Đặc điểm khách du lịch

Một phần của tài liệu Đề tài Đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại khu du lịch biển Sầm Sơn - Thanh Hóa (Trang 52 - 58)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM DU LỊCH

2.2. Hiện trạng và đặc điểm thị trường khách du lịch Sầm Sơn trong thời gian

2.2.2. Đặc điểm khách du lịch

* Số lượng khách du lịch đến với Sầm Sơn

Bảng 2.3: Khách du lịch nội địa và quốc tế

Năm 2005 2006 2007 2009 2010 2015

Tổng lượt khách

(1.000LK) 649,96 926,95 1.297,39 1.509 1.750 3.700 Khách nội địa

(1.000LK) 648,54 925,46 1.296,5 1.507,3 1.748,

1 3.695 Khách quốc tế

(LK) 1.420 1.490 890 1.700 1.900 5.000

Nguồn: Thống kê của UBND thị xã Sầm Sơn

Qua bảng cho thấy, thị trường khách du lịch Sầm Sơn chủ yếu là khách nội địa. Khách quốc tế còn hạn chế, xong số lượng tăng lên đáng kể theo các năm.

- Khách du lịch quốc tế

Khách quốc tế đến với biển Sầm Sơn chỉ bằng khoảng 1% khách nội địa.

Trong vòng 10 năm từ năm 2005 - 2015, khách du lịch quốc tế tăng lên đáng kể. Từ con số rất nhỏ 1.420 lượt (2005) đến năm 2010 tăng lên 1.900 lượt khách. Ước tính đến năm 2015 Sầm Sơn đón > 5.000 lượt khách quốc tế.

Giai đoạn 2005 - 2009 tăng bình quân 4,6%/năm, đến năm 2011 - 2015 tăng 21,4%/năm. Thời gian lưu trú trung bình 2,5 - 3 ngày/lượt khách. Mức chi tiêu bình quân 60 - 70 USD người/ngày. Khách quốc tế đến với Sầm Sơn chủ yếu từ Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và một số nước Đông Âu. Trong đó thị trường khách châu Âu có số lượng ít nhưng tương đối ổn định, thị trường Đông Bắc Á chiếm số lượng đông nhưng biến động phức tạp. Khách du lịch có quốc tịch Anh, Pháp, Canada có xu hướng tăng lên từ 12% năm 2007 lên hơn 40% năm 2009, điều này có thể do thị hiếu du lịch chuyển từ các nước giàu có sang các nước đang phát triển có thiên nhiên hoang sơ và phong cảnh đẹp.

Khách du lịch quốc tế đến với Thanh Hoá bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng chủ yếu từ Hà Nội và các thành phố lớn phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng. Khách du lịch quốc tế đến Thanh Hoá chủ yếu bằng con đường xuyên Việt, cả về đường bộ và đường sắt. Gần đây sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân) đã đi vào và sử dụng, mở đường bay tới thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho một số khách du lịch đến và đi bằng đường không. Khách du lịch đi bằng đường biển đến Thanh Hoá hầu như chưa có vì chưa có cảng du lịch. Trong những năm tới khi hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, đặc biệt là quốc lộ 1A được nâng cấp mở rộng toàn tuyến, cảng nước sâu Nghi Sơn được đầu tư xây dựng đồng bộ (kể cả khả năng sân bay Thọ Xuân được nâng cấp thành sân bay quốc tế và mở thêm các tuyến bay nội địa) thì khả năng khách du lịch quốc tế đến với Thanh Hoá sẽ tăng nhanh.

Hầu hết khách du lịch đến từ các nước này là những khách du lịch tiết kiệm và sinh viên hoặc những người khá giả đi du lịch một mình hoặc theo tour. Họ thích được khám phá, trải nghiệm với các loại hình sinh thái, thăm thú cảnh đẹp thiên nhiên và các hoạt động tắm biển, vui chơi, giải trí. Về cơ bản Sầm Sơn có thể đáp ứng được nơi ăn, nghỉ phân theo từng loại khách nhưng để trải nghiệm chân thực với dịch vụ đầy đủ và trình độ thông thạo ngôn ngữ thì Sầm Sơn lại chưa đáp ứng được.

