Kết quả phỏng vấn giáo viên

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh trung học phổ thông (Trang 155 - 158)

CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Kết quả thực nghiệm trên các học sinh có nguy cơ SDMT

3.2.4. Kết quả phỏng vấn giáo viên

Kết quả đánh giá thông qua phỏng vấn giáo viên nhà trường cho thấy biện pháp tham vấn cá nhân và biện pháp tập huấn nhóm đã đạt được những kết quả đáng kể và đã phát huy tác dụng trong việc nâng cao nhận thức cho các em, giúp các em có khả năng tự phân tích tình huống và đưa ra các biện pháp phù hợp với đặc điểm của bản thân để phòng ngừa nguy cơ SDMT. Hơn nữa, biện pháp tham vấn cá nhân đảm bảo tính bảo mật thông tin cho học sinh và các em sẵn sàng kết nối và chia sẻ sau khi thực nghiệm kết thúc.

Kết quả phỏng vấn giáo viên giám sát quá trình thực nghiệm, cô NTTH- Phó hiệu trưởng trường THPT Trương Định cho biết: “....sau các buổi làm việc với thầy, tôi thấy các em có tâm trạng vui và thoải mái,... tôi có hỏi các em có thêm được gì sau các buổi tham vấn như vậy thì các em nói rằng rất bổ ích, các em đã biết thêm nhiều về bản thân mình, có sự thay đổi trong giao tiếp với gia đình và bạn bè, thầy cô.... khi nói chuyện với tôi, tôi nhận thấy các em đã có thêm nhiều kiến thức về các tình huống nguy cơ sử dụng ma tuý... các em có chia sẻ về các cách nhận biết và phòng tránh nguy cơ sử dụng ma tuý... nói chung, qua mấy buổi vừa qua, theo đánh giá chủ quan của tôi, các em đã có thêm kiến thức đáng kể và thể hiện được trách nhiệm của mình với gia đình và cải thiện được mối quan hệ với các bạn trong lớp....trong việc thảo luận và trình bày sản phẩm các em đã thể hiện tốt vai trò trách nhiệm của mình trong việc phòng chống ma tuý cho bản thân, tôi đánh giá cao phần thuyết trình của các em,... các em đã thể hiện được sự hiểu biết và thể hiện được chính kiến của mình đối với tệ nạn ma tuý cũng như phòng ngừa tệ nạn ma tuý, nguy cơ sử dụng ma tuý... biện pháp này phát huy tính tích cực của cá nhân học sinh, tôi cho rằng biện pháp tập huấn với nhóm nhỏ này là có hiệu quả tốt đối với nhận thức của các học sinh...”.

Kết quả phỏng vấn thầy NVT- Giáo viên tham gia giám sát thực nghiệm, trường THPT Trương Định: “... cá nhân tôi nhận thấy các em đã có sự chuyển biến trong nhận thức của mình khá tốt, nhìn nhận rõ về các yếu tố nguy cơ, điều này có thể giúp các em gia tăng khả năng tự bảo vệ thông qua việc cải thiện các đặc điểm của bản thân để phòng ngừa các yếu tố nguy cơ từ bên

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

ngoài, ... tôi cho rằng biện pháp tập huấn và tham vấn cá nhân có hiệu quả tích cực đối với lứa tuổi này, trông các em rất hào hứng và tích cực tham gia, đó là dấu hiệu tốt và các em cũng đã thể hiện được nhận thức của mình...”

Tóm lại, kết quả thực nghiệm cho thấy, biện pháp tập huấn nhóm và tham vấn cá nhân dựa trên đặc điểm của nghiệm thể nguy cơ SDMT là 2 biện pháp có hiệu quả và thực tế mang lại những hiệu quả tốt trong việc gia tăng nhận thức của học sinh, tương ứng là gia tăng các yếu tố bảo vệ, giảm thiểu và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ. Biện pháp tham vấn cá nhân giúp học sinh tự nhận diện đặc điểm nguy cơ của bản thân và tự mình đưa ra biện pháp phòng ngừa dưới sự hướng dẫn của chuyên viên tham vấn. Biện pháp này giúp cá nhân bảo mật thông tin và có điều kiện trao đổi sâu với chuyên viên tham vấn, học sinh sẵn sàng chia sẻ, đồng thời tạo mối liên lạc tiếp theo giữa học sinh có nguy cơ SDMT với chuyên viên tham vấn để tiếp tục theo dõi và hỗ trợ sau này, giúp các em vững tâm và có điểm tựa hỗ trợ trong việc phòng ngừa SDMT. Biện pháp tập huấn kiến thức cho thấy có hiệu quả hỗ trợ đáng kể cho học sinh trong việc gia tăng nhận thức và thể hiện thông qua sản phẩm. Kết quả thực nghiệm được thể hiện thông qua các bài tập tình huống và trình bày bài thuyết trình trên giấy A0 khẳng định các biện pháp phòng ngừa nguy cơ SDMT trên là các biện pháp có hiệu quả. Như vậy, các biện pháp thực nghiệm trên là phù hợp, có tính khả thi.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Kết quả nghiên cứu về nguy cơ SDMT ở các học viên cai nghiện ma tuý tại các trung tâm đã chỉ ra, trước khi SDMT, đã có sự kết hợp giữa 15 yếu tố tâm lý nguy cơ SDMT ở cá nhân với 3 yếu tố môi trường sống nguy cơ SDMT tạo nên các biểu hiện và mức độ nguy cơ SDMT khác nhau trong khi các yếu tố bảo vệ không phát huy tác dụng. Có 7 biểu hiện/mức độ nguy cơ SDMT phổ biến ở học viên cai nghiện ma tuý thuộc lứa tuổi học sinh THPT. 7 biểu hiện/mức độ này được sử dụng để đánh giá nguy cơ SDMT ở học sinh THPT.

Kết quả nghiên cứu thực trạng về nguy cơ SDMT ở học sinh THPT đã cho thấy, trong số học sinh THPT tham gia nghiên cứu, có tồn tại một tỉ lệ nhỏ học

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

sinh có nguy cơ SDMT (30 em), thuộc 6/7 mức độ nguy cơ SDMT; đa số thuộc nhóm có xu hướng hướng ngoại, không có hứng thú học tập, định hướng giá trị bạn bè và hoàn cảnh gia đình nguy cơ, nhóm bạn nguy cơ.

Trên cơ sở phân tích các đặc điểm về nguy cơ SDMT ở các học sinh THPT có nguy cơ SDMT, có thể áp dụng biện pháp tập huấn nhóm và tham vấn cá nhân trong thực nghiệm tác động nhằm nâng cao nhận thức cho các học sinh này, giúp cho các em gia tăng các yếu tố bảo vệ, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, tự phòng ngừa nguy cơ SDMT.

Kết quả thực nghiệm cho thấy biện pháp tập huấn nhóm và tham vấn cá nhân đã phát huy hiệu quả tốt trong việc gia tăng nhận thức về nguy cơ SDMT cho học sinh THPT, các em đã có thái độ tích cực trong việc tự điều chỉnh bản thân để tránh xa các yếu tố nguy cơ, gia tăng các yếu tố bảo vệ phòng ngừa nguy cơ SDMT. Các em đã biết phân tích tình huống để tìm ra dấu hiệu của nguy cơ SDMT, biết xây dựng phương án phòng ngừa đối với mỗi yếu tố nguy cơ.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh trung học phổ thông (Trang 155 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)