CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Mục đích và nội dung nghiên cứu 2.1.1.1. Mục đích nghiên cứu:
- Góp phần xây dựng khung lý luận về nguy cơ sử dụng ma tuý, nguy cơ SDMT ở học sinh THPT.
- Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh trung học phổ thông.
2.1.1.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, xác định những khái niệm cơ bản có liên quan đến luận án như: nguy cơ, nguy cơ SDMT, nguy cơ SDMT ở học sinh THPT,... Trong đó, xác định rõ các mức độ và tính chất của nguy cơ SDMT.
- Nghiên cứu thực trạng tình hình nguy cơ SDMT ở học sinh THPT thuộc 3 trường THPT tại Hà Nội đại diện cho 3 khu vực địa lý khác nhau. Trong đó có đối chiếu với kết quả nghiên cứu đặc điểm tâm lí và hoàn cảnh xã hội của học viên cai nghiện ma tuý tại các Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động- Xã hội tại Hà Nội.
- Thực nghiệm biện pháp tác động đối với học sinh được xác định có nguy cơ SDMT để nâng cao khả năng tự phòng ngừa.
2.1.2. Chọn mẫu khách thể nghiên cứu
2.1.2.1. Mẫu điều tra nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh THPT
Mẫu thăm dò bao gồm 40 học sinh THPT, được thực hiện nhằm xác định tính khả thi của công cụ điều tra trước khi tiến hành điều tra đại trà.
Mẫu điều tra đại trà là số học sinh THPT được nghiên cứu nhằm phát hiện thực trạng nguy cơ SDMT. Số lượng học sinh được nghiên cứu đại trà là 528 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12. Tiến hành phỏng vấn sâu 20/528 học sinh nhằm bổ sung cho kết quả điều tra thực trạng nguy cơ SDMT ở học sinh THPT. Ngoài ra, phỏng vấn 06 giáo viên chủ nhiệm các khối lớp 10,11,12 thuộc các trường THPT trên để bổ sung thêm thông tin cho kết quả điều tra thực trạng.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Bảng 2.1: Đặc điểm khách thể nghiên cứu Tên trường Tổng
số
Phân theo giới tính Phân theo khối lớp Nam Nữ Khối 10 Khối 11 Khối 12 SL % SL % SL % SL % SL % Kim Liên 138 44 31,9 94 68,1 64 46,4 38 27,5 36 26,1 Cầu Giấy 191 88 46,1 103 53,9 71 37,2 57 29,8 63 33,0 Trương Định 199 105 52,8 94 47,2 88 44,2 75 37,7 36 18,1 Tổng cộng 528 237 44,9 291 55,1 223 42,2 170 32,2 135 25,6 Nhìn chung, về số lượng khách thể: học sinh 2 trường Trương Định và Cầu giấy có số lượng gần tương đương nhau. Trường Kim Liên có lượng khách thể ít hơn. Về giới tính, tỉ lệ học sinh nam và học sinh nữ chênh lệch khoảng 10%, còn trường Cầu Giấy và Trương Định có sự chênh lệch nhỏ. Số học sinh nữ ở trường Kim Liên gấp đôi số học sinh nam.
Về số lượng học sinh theo khối lớp, học sinh khối l0 chiếm đa số, tiếp theo là khối 11 và cuối cùng là khối 12. Cụ thể theo từng trường: Khách thể 3 khối thuộc trường Cầu Giấy có sự chênh lệch nhỏ; trường Kim Liên thì học sinh khối 10 có tỉ lệ gần gấp đôi so với 2 khối còn lại; trường Trương Định tỉ lệ học sinh khối 10 lớn hơn khối 11 và gần gấp đôi khối 12.
2.1.2.2. Mẫu điều tra đặc điểm tâm lý và hoàn cảnh xã hội của người nghiện ma tuý :
Trong tổng số 6.258 học viên đang cai nghiện tại các Trung tâm (nam chiếm 85,6%, nữ chiếm 14,4%), tiến hành sàng lọc theo các tiêu chí về độ tuổi, giới tính, thời gian bắt đầu sử dụng ma túy... Tổng số khách thể nghiên cứu là 121 học viên đang cai nghiện tại 6 Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động- Xã hội của Hà Nội, có hộ khẩu tại 28 tỉnh, thành phố trên cả nước. Thời điểm bắt đầu sử dụng ma tuý trong khoảng từ 15-18 tuổi. Về giới tính, gồm có 75 nam (chiếm 62%) và 46 nữ (chiếm 38%). Thời điểm bắt đầu sử dụng ma túy trong khi đang còn đi học là 15,7% và sau khi bỏ học ở trường là 84,3%. Tình trạng cuộc sống trước khi nghiện ma túy: 5,8% cảm thấy hạnh phúc; 40,5% cảm thấy buồn chán; 2,5% cảm thấy cuộc sống vô nghĩa; 4,1% cảm thấy cô đơn;
2,5% có tâm trạng hận thù; 3,3% cảm thấy thất vọng; và 41,3% cho rằng có cuộc sống bình thường. Tiến hành phỏng vấn sâu 23/121 học viên nhằm bổ sung thông tin cho kết quả nghiên cứu.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
2.1.2.3. Mẫu thực nghiệm tác động
Mẫu thực nghiệm tác động gồm 5 học sinh có nguy cơ SDMT.
