Biểu hiện của các yếu tố tâm lý có thể ẩn chứa nguy cơ sử dụng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh trung học phổ thông (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU NGUY CƠ SỬ DỤNG

1.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông và nguy cơ sử dụng ma túy ở học sinh trung học phổ thông

1.3.3. Biểu hiện của nguy cơ sử dụng ma túy ở học sinh THPT

1.3.3.1. Biểu hiện của các yếu tố tâm lý có thể ẩn chứa nguy cơ sử dụng

a/ Nhóm các yếu tố tâm lý trung tính

1. Xu hướng hướng ngoại: biểu hiện là rất thích các hoạt động mang lại cảm giác mạnh như đua xe, các trò chơi game mang tính bạo lực; không thích ngồi yên một chỗ; chủ động tìm kiếm và hướng đến các mối quan hệ giao du với bạn bè, bao gồm cả bạn ngoài trường (bạn xã hội); thích tham gia các hoạt động sôi nổi và nhóm bạn bè đông người.

2. Xu hướng hướng nội: biểu hiện là thường hay ngồi một mình và làm việc một mình trong góc lớp; dễ xúc động và dễ mủi lòng trước các hoàn cảnh

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

mang tính tình cảm; không chủ động tham gia các hoạt động của lớp; dễ xuôi theo lời mời mọc, dụ dỗ của bạn bè mà không có chính kiến riêng.

3. Khí chất nóng nảy: biểu hiện là rất dễ bực bội, nổi nóng khi nghe hoặc thấy điều gì không vừa lòng; thường có thái độ hùng hổ, hung hăng, thích gây hấn đánh nhau với bạn khác; bộc lộ thái độ bực tức khi có điểm kém hoặc bạn bè trêu đùa.

4. Khí chất hoạt bát: Biểu hiện là cười nói nhiều, hoà đồng với bạn bè và mọi người xung quanh; hăng hái, tích cực tham gia các hoạt động tập thể lớp và không thích ngồi yên một chỗ; dễ dàng tạo sự thân thiện với bạn bè, thầy cô và người mới gặp.

5. Khí chất ưu tư: Biểu hiện là thường có giao lưu với bạn thường có cảm giác tự ti, mặc cảm về bản thân; thường có tâm trạng buồn bã, chán nản, thất vọng; không thích hoạt động tập thể và ngại giao tiếp nhiều người.

6. Định hướng giá trị bạn bè: Biểu hiện là dành nhiều thời gian giao lưu với bạn bè; thích làm quen, kết bạn với nhiều bạn bè mới mà không cần tìm hiểu về họ; trong giao tiếp thường hướng đến hài lòng của bạn bè; sẵn sàng hùa (a dua) theo bạn bè; chỉ cần bạn bè gọi là đến ngay dù đang bận.

7. Định hướng giá trị vật chất: Biểu hiện là thường khoe mình có tiền và biết hưởng thụ; hay khoe khoang và tỏ ra tự hào với bạn bè về tài sản mà mình có; quan điểm chỉ có tiền bạc mới có hạnh phúc; trong giao tiếp thường thể hiện mình có tiền và hay ăn chơi; thường tham gia các cuộc vui chơi vũ trường, nhà hàng; thường xin tiền cha mẹ hoặc người thân hoặc vay tiền bạn bè; không có tiền thì thường buồn bã, ủ dột.

8. Định hướng giá trị tự do: Biểu hiện là không tuân thủ các quy định của nhà trường, lớp học; không tôn trọng các quy định trong hoạt động nhóm;

thường làm theo cách của mình; thích làm những việc mang tính “phá phách”,

“duy nhất mình có”; thường hay cãi lời thầy cô và cha mẹ; thường tự ý bỏ học hoặc bỏ nhà đi lang thang.

9. Tính cách hành động: Biểu hiện là ngang tàng trong giao tiếp; thô bạo trong giao tiếp với bạn bè; hành xử manh động, liều lĩnh, sẵn sàng bỏ học hoặc đánh người khác mà không cần quan tâm đến hậu quả; thường tổ chức và tham gia trò chơi mang tính mạo hiểm như đua xe; dễ dàng đánh nhau với người khác; thích thể hiện bằng hành động quyết liệt, nhanh chóng; dám làm những việc mà ít ai dám làm.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

10. Tính cách nhu nhược: Biểu hiện là có tính cả nể, dễ tin người khác;

thường nghe lời người khác, không có ý kiến bản thân mà thường “gió chiều nào che chiều ấy”; thường phụ thuộc vào ý kiến, quyết định của người xung quanh; từ chối một cách yếu đuối; dễ dàng làm theo bạn bè khi bị rủ rê.

