Hệ thống kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu Đề tài Đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại khu du lịch biển Sầm Sơn - Thanh Hóa (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM DU LỊCH

2.1. Tiềm năng phát triển du lịch biển Sầm Sơn

2.1.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng

Là đô thị du lịch