CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM DU LỊCH
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch biển Sầm Sơn
2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên, các quá trình tự nhiên có thể trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ hoạt động du lịch (địa hình, khí hậu, danh thắng, di tích,...).
Sầm Sơn là vùng đất cổ được thiên nhiên ban tặng có sông, có biển, có núi, có rừng, có những di tích văn hóa, lịch sử gắn liền với cảnh quan và những truyền thuyết, huyền thoại làm say đắm lòng người.
Sầm Sơn có bờ biển dài khoảng 9 km, từ cửa Hới (sông Mã) đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc) với các bãi biển đẹp như bãi biển nội thị (A, B, C, D), bãi biển Quảng Cư, bãi Nix, bãi Lãn, bãi Vụng Tiên,… Các bãi biển này đều có rộng, bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng mịn, sóng biển vừa phải, nước biển ấm, trong xanh, có nồng độ muối trên dưới 30% rất thích hợp cho tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí. Ngoài ra, trong nước biển còn có Canxidium và nhiều khoáng chất khác có tác dụng chữa bệnh khi tắm nên từ lâu Sầm Sơn đã trở thành khu nghỉ dưỡng nổi tiếng của cả nước. Hiện nay, Sầm Sơn mới chỉ khai thác 3 bãi biển ở khu vực nội thị vào mục đích du lịch, chủ yếu là tắm biển. Vì vậy, tiềm năng về tự nhiên chưa được khai thác để đưa vào sử dụng còn rất lớn như các bãi biển ở khu vực Quảng Cư và Nam Sầm Sơn. Nếu các bãi này được khai thác sớm chẳng những sẽ góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch cho Sầm Sơn mà còn hình thành một khu du lịch - nghỉ dưỡng lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành du lịch thị xã.
Núi Trường Lệ có niên đại 300 triệu năm, có độ cao 76 mét nằm sát biển, được coi là hòn ngọc của Sầm Sơn. Các vách đá dốc đứng về phía biển đã tạo nên sự hùng vĩ của núi Trường Lệ và rất thích hợp cho loại hình leo
núi, mạo hiểm. Mặt khác, ở đây có những bãi cỏ rộng, những sườn thoải và các đồi núi được cấu tạo từ đá granit cổ sinh hay đá biến chất dạng bát úp (điển hình là khối đá hoa cương Độc Cước), những sườn đá huyền ảo được đặt tên rất mĩ miều, ấn tượng (vườn Mộng ảo, vườn Tình yêu, vườn Bàn cờ, vườn Tâm linh Địa đàng,…) rất phù hợp cho du lịch cắm trại và hoạt động vui chơi, giải trí. Trên núi Trường Lệ còn có các di tích là đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành,… gắn liền với những lễ hội truyền thống có giá trị du lịch văn hóa, du lịch tâm linh. Đặc biệt là hòn Trống Mái là cảnh quan tự nhiên độc đáo từ xưa đã đi vào thơ ca, có sức hấp dẫn rất lớn khách du lịch.
Ngoài ra, cảnh quan tự nhiên dọc hai bờ sông Mã, sông Đơ cũng là điều kiện lý tưởng để Sầm Sơn phát triển các tuyến du lịch sinh thái trên sông, biển. Xuất phát từ Cửa Hới ở phía Bắc, du khách có thể đi thuyền đến Hòn Mê và xa hơn về phía Nam, hoặc ngược dòng sông Mã đi thăm các di tích Hàm Rồng, Lam Sơn, di tích triều vua Lê và các di tích, danh thắng khác trong tỉnh. Đặc biệt sông Đơ chảy dọc thị xã (từ Sông mã ở phía Bắc đến cống Trường Lệ ở phía Nam) có cảnh quan tự nhiên khá hấp dẫn với các đầm sen ở phía Nam đền An Dương Vương là nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng của Sầm Sơn để phát triển du lịch sinh thái.
Sự đan xen giữa các loại hình (sông, núi, biển) giữa các bãi biển với núi Trường Lệ và cảnh quan sông nước, cùng với các hồ, đầm ở Quảng Cư và những rặng thông, phi lao dọc ven biển,… tạo nên sự phong phú đa dạng của tài nguyên du lịch trên địa bàn, là điều kiện rất thuận lợi để Sầm Sơn phát triển và đa dạng hóa các lọai hình du lịch hấp dẫn.
- Về tài nguyên khí hậu: Thị xã Sầm Sơn nằm trong miền khí hậu Bắc Việt Nam, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa hạ nắng, nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 230C. Nhiệt độ trung bình mùa hè (tháng 5 - 9) là 250C. Tháng nóng
nhất nhiệt độ lên đến 400C, nhiệt độ trung bình mùa đông (từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau) là 200C, tháng lạnh nhất có thể xuống đến 50C.
Theo số liệu của trạm thủy văn Thanh Hóa, số ngày không thuận lợi cho hoạt động du lịch ở Sầm Sơn trong một năm là: ngày có gió lốc xoáy là 11 ngày;
ngày có nhiệt độ dưới 150C là 5 ngày; ảnh hưởng của bão là 20 ngày; số ngày mưa trong năm trên dưới 45 ngày; số ngày bị sương mù, sương muối là 56 ngày (tổng 138 ngày).
Như vậy, số ngày thuận lợi cho hoạt động du lịch trong một năm là 227 ngày. Nhưng trên thực tế, du lịch Sầm Sơn chỉ hoạt động mạnh vào 3 tháng mùa hè. Vì vậy, để khai thác hiệu quả và không lãng phí tiềm năng của du lịch Sầm Sơn cần có sự đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch đến với Sầm Sơn các mùa trong năm.
Về chế độ gió: Sầm Sơn chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Về mùa hè từ tháng 3 đến tháng 11 gió thịnh hành là Đông Nam mang theo hơi nước gây mưa nhiều. Đầu mùa hè thường xuất hiện gió Tây khô nóng (gió Lào) ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Về chế độ mưa: Lượng mưa ở Sầm Sơn khá lớn, trung bình năm từ 1600 - 1900mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa, mưa nhiều vào tháng 8, 9, 10. Số ngày ảnh hưởng mưa trong năm từ 45 - 130 ngày.
Về độ ẩm: Thường ở mức 85%, chỉ có một khoảng thời gian ngắn vào đầu hè do ảnh hưởng của của gió Lào nên thời tiết khô hanh, oi bức. Tháng 11 và 12 do có gió lạnh nên độ ẩm giảm, có ngày dưới 50%.
Chế độ thủy triều: Thủy triều ở khu vực Sầm Sơn có chế độ nhật triều đều. Về mùa hè thủy triều lên lúc 7h và xuống lúc 14h - 16h. Mùa đông thì ngược lại, xuống lúc 6h - 9h và lên lúc 14h - 16h. Biên độ triều trung bình khoảng 1,2m - 1,6m, cao nhất đạt 2 - 2,5m. Chế độ thủy triều như vậy rất thích hợp cho các hoạt động du lịch tắm biển.
Nhìn chung, khí hậu Sầm Sơn có sự phân chia rõ rệt theo mùa nhưng do sự tác động điều hòa của biển nên khí hậu tương đối dễ chịu, mát vào mùa hè, ít lạnh vào mùa đông, khá phù hợp cho tắm biển, thăm quan, nghỉ dưỡng quanh năm.