2.1.3. Địa bàn nghiên cứu
2.1.3.1. Địa bàn nghiên cứu thực trạng nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh trung học phổ thông
+ Trường Trung học phổ thông Trương Định + Trường Trung học phổ thông Cầu Giấy + Trường Trung học phổ thông Kim Liên
2.1.3.2. Địa bàn nghiên cứu người sử dụng ma tuý
Các Trung tâm Chữa bệnh giáo dục- Lao động- Xã hội số I, II, III, IV, V và VI trên địa bàn Hà Nội.
2.1.4. Các bước tiến hành nghiên cứu
2.1.4.1. Bước 1- Xây dựng khung lý thuyết về nguy cơ sử dụng ma tuý Mục đích chủ yếu của bước này là phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các các tài liệu, sách báo... có liên quan đến đề tài, bao gồm các phần: tổng quan vấn đề nghiên cứu, xác định các khái niệm công cụ, các lý thuyết về nguy cơ sử dụng ma tuý, nguy cơ sử dụng ma tuý trong học sinh THPT.
2.1.4.2. Bước 2- Xây dựng khung nguy cơ SDMT, tiêu chí và thang đo Nội dung chi tiết của phần này bao gồm các nội dung như sau:
- Dự thảo các tiêu chí để xây dựng thang đo nguy cơ sử dụng ma tuý.
- Hình thành các thang đo về các yếu tố nguy cơ sử dụng ma tuý.
- Triển khai khảo sát thực tế trên 121 học viên cai nghiện tại các trung tâm để xây dựng khung về nguy cơ sử dụng ma tuý và xây dựng công cụ để đo nguy cơ SDMT ở học sinh THPT. Bao gồm các công việc: (1) Nghiên cứu thực địa;
(2) xử lý số liệu; (3) xác định khung về nguy cơ sử dụng ma tuý ở lứa tuổi đầu thanh niên và công cụ đo .
Trong quá trình thực hiện bước này có sử dụng một số công cụ:
+ Bảng hỏi xây dựng tiêu chí và bảng hỏi điều tra nguy cơ SDMT trên nhóm học viên đang cai nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động- Xã hội (Phụ lục 1A và 1B).
+ Phiếu phỏng vấn sâu đối với học viên đang cai nghiện ma tuý tại các Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động- Xã hội (Phụ lục 3).
+ Biên bản quan sát đối với: học viên tại các Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động- Xã hội.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
+ Phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia (Phụ lục 6).
2.1.4.3. Bước 3- Nghiên cứu nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh THPT.
Trong phần này, sử dụng công cụ có được từ bước 2 để tiến hành nghiên cứu thực trạng nguy cơ SDMT ở học sinh THPT. Bộ công cụ này chỉ sử dụng để xác định có hay không có dấu hiệu của nguy cơ SDMT, không hướng tới xây dựng một bộ công cụ chuyên dùng để xác định nguy cơ SDMT.
Nghiên cứu nguy cơ SDMT ở học sinh THPT được tiến hành trên 528 học sinh THPT từ lớp 10 đến lớp 12 ở 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cùng với việc điều tra bằng phiếu hỏi là thực hiện phỏng vấn sâu đối với 20 em học sinh trong tổng số khách thể nhằm bổ sung thông tin khẳng định kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi. Từ kết quả điều tra đại trà, sàng lọc ra những học sinh có nguy cơ SDMT để thực nghiệm tác động phòng ngừa nguy cơ SDMT.
Các công cụ sử dụng trong bước này gồm có:
+ Bảng hỏi đánh giá nguy cơ SDMT ở học sinh THPT (Phụ lục 2).
+ Phiếu phỏng vấn sâu đối với học sinh THPT và giáo viên chủ nhiệm (Phụ lục 4A và 4B)
+ Biên bản quan sát đối với học sinh THPT làm phiếu điều tra (Phụ lục 5).
+ Phiếu nghiên cứu chân dung tâm lý đối với học sinh được xác định có nguy cơ SDMT (Phụ lục 7).
2.1.4.4. Bước 4- Tổ chức thực nghiệm
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nguy cơ SDMT ở học sinh THPT, lựa chọn ra những học sinh có nguy cơ SDMT và tiến hành thực nghiệm đối với các học sinh này. Thực nghiệm được tiến hành vào năm học 2015- 2016. Mục tiêu của việc thực nghiệm nhằm giúp cho học sinh nhận biết được nguy cơ SDMT của bản thân, từ đó biết tự kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bản thân và môi trường sống để tự phòng ngừa nguy cơ SDMT.
Trong quá trình thực nghiệm, sử dụng một số công cụ sau:
+ Phiếu phỏng vấn sâu trước và sau thực nghiệm (Phụ lục 9).
+ Biên bản đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh tham gia thực nghiệm (Phụ lục 10).
+ Biên bản thảo luận nhóm cho học sinh tham gia thực nghiệm (Phụ lục 8).
+ Biên bản tham vấn cho học sinh tham gia thực nghiệm tác động phòng ngừa nguy cơ SDMT (Phụ lục 11).
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
+ Biên bản quan sát đối với học sinh tham gia thực nghiệm (Phụ lục 5).
+ Phụ lục nội dung thực nghiệm.