CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh THPT
3.1.2. Các yếu tố môi trường sống nguy cơ ở học sinh THPT
Để xác định môi trường sống nguy cơ ở học sinh THPT, đề tài nghiên cứu về môi trường sống nguy cơ SDMT ở các học viên cai nghiện ma tuý tại trung tâm trước khi SDMT để làm căn cứ đối chứng. Kết quả nghiên cứu trên các học viên cai nghiện tại trung tâm và học sinh THPT được trình bày tại bảng 3.14 cho thấy, ở học viên cai nghiện tại trung tâm, có 3 yếu tố môi trường nguy cơ SDMT, gồm có: hoàn cảnh gia đình nguy cơ, nhóm bạn nguy cơ và khu vực sinh sống nguy cơ.
Bảng 3.14: Kết quả phân tích về các yếu tố môi trường sống nguy cơ SDMT học sinh THPT và học viên cai nghiện tại trung tâm
Stt Nội dung
Học viên cai nghiện Học sinh THPT Tỉ lệ
%
Điểm
TB Độ lệch chuẩn Tỉ lệ
% Điểm
TB Độ lệch chuẩn 1. Hoàn cảnh gia đình
nguy cơ 62,34 3,86 1,023 6,25 2,89 0,334 2. Nhóm bạn nguy cơ 81,75 3,92 0.947 3,78 3,15 0,640 3. Khu vực sinh sống
nguy cơ 34,78 3,18 1,155 6,81 3,25 0,523
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy, 3 yếu tố môi trường sống nguy cơ trên chính là 3 yếu tố đã tác động mạnh đến học viên trước khi dẫn đến việc SDMT. Trong đó, tỉ lệ học viên đến với việc SDMT từ nhóm bạn nguy cơ, hoàn cảnh gia đình nguy cơ là cao nhất, tiếp theo là khu vực sinh sống nguy cơ. Mặt khác, biểu hiện của các yếu tố này ở các học viên cai nghiện tại trung tâm cũng rất rõ rệt (ĐTB >= 3,18). Kết quả này khẳng định, 3 yếu tố môi trường sống nguy cơ trên là 3 yếu tố môi trường sống nguy cơ SDMT ở học viên cai nghiện ma tuý tại trung tâm.
Kết quả nghiên cứu thông qua phỏng vấn sâu khẳng định các kết quả trên là đúng đắn và đáng tin cậy. “...Em lên Hà Nội tìm việc năm 2012, gặp mấy đứa bạn làm ở quán karraoke, chúng nó có sử dụng ma tuý, chúng nó mời em đi ăn uống, rồi em quen thêm mấy người nữa, hôm đó nhậu xong, họ mời em dùng ma tuý họ nói “chơi đi, sướng lắm...” (PVK- Trung tâm số 1). Và ở các học viên nữ thì nguy cơ SDMT từ chính người bạn trai của mình “…em có một mối quan hệ thân thiết với một người bạn trai nghiện ma túy, vì thế em cũng nghiện ma túy...”(NTTH- Trung tâm số 2). Hoặc một trường hợp học sinh giỏi, trầm tính, biết nhẫn nhịn và luôn hoà nhã với mọi người cũng tiếp cận với ma tuý thông qua nhóm bạn của mình “...Em là người trầm tính, biết nhẫn nhịn và cư xử hoà nhã với mọi người nên được nhiều người quý mến... năm nào em cũng đạt học sinh giỏi...em hay giúp đỡ người khác, việc gì làm được là em không do dự giúp ngay...lên lớp 10, em có quen và chơi với nhiều bạn mới, sau vài lần đi liên hoan em đã cùng nhóm bạn sử dụng ma tuý “đá” và “lắc”, nói chung lúc đó trẻ con, nể nang bạn bè, thích khám phá cái mới và cũng muốn chơi cho biết...”
Kết quả nghiên cứu từ phỏng vấn sâu cũng cho thấy, hoàn cảnh gia đình không thuận lợi cũng là yếu tố nguy cơ SDMT ở các học viên, các học viên cho biết: “…khi cãi nhau với cha mẹ, em hay đến chơi cùng các anh gần nhà, họ hay uống rượu, bia ở nhà, trong đó có 3 anh chơi Heroin, ma túy tổng hợp, các anh rủ em chơi…”(NVQ- trung tâm số 1). Mặt khác, cha mẹ thường sử dụng rượu, bia, thuốc lá cũng là một trong các nguyên nhân dẫn các học viên đến việc sử dụng ma túy “…bố không lo làm ăn, không yêu thương vợ con, suốt
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
ngày la cà quán xá rượu chè, mỗi lần say rượu lại về nhà đánh đập vợ con…”(BTT-Trung tâm số 2); và hoàn cảnh gia đình có người sử dụng ma tuý và các tệ nạn xã hội khác cũng khiến các em đến với việc SDMT “em hận bố vì đã nghiện rượu, chán bố vì đã chơi cờ bạc...”( PVT-Trung tâm số 3).