- Khách nội địa

Do kinh tế phát triển, mức sống của người dân được nâng cao cùng với đường xá giao thông thuận tiện nên khách nội địa tăng lên nhanh chóng và chiếm tỷ trọng gần như là tuyệt đối trong tổng lượng khách du lịch trên địa bàn. Năm 2009 khách nội địa đến Sầm Sơn đạt 1.507.300 lượt người, chiếm tới 99,9% tổng lượt khách, tăng 857.760 lượt khách so với năm 2005. Thời gian lưu trú trung bình đạt khoảng 2 ngày/khách, mức chi tiêu bình quân 150 - 180 ngàn đồng/người/ ngày. Trong những năm gần đây thời gian lưu trú của khách nội địa có xu hướng tăng lên, mức chi tiêu trung bình đạt 200 ngàn

đồng/người/ ngày. Khách nội địa đến Sầm Sơn chủ yếu từ thành phố Hà Nội, các tỉnh phía Bắc và một phần từ các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Về ngày khách: Do khí hậu và tập quán nên khách du lịch nội địa thường đến Sầm Sơn vào mùa hè, tập trung vào các tháng 5, 6, 7 và 8 (chiếm 85% tổng lượng khách đến trong năm) nhất là hai tháng 6 và 7, những ngày cao điểm thường quá tải.

Do chế độ lao động (nghỉ 2 ngày cuối tuần) và đời sống vật chất ngày càng tốt. Mặt khác, do du lịch Sầm Sơn mở mang, phát triển đa dạng hoá các loại hình các sản phẩm du lịch, đồng thời tăng cường đầu tư chiều sâu, nâng cấp chất lượng phục vụ nên du khách đến Sầm Sơn lưu trú dài ngày hơn. Nếu như ở thập niên 90 (thế kỉ trước) du khách chỉ ở trung bình 1,55 ngày/đợt thì hiện nay là 2,64 ngày trên đợt.

Một điểm cần lưu ý, khách du lịch đến Sầm Sơn chủ yếu là miền Bắc.

Điều này có thể là do không gian quá xa và một phần do lực hút của du lịch Sầm Sơn chưa đủ mạnh. Vì vậy, việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch cũng như xây dựng thương hiệu điểm đến Sầm Sơn là rất cần thiết và cần được đầu tư càng sớm càng tốt.

Trước đây khi giao thông đường không chưa phát triển thuận tiện, khách du lịch phía Bắc thường tự tổ chức tour hay đi phượt qua các điểm du lịch Thanh Hoá và vào đến Nghệ An. Nhưng trong những năm gần đây, khi sân bay Vinh được đưa vào hoạt động đã tạo điều kiện thuận tiện cho du khách có chuyến bay thẳng vào Vinh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho Sầm Sơn mất một lượng khách đáng kể.

* Các hình thức đi du lịch của khách nội địa

Sầm Sơn có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đây là ưu thế để Sầm Sơn có thể thu hút nhiều đối tượng khách du lịch khác nhau. Các loại hình du

lịch được khách lựa chọn phù thuộc vào nhiều lứa tuổi, sở thích, khả năng chi tiêu và mục đích đi du lịch khác nhau,… Họ có thể đi theo nhóm, đoàn hoặc lẻ và chủ yếu tham gia vào các loại hình du lịch sau:

Du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng: Đây là loại hình du lịch thu hút hầu hết các đối tượng khách đến với Sầm Sơn. Các bãi biển Sầm Sơn đều có đặc điểm chung là rộng, bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng mịn, sóng biển vừa phải, nước biển ấm, trong xanh và nồng độ muối dưới 3%, có nhiều khoáng chất có tác dụng chữa bệnh rất phù hợp cho hoạt động tắm biển và vui chơi trên bãi biển. Tuy nhiên, hiện nay Sầm Sơn mới khai thác 3 bãi biển ở khu vực nội thị (A; B; C) vào mục đích du lịch. Thời gian tới có thể khai thác các bãi biển ở khu vực Quảng Cư và Nam Sầm Sơn, hình thành một khu du lịch - nghỉ dưỡng biển lớn của vùng và cả nước với các hoạt động du lịch phong phú và đa dạng như: tắm biển, nghỉ dưỡng và các loại hình thể thao, vui chơi, giải trí khác,… Các loại hình du lịch này có tính thời vụ rất cao chủ yếu chỉ diễn ra trong mùa hè.

