CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM DU LỊCH
3.1. Các quan điểm và mục tiêu
3.1.3. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch
Bảng 3.1: Chỉ tiêu phát triển du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2016 - 2020
Chỉ tiêu
Kế hoạch
2016
Kế hoạch
2017
Kế hoạch
2018
Kế hoạch
2019
Kế hoạch
2020
Mục tiêu 2016 -
2020 Tổng lƣợt khách
(1000 LK) 5.000 5.800 6.700 7.750 9.000 34.250
- Khách quốc tế 115 135 160 190 230 830
- Khách nội địa 4.885 5.665 6.540 7.560 8.770 33.420 Tổng số ngày
khách (1000 ngày) 9.650 11.300 13.199 15.422 19.800 69.371 - Khách quốc tế 322 391,5 512 580 720 2.525,5 - Khách nội địa 9.328 10.908,5 12.687 14.842 19.080 66.845,5
Tổng thu từ du
lịch (tỷ đồng) 3.470 4.400 5.700 7.550 10.200 31.320
Nguồn: Phòng Văn hoá UBND Thị xã Sầm Sơn
Để thực hiện được các chỉ tiêu trên cần phải xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển Sầm Sơn.
Có thể nói hoạt động du lịch nghỉ dưỡng biển là một trong những sản phẩm nổi trội nhất của Sầm Sơn. Với đặc thù khí hậu, hoạt động này chủ yếu chỉ diễn ra vào mùa hè, do vậy hiệu quả chung là không cao. Yếu tố mùa vụ
cũng góp phần không nhỏ vào những hạn chế khách quan của du lịch nghỉ dưỡng biển Sầm Sơn. Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cần có những hướng khai thác mới, đa dạng hóa sản phẩm và hoạt động du lịch để phần nào khắc phục tính mùa vụ của khu nghỉ dưỡng biển Sầm Sơn.
Tăng cường nghiên cứu ứng dụng KH - CN trong ngành du lịch, xây dựng các chiến lược thị trường, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành du lịch và tạo khả năng hội nhập với du lịch cả nước, với khu vực và trên thế giới.
Để có được tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch Sầm Sơn trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần tiếp tục xem xét lựa chọn chiến lược sản phẩm và thị trường phù hợp với một số phương án sau:
- Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ
Thị trường khách nội địa chủ yếu của Sầm Sơn là Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Với đối tượng khách này chúng ta cần đảm bảo đảm bảo uy tín về chất lượng sản phẩm du lịch đồng thời có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch quen thuộc.
Thị trường khách quốc tế lớn nhất của Sầm Sơn là khách từ Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Âu. Đây là đối tượng du khách có nhu cầu cao về các sản phẩm du lịch. Họ đã quen thuộc với những sản phẩm du lịch biển Việt Nam nói chung, của Sầm Sơn - Thanh Hóa nói riêng. Chính vì vậy, đối với chiến lược này cần phải có các chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, tránh tạo ra sự nhàm chán, lặp lại đối với đối tượng khách này. Đây là vấn đề chúng ta cần thực hiện ngay trong giai đoạn 2015 - 2020.
- Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới
Cùng với thị trường tiềm năng là Nhật và các nước ASIAN, thị trường du lịch nội địa của Sầm Sơn bao gồm các tỉnh phía Bắc và gần đây với việc đưa vào khai thác sân bay Thọ Xuân, Tp. Hồ Chí Minh thì Đông Nam Bộ cũng là một thị trường tiềm năng quan trọng của địa bàn. Đa số trong số khách du lịch từ những thị trường này có nhu cầu đến với Thanh Hóa để tham quan di sản thế giới Thành Nhà Hồ và họ kết hợp đến biển Sầm Sơn để thưởng thức những sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển. Vì vậy chiến lược này đòi hỏi đầu tư nhiều hơn cho hoạt động xúc tiến quảng bá thương hiệu mạnh mẽ. Bên cạnh đó, cần tạo được phương tiện đi lại thuận tiện bằng hàng không.
Đây cũng chính là thuận lợi cho việc phát triển du lịch Thanh Hóa khi hiện tại tỉnh có một sân bay dân dụng Sao Vàng - Thọ Xuân và dự kiến sẽ xây dựng thêm sân bay dân dụng tại xã Hải Ninh - Tĩnh Gia.
Chiến lược này cần tiến hành trong giai đoạn hiện tại, tận dụng tốt nhất mọi cơ hội có thể.
- Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ
Đây là chiến lược nhằm thu hút khách ở thị trường thuyền thống vốn đã quen với những sản phẩm mà trước đây họ đã từng biết. Việc đề ra chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới có khả năng hạn chế được sự nhàm chán và giảm sút của thị trường truyền thống. Đồng thời, có sức hấp dẫn thu hút đối với thị trường mới. Đa dạng hóa không chỉ là tạo ra sản phẩm mới mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu và lợi ích của khách.
Trong giai đoạn 2015 - 2020 cần tập trung đa dạng hoá các loại sản phẩm, các loại hình dịch vụ đang là nhu cầu cao của du khách như: khu vui chơi giải trí cao cấp, du lịch sinh thái biển, du lịch thể thao, mạo hiểm, Mice.
Ngoài ra, trong giai đoạn này cần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình liên doanh, liên kết trong và ngoài nước. Quá trình này sẽ giúp chúng ta mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực cạnh tranh và tạo ra một số sản phẩm du lịch mới hiệu quả.
Để chiến lược này có tính khả thi cao, tỉnh cần có những chính sách thông thoáng để thu hút sự đầu tư hơn nữa của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực cả về mặt số lượng và chất lượng, có những chính sách tốt thu hút nhân tài phục vụ cho ngành du lịch.
- Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới
Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới là đồng thời phát triển sản phẩm du lịch kết hợp khai thác thị trường khách du lịch chưa đến Sầm Sơn. Vì vậy chiến lược này đòi hỏi phải có sự đầu tư cho việc xây dựng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch phù hợp với thị trường mới, đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng bá của những thị trường tiềm năng. Trong điều kiện cụ thể hiện nay của Sầm Sơn, chiến lược này chưa có tính khả thi vì khả năng đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn hạn sẽ rất khó. Nhưng để đề ra chiến lược lâu dài cho những năm tiếp theo nữa thì Sầm Sơn cũng nên chú ý đến sự đầu tư này.