Biện pháp kiểm soát nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh trung học phổ thông (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU NGUY CƠ SỬ DỤNG

1.4. Biện pháp kiểm soát nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh trung học phổ thông

Từ các nghiên cứu lý luận về nguy cơ SDMT ở học sinh THPT nêu trên, có thể thấy, để kiểm soát nguy cơ SDMT ở học sinh THPT thì cần phải (1) kiểm soát được các yếu tố tạo thành nguy cơ SDMT và sự kết hợp của chúng; (2)

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

phát triển các yếu tố bảo vệ và sự kết hợp của chúng với nhau, chống lại sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ. Các biện pháp đã được áp dụng trên thế giới và tại Việt nam (trong các trường THPT) và đã kết quả. Có thể kể đến một số biện pháp sau [22][24][28][32][34][37][44][50]:

1.4.1. Các bin pháp phát trin và nâng cao kh năng t phòng nga cho cá nhân

- Tham vấn cá nhân để giúp học sinh gia tăng nhận thức về các yếu tố tâm lý và các yếu tố môi trường sống nguy cơ SDMT của bản thân và các biện pháp kiểm soát chúng; gia tăng nhận thức về các yếu tố tâm lý và môi trường sống bảo vệ và biện pháp phát triển các yếu tố bảo vệ đó

- Tập huấn nhóm gia tăng nhận thức về ma tuý, sử dụng ma tuý, các tác hại của ma tuý, nguy cơ sử dụng ma tuý, các tình huống nguy cơ SDMT, biện pháp phòng ngừa nguy cơ SDMT.

- Tập huấn các kỹ năng sống; kỹ năng nhận biết và chống lại áp lực âm tính/tiêu cực từ bạn đồng lứa; kỹ năng từ chối đối với quan hệ tình dục, rượu bia, hút thuốc lá; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng quản lý cảm xúc.

1.4.2. Phát huy vai trò ca gia đình

- Hướng dẫn xây dựng quy tắc ứng xử trong gia đình, các chuẩn mực trong gia đình. Phát huy yếu tố cá nhân trong việc tham gia xây dựng gia đình.

- Tập huấn kỹ năng làm cha mẹ; kỹ năng giao tiếp với con cái; kỹ năng thuyết phục, kỹ năng đánh giá và giáo dục con cái theo lứa tuổi.

- Tập huấn định kỳ nâng cao nhận thức cho cha mẹ về ma túy và tác hại của ma túy, các biện pháp phòng ngừa.

- Tập huấn kỹ năng nhận biết và kiểm soát các yếu tố nguy cơ SDMT.

- Tư vấn, can thiệp và chuyển gửi đối với các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt: nghiện ma túy, nghiện rượu, thuốc lá, gia đình mâu thuẫn-xung đột, rối nhiễu tâm lý, các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS…

1.4.3. Phát huy vai trò phát hin và can thip sm ca nhà trường - Xây dựng phòng tâm lý học trường học, phát triển chương trình “Hãy nói không với ma túy” đưa thông tin đến với học sinh thông qua các hình thức:

truyền thông phát thanh, pa nô, khẩu hiệu; lồng ghép với các hoạt động văn nghệ; nội dung sinh hoạt đoàn thanh niên, các buổi chào cờ đầu tuần.

- Gắn kết học sinh có nguy cơ SDMT với các hoạt động tích cực của lớp, trường; đưa các em vào các nhóm bạn tích cực trong lớp; đa dạng hóa các hoạt

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

động nhằm sử dụng tối ưu thời gian của cá nhân. Hỗ trợ học tập qua nhiều kênh như bạn bè, thầy cô, phương pháp học tập,…

- Giáo viên thường xuyên quan tâm đến học sinh; xây dựng và duy trì bầu không khí tâm lý thân thiện. Phát hiện sớm các rối nhiễu, bất thường về tâm lý:

lo âu, trầm cảm, căng thẳng, buồn chán…ở học sinh.

- Tổ chức cho học sinh THPT tham quan các trung tâm cai nghiện ma tuý, nghe người nghiện ma tuý và bác sĩ chia sẻ về nỗi khổ khi cắt cơn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Nguy cơ SDMT là một vấn đề rất quan trọng và cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, đặc biệt trong điều kiện xã hội phát triển kết nối rộng rãi, hoà nhập toàn cầu như hiện nay. Nguy cơ SDMT trong nhóm học sinh THPT càng được coi trọng bởi lứa tuổi này là đầu vào của lực lượng lao động của đất nước.

Các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam trước đây đã có đề cập đến một số khía cạnh khác nhau của nguy cơ sử dụng ma tuý ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Luận án tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các khía cạnh tâm lý của nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh trung học phổ thông, mối tương quan của các yếu tố với các yếu tố môi trường sống trong cơ chế hình thành nguy cơ SDMT.

Nguy cơ sử dụng ma tuý là khả năng (tiềm tàng) có thể xảy ra việc sử dụng ma tuý ở cá nhân khi các yếu tố nguy cơ SDMT chiếm ưu thế, nổi trội hơn so với các yếu tố bảo vệ.

Nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh THPT là khả năng có thể xảy ra việc sử dụng ma tuý khi các yếu tố nguy cơ sử dụng ma tuý về tâm lý kết hợp với các yếu tố nguy cơ sử dụng ma tuý trong môi trường sống chiếm ưu thế, nổi trội hơn so với các yếu tố bảo vệ.

Đặc trưng của nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh THPT là tính tiềm tàng, tính liên kết tương quan, tính không chắc chắn và tính tiêu cực. Cấu trúc của nguy cơ SDMT gồm có các yếu tố tâm lý cá nhân (các yếu tố tâm lý trung tính và các yếu tố tâm lý nguy cơ) và các yếu tố môi trường sống nguy cơ SDMT.

Có 7 mức độ nguy cơ SDMT phổ biến ở lứa tuổi học sinh THPT. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ SDMT ở học sinh THPT gồm có các yếu tố chủ quan từ bản thân học sinh THPT và các yếu tố khách quan trong môi trường sống.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh trung học phổ thông (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)