11. Nhu cầu được đề cao, coi trọng, tôn sùng: Biểu hiện là luôn cố gắng tạo ra ấn tượng thông qua hành động, lời nói để thu hút sự quan tâm của bạn bè, người khác; trong cách nói chuyện luôn khoe khoang, kể hoặc đề cao về bản thân mình; tỏ thái độ bực tức khi bạn bè, người khác góp ý thẳng thừng những điều không tốt của bản thân; thích bạn bè và người khác khen mình hay, mình giỏi, mình tài.

12. Nhu cầu được yêu thương, quan tâm, chia sẻ: Biểu hiện là thích tìm kiếm bạn để chia sẻ, nói chuyện; thường tìm cách gặp gỡ bạn bè thân để trò chuyện; nếu gặp bạn thân hoặc người yêu thì cảm thấy thoải mái và nói nhiều;

thích được chiều chuộng, nói ngọt; mong mỏi có tình yêu với bạn khác giới;

thường xuyên nói chuyện điện thoại hoặc trực tiếp với bạn thân (người yêu) mỗi khi có điều kiện; thường tỏ ra dỗi hờn để thu hút sự quan tâm của cha mẹ, bạn bè.

b/ Nhóm yếu tố tâm lý nguy cơ SDMT

13. Nhận thức không đầy đủ về ma túy: Biểu hiện là nhận biết không đầy đủ về ma tuý, cho rằng rượu, bia, thuốc lá không phải là ma tuý; nhận biết không đầy đủ về tác hại của ma túy; nhận biết không đầy đủ về nguy cơ sử dụng ma tuý; nhận biết không đầy đủ về biện pháp phòng ngừa ma túy; nhận biết không đầy đủ về các yếu tố nguy cơ SDMT trong môi trường sống và các tình huống nguy cơ SDMT.

14. Năng lực học tập kém: Biểu hiện là kết quả chung về học tập luôn ở mức trung bình và dưới trung bình; có nhiều môn học không đạt loại khá trở lên và không có môn nào đạt loại giỏi; đã từng lưu ban; khó khăn trong nhận thức và tiếp thu kiến thức; kết quả học tập sa sút trong thời gian dài.

15. Hứng thú chơi bời- chán học: biểu hiện là hễ có thời gian là chơi game- net; hứng thú cao và thường xuyên có mặt trong các cuộc vui chơi; thường bỏ học để đi chơi với bạn, nhất là bạn bên ngoài trường; chểnh mảng học tập, không tập trung nghe giảng và thường ngồi chơi trong lớp, không chịu học; thường tụ tập bạn bè ở quán nước, quán internet.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Giữa 2 nhóm yếu tố tâm lý trên có mối liên quan: Các yếu tố tâm lý trung tính, nếu kết hợp cùng với các yếu tố tâm lý nguy cơ SDMT (nhận thức không đầy đủ về ma tuý, năng lực học tập kém, hứng thú chơi bời-chán học tập) sẽ tạo nên sự tiềm tàng nguy cơ SDMT về tâm lý ở cá nhân; nhưng nếu kết hợp với các yếu tố tâm lý bảo vệ (nhận thức đầy đủ về ma tuý, năng lực học tập tốt, hứng thú học tập) thì sẽ hạn chế sự tiềm tàng nguy cơ SDMT về tâm lý ở học sinh THPT.

c/ Nhóm các yếu tố tâm lý bảo vệ:

Các yếu tố tâm lý có thể cản trở sự hình thành nguy cơ SDMT bao gồm một số yếu tố:

1. Nhận thức đầy đủ về ma tuý và phòng ngừa sử dụng ma tuý: Biểu hiện là học sinh có sự quan tâm và để ý, nắm được các kiến thức về ma tuý và các biện pháp phòng ngừa ma tuý; nắm được các tình huống nguy cơ sử dụng ma tuý và biện pháp phòng ngừa; luôn có ý thức đề phòng đối với các đối tượng có biểu hiện sử dụng ma tuý.

2. Năng lực học tập tốt: Biểu hiện của yếu tố này là thường xuyên đạt kết quả học tập tốt; là học sinh khá giỏi qua các năm học; được nhà trường vinh danh học tập tốt.

3. Hứng thú học tập: Biểu hiện của yếu tố này là ham học, thích học, không thích chơi bời la cà quán xá; thường xuyên tìm sách học tập, phương pháp học tập để nâng cao hiệu quả học tập của mình; tập trung và chăm chú lắng nghe trong giờ học, tích cực phát biểu xây dựng bài; tham gia các câu lạc bộ học tập trong trường. [7][24][28][47][59][60]

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh trung học phổ thông (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)