Du lịch chữa bệnh: Khách du lịch chiếm tỉ lệ nhỏ gắn với khí hậu trong lành trên rừng thông núi Trường Lệ và cảnh quan vùng đầm hồ nước lợ Quảng Cư.

Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hoá và lễ hội - tín ngưỡng: Tuỳ thuộc vào mục đích đi du lịch Sầm Sơn, có một bộ phận khách đến với Sầm Sơn để tìm hiểu văn hoá dân gian của cư dân vùng biển hay tham quan các di tích lịch sử, đi lễ chùa và tham gia các lễ hội trên địa bàn.

Du lịch công vụ kết hợp với tham quan du lịch: Do vị trí thuận lợi, cơ sở vật chất phù hợp cho tổ chức hội nghị, hội thảo cấp địa phương, cấp vùng nên du lịch công vụ cũng là loại hình du lịch phổ biến ở Sầm Sơn. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp,… thường kết hợp giữa công tác và tham quan du lịch. Khả năng chi tiêu của các đối tượng du lịch này khá cao, nên họ thường sử dụng các

dịch vụ cao cấp hơn, nhưng thời gian lưu trú thường ngắn hơn. Loại hình du lịch này thường diễn ra quanh năm, ít ảnh hưởng đến tính mùa vụ.

Du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm: Hằng năm, Sầm Sơn vẫn thu hút một lượng khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch sinh thái bởi Sầm Sơn ngoài bãi biển đẹp còn có hệ sinh thái trên núi Trường Lệ, hệ sinh thái vùng đầm hồ, nước lợ cảnh quan tự nhiên dọc hai bờ sông Mã, sông Đơ là điều kiện lý tưởng để Sầm Sơn phát triển các tuyến du lịch sinh thái trên sông. Du lịch thể thao mạo hiểm (lướt sóng, leo núi,…) đặc biệt thu hút sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu. Đây thực sự là những sản phẩm du lịch tiềm năng của Sầm Sơn hấp dẫn khách du lịch.

Du lịch nghỉ cuối tuần kết hợp với vui chơi giải trí: Hiện nay loại hình du lịch nghỉ cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí đang phát triển nhanh. Đối tượng là đông đảo quần chúng lao động muốn thư giãn, tìm cảm giác thoải mái sau mỗi tuần lao động.

* Đánh giá chung về thị trường khách du lịch

Thị trường khách du lịch của Sầm Sơn chủ yếu là khách nội địa. Đây là thị trường truyền thống và đồng thời cũng là thị trường hết sức ổn định, ít chịu tác động của kinh tế - chính trị quốc tế. Vì vậy, thị trường này vẫn sẽ tiếp tục là thị trường quan trọng trong tương lai đối với du lịch Sầm Sơn. Tuy nhiên, việc phát triển đa dạng các phân khúc nhỏ bên cạnh phân khúc thị trường du lịch nghỉ dưỡng biển truyền thống, các phân khúc như nghỉ dưỡng biển cao cấp gắn với khai thác bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng biển và vui chơi giải trí cuối tuần gắn với các hoạt động kinh tế để nhằm hướng tới thị trường Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) gắn với khu kinh tế Lễ Môn, Nghi Sơn để thu hút họ đến với Sầm Sơn.

Hiện tại, Sầm Sơn chưa có quy hoạch tổng thể về du lịch để có thể đưa ra chiến lược cụ thể đối với thị trường khách du lịch. Tuy nhiên, Sầm Sơn đang thu hút được sự đầu tư với những dự án lớn hứa hẹn mang lại diện mạo đẳng cấp hơn cho khu du lịch với thị trường là khách du lịch hạng sang.

Việc xây dựng một chiến lược phân khúc khách du lịch cụ thể sẽ giúp khai thác được những nỗ lực đầu tư trong ngành du lịch, vì vậy nếu được triển khai càng sớm thì hiệu quả kinh tế trong ngành càng cao.

Một phần của tài liệu Đề tài Đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại khu du lịch biển Sầm Sơn - Thanh Hóa (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)