Ngoài yếu tố nhóm bạn nguy cơ, hoàn cảnh gia đình nguy cơ, yếu tố khu vực sinh sống nguy cơ cũng là yếu tố phổ biến ở các học viên. Tuy mức độ phổ biến của yếu tố này không cao bằng 2 yếu tố kia, nhưng thực tế cho thấy, yếu tố này cũng là tác nhân quan trọng “…khi cãi nhau với cha mẹ, em hay đến chơi cùng các anh gần nhà, họ hay uống rượu, bia ở nhà, trong đó có 3 anh chơi Heroin, ma túy tổng hợp, các anh rủ em chơi…”(NVQ- trung tâm số 1).
Từ bảng phân tích kết quả nghiên cứu trên cho thấy, trái ngược với các học viên cai nghiện tại trung tâm, ở học sinh THPT, 3 yếu tố hoàn cảnh sống nguy cơ SDMT này đều chiếm tỉ lệ rất thấp. Tuy nhiên, biểu hiện của các yếu tố này cũng rất rõ rệt (ĐTB>=2,89). Như vậy, hầu hết học sinh THPT đang sống trong môi trường hoàn cảnh gia đình, nhóm bạn và khu vực sinh sống tốt, chỉ có một tỉ lệ nhỏ các em đang sống trong các môi trường sống nguy cơ SDMT.
Phân tích sâu hơn về từng yếu tố môi trường ở học sinh THPT cho thấy:
+ Về hoàn cảnh gia đình của học sinh THPT: Kết quả nghiên cứu về hoàn cảnh gia đình nguy cơ của học sinh THPT được thể hiện tại bảng 3.15.
Bảng 3.15: Hoàn cảnh gia đình của học sinh THPT
Stt Nội dung Tỉ lệ
%
Điểm TB
Độ lệch chuẩn
Thứ bậc A Hoàn cảnh gia đình nguy cơ SDMT 6,25 2,89 0,334
1. Trong gia đình em có người sử dụng ma
túy như Heroin, “đá”, “lắc”… 3,33 1,633 3
2. Em thường bức xúc, khó chịu vì các thành viên trong gia đình xung đột, mâu thuẫn với nhau.
3,61 1,223 2
3. Em rất sợ hãi vì thường xuyên bị bố (mẹ)
chửi mắng và đánh em 3,09 1,284 4
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
4. Em có thể làm gì hoặc đi đâu, với ai tùy ý
vì bố/mẹ thường rất ít để ý, hỏi han. 1,85 1,093 7 5. Cha (mẹ) em thường xuyên uống rượu, bia
say xỉn, hoặc chơi cờ bạc… 2,94 1,456 5
6. Trong gia đình em mọi người thường
xuyên cư xử lạnh lùng với nhau 2,45 1,277 6
7. Trong gia đình em mọi người thường rất ít
nói chuyện với nhau. 4,24 1,062 1
8. Em thường cảm thấy cô đơn, buồn chán vì
cha mẹ ly hôn, ly thân 1,61 1,171 8
B Hoàn cảnh gia đình bảo vệ 67,80 4,11 0,744 1. Em thấy hạnh phúc mỗi khi về ngôi nhà
của mình và gặp gỡ mọi người trong gia đình.
3,81 1,197 2
2. Gia đình em thường tập hợp trò chuyện
với nhau bất kỳ lúc nào có thể 4,42 0,825 1
Kết quả phân tích trên cho thấy, tổng số học sinh có hoàn cảnh gia đình nguy cơ SDMT (không có yếu tố bảo vệ) chiếm 6,25%. Trong các item chỉ báo của số học sinh này, có 4 item có điểm trung bình cao (ĐTB từ 3,09 đến 4,24), cho thấy tính chất của hoàn cảnh gia đình nguy cơ SDMT ở học sinh THPT rất đáng quan tâm, đó là các item: “Trong gia đình em mọi người thường rất ít nói chuyện với nhau”, “Em thường bức xúc, khó chịu vì các thành viên trong gia đình xung đột, mâu thuẫn với nhau”, “Trong gia đình em có người sử dụng ma túy như Heroin, “đá”, “lắc”…”, “Em rất sợ hãi vì thường xuyên bị bố (mẹ) chửi mắng và đánh em”. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, khoảng 2/3 học sinh THPT tham gia nghiên cứu có hoàn cảnh gia đình tốt, là yếu tố bảo vệ phòng ngừa nguy cơ SDMT.
