chung quy lại các tác giả đều cho rằng:

Quyền lực được xem là khả năng của cá nhân hay tổ chức có thể buộc các cá nhân hay tổ chức khác phải phục tùng ý chí của mình. Nhà nước với tư cách là bộ máy quyền lực, do nhân dân tổ chức, thay mặt nhân dân đứng ra tổ chức và quản lý các công việc chung của xã hội. Đây là sự ủy quyền của nhân dân cho Nhà nước, trao quyền cho Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. muốn chống lại sự chuyên quyền, phân lập thì các nhánh quyền lực Nhà nước (quan trọng nhất là lập pháp, hành pháp và tư pháp) phải được phân công cho các cơ quan khác nhau và giữa các cơ quan phải có sự kiềm chế, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau để tạo nên sự thống nhất về mọi mặt. Cái gốc của việc thực hiện quyền lực Nhà nước chính là nhân dân thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân - những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đây là điểm chung về quan điểm

“quyền lực Nhà nước” của cả hai tác giả. Cả hai đã xác định được nguồn gốc của quyền lực Nhà nước chính là nhân dân. Tác giả Nguyễn Minh Đoan cho rằng nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua hệ thống cơ quan Nhà nước, còn tác giả Nguyễn Văn Năm thì lại diễn đạt rằng quyền lực nhân dân luôn tồn tại, nhưng không phải mọi vấn đề của xã hội đều có thể đưa ra cho toàn thể cộng đồng xem xét, nhân dân chỉ có thể quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, còn những việc khác giao cho Nhà nước, từ đó hình thành sự ủy quyền của nhân dân cho Nhà nước.

Thứ hai, ở cả hai bài viết đều chỉ ra rằng, Quốc hội chỉ nên giải quyết, quyết định các vấn đề cơ bản và trọng đại.

Sự khác nhau:

19 Nguyễn Minh Đoan, Tạp chí Luật học, số 1/2001

20 Nguyễn Văn Năm, Tạp chí Luật học, số 5/2001

Quan điểm về vấn đề “quyền lực Nhà nước” của hai tác giả có những sự khác nhau cơ bản như sau.

Thứ nhất, tác giả Nguyễn Minh Đoan cho rằng quyền lực thể hiện sự áp đặt ý chí của chủ thể có thẩm quyền với chủ thể dưới quyền, sức mạnh được xác định ở mức độ phụ thuộc, phục tùng của chủ thể dưới quyền đối với ý chí của chủ thể có quyền. Mặt khác, tác giả Nguyễn Văn Năm xác định sự phục tùng Nhà nước không phải chỉ khi nào cũng dựa trên khả năng từ ohias Nhà nước.

Trong nhiều trường hợp, sự phục tùng Nhà nước có được bởi những nguyên nhân xuất phát từ chính các nhân tố trong xã hội như: tâm lý lo lắng, sợ hãi trước những hiện tượng bạo lực, tội phạm, mong muốn được Nhà nước che chở…

Thứ hai, theo tác giả Nguyễn Minh Đoan, quyền lực Nhà nước luôn nằm trong tay giai cấp thống trị, trước hết phục vụ lợi ích và phản ánh ý chí của giai cấp thống trị. Tác giả Nguyễn Văn Năm lại cho rằng, trong mối quan hệ giữa Nhà nước với các cá nhân, tổ chức tròn xã hội thì Nhà nước là chủ thể của quyền lực, còn các nhân tố khác là đối tượng của quyền lực ấy. Quyền lực của nhân dân xuất hiện là khi toàn thể nhân dân đã thể hiện sức mạnh của mình thì Nhà nước không thể phục tùng. Theo quan điểm này, trong mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân thì nhân dân là chủ thể quyền lực, còn Nhà nước là đối tượng quyền lực.

Thứ ba, qua bài viết “Góp phần nhận thức về quyền lực Nhà nước”, ta nhận thức được quan điểm của tác giả về quyền lực Nhà nước là quyền lực thuộc bề nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực ấy thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Thế nhưng theo quản điểm được thể hiện trong bài viết “Quyền lực nhà nước và việc sửa đổi bổ sung một số điều của hiến pháp năm 1992”, quyền lực Nhà nước là quyền lực thuộc về Nhà nước, thứ quyền lực mà chỉ riêng Nhà nước mới có, còn quyền lực nhân dân là loại quyền lực thuộc về nhân dân, quyền lực nhân dân thì luôn tồn tại, là quyền lực tối thượng.

Thứ tư, nếu tác giả Nguyễn Minh Đoan cho rằng quyền lực thể hiện mối quan hệ chỉ huy – lệ thuộc hay quan hệ mệnh lệnh – phục tùng, thì tác giả Nguyễn Văn Năm lại nhận định quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân không đơn thuần là mối quan hệ mệnh lệnh – phục tùng một chiều. Trong quan hệ giữa Nhà nước và các nhân tố khác của xã hội thì các chủ thể này phải phục tùng Nhà nước, ở đó tồn tại quyền lực Nhà nước. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng phải phục tùng nhân dân, ở đó tồn tại quyền lực nhân dân.

Thứ năm, hai tác giả có cái nhìn khác nhau về hình thức phân chia quyền lực Nhà nước. Một mặt, tác giả Nguyễn Minh Đoan xác định quyền lực Nhà nước là có thể phân chia theo đơn vị lãnh thổ giữa trung ương và địa phương hoặc giữa các cơ quan Nhà nước theo chiều ngang. Mặt khác, tác giả Nguyễn Văn Năm cho rằng quyền lực Nhà nước là không thể phân chia, sự phân biệt giữa các nhánh quyền lực Nhà nước chỉ là sự phân công lao động quyền lực.

Lập pháp, hành pháp và tư pháp thực chất chỉ là ba khâu trong quá trình thực thi quyền lực Nhà nước.

Cuối cùng, theo quan điểm của tác giả Nguyễn Minh Đoan, quyền lực Nhà nước có quan hệ mật thiết với hoạt động quản lý xã hội, đây là điều kiện quan trọng để thống nhất các cá nhân trong cộng đồng nhằm thực hiện những công việc chung của xã hội. Bài viết “Quyền lực nhà nước và việc sửa đổi bổ sung một số điều của hiến pháp năm 1992” xác định sự đa dạng về chủ thể, nhu cầu, lợi ích đã khiến cho hành vi của các chủ thể trong các hoàn cảnh cụ thể không hoàn toàn giống nhau. Việc thực hiện được hoặc thực hiện không đúng với ý chí Nhà nước là điều khó tránh khỏi.

Như vậy, hai tác giả tuy có những cái nhìn, nhận thức khác nhau về quyền lực Nhà nước, nhưng những quan điểm của họ là hoàn toàn có cơ sở, đúng đắn.

Đây là điều kiện hoàn hảo giúp người đọc có cách nhìn tổng thể, khái quát hơn, mở đường cho những suy nghĩ đúng đắn, chuẩn mực trong mỗi chúng ta.

So sánh bài viết:

Một phần của tài liệu tóm tắt và so sánh bài viết môn LLNNPL (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w