+ Về nhóm bạn của học sinh THPT: Kết quả nghiên cứu về nhóm bạn nguy cơ SDMT và nhóm bạn bảo vệ ở học sinh THPT tại bảng 3.16 dưới đây.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Bảng 3.16: Nhóm bạn của học sinh THPT
Stt Nội dung Tỉ lệ
%
Điểm TB
Độ lệch chuẩn
Thứ bậc A Nhóm bạn nguy cơ SDMT 3,78 3,15 0,640
1. Nhiều người bạn thân với em có học lực kém
hoặc đã bỏ học 3,55 1,605 3
2. Quán internet là nơi em và các bạn thường
gặp nhau 3,75 1,446 2
3. Em và các bạn thường tụ tập uống rượu, bia,
hút thuốc lá 2,75 1,410 4
4. Quán nước chè gần trường là nơi “họp
nhóm” của em và các bạn 4,00 1,214 1
5. Trong nhóm bạn của em có một vài người sử
dụng ma túy 2,55 1,761 5
6. Một vài bạn thân của em có quen và qua lại
với người sử dụng ma túy 2,35 1,424 6
B Nhóm bạn bảo vệ 58,33 3,35 0,522
1. Em thường tụ tập vui chơi với những bạn
học giỏi và hiền lành trong lớp 3,63 1,144 2
2. Bạn của em hầu như rất ít tụ tập chơi bời, la
cà quán xá 2,45 1,377 4
3. Nhóm bạn em thường quan tâm đến các giá
trị đạo đức. 4,67 0,765 1
4. Các bạn của em thường tuân thủ tốt các nội
quy, quy định của lớp học và nhà trường 2,65 1,282 3 Kết quả nghiên cứu cho thấy có một tỉ lệ nhỏ học sinh THPT có giao lưu kết bạn với nhóm bạn nguy cơ SDMT. Tính chất nguy cơ từ nhóm bạn không thuận lợi biểu hiện rõ nét ở các items có thứ bậc từ 1 đến 4 (ĐTB từ 2,75 đến 4,00). Đáng lưu ý là nhóm bạn của các em đều có kết quả học tập kém và thường xuyên la cà quán xá, tụ tập dùng rượu, bia, thuốc lá... Bên cạnh đó, học
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
sinh chơi với nhóm bạn bảo vệ chiếm tỉ lệ quá nửa số học sinh THPT tham gia nghiên cứu.
+ Về khu vực sinh sống của học sinh THPT: Kết quả nghiên cứu về khu vực sinh sống nguy cơ ở học sinh THPT được thể hiện tại bảng 3.17.
Bảng 3.17. Khu vực sinh sống của học sinh THPT
Stt Nội dung Tỉ lệ
% Điểm
TB Độ lệch
chuẩn Thứ bậc A Khu vực sinh sống nguy cơ SDMT 6,81 3,25 0,523
1. Có nhiều thanh niên hư hỏng, vi phạm pháp luật thường tụ tập tại các quán nước
“vỉa hè” gần khu vực nhà em
2,85 1,349 4
2. Gần nhà em có một vài người thuộc thành
phần bị bắt do sử dụng ma túy 4,11 0,971 2
3. Hàng xóm gần nhà em có một số người đã
từng đi tù do sử dụng ma túy 3,87 1,424 3
4. Mấy người hàng xóm gần nhà thường rủ em uống rượu, bia, hút thuốc lá và thỉnh thoảng họ mời em chơi ma túy (đá, ke, lắc, heroin).
1,26 0,713 6
5. Khu vực gần nhà em có một số người đã từng bị bắt do sử dụng ma túy hay tụ tập lén lút với nhau.
4,17 1,161 1
6. Em không không thấy có các bảng pa-nô tuyên truyền phòng chống ma túy trong trường và nơi em sinh sống
1,74 1,104 5
B Khu vực sinh sống bảo vệ 52,27 3,38 0,491 1. Nhà em ở trong khu vực dân cư hầu hết là
người trí thức và mọi người tuân thủ nghiêm túc quy định của khu dân cư.
4,15 1,008 1
2. Khu vực nơi em sinh sống có an ninh rất nghiêm ngặt, là nơi hầu như không có tội phạm và không xảy ra trộm cắp bao giờ
3,53 1,240 2
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
3. Nơi em và gia đình sinh sống không có
người nghiện ma tuý. 2,39 1,421 4
4. Em thấy có nhiều bảng Pa-nô, hình ảnh tuyên truyền nói về tác hại của ma túy và phòng chống ma túy trong nhà trường.
3,46 1,216 3
Kết quả phân tích trên cho thấy, có một tỉ lệ nhỏ học sinh THPT đang sống ở các khu vực sinh sống nguy cơ SDMT. Mức độ nguy cơ của khu vực sinh sống này là cao (ĐTB = 3,25). Đáng lưu ý là khu vực sinh sống của các học sinh này gần với các đối tượng có sử dụng ma tuý (ĐTB = 4,11). Nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ học sinh sống ở các khu vực có tính chất bảo vệ chiếm khoảng hơn 1/2 tổng số khách thể nghiên cứu.
Tóm lại, từ các kết quả nghiên cứu về các yếu tố tâm lý nguy cơ SDMT và các yếu tố môi trường sống nguy cơ SDMT cho thấy, có một tỉ lệ nhỏ học sinh THPT có các yếu tố tâm lý kết hợp với nhau có thể tạo nên nguy cơ SDMT và một tỉ lệ nhỏ học sinh THPT có các yếu tố môi trường sống nguy cơ SDMT.
Mức độ biểu hiện của các yếu tố tâm lý và môi trường sống nguy cơ ở số học sinh này đều rất rõ ràng. Nói cách khác, trong số học sinh THPT được nghiên cứu, có tiềm tàng một số lượng học sinh có nguy cơ SDMT. Vấn đề là phải xác định các yếu tố môi trường sống nguy cơ SDMT này có tương quan với các yếu tố tâm lý ở các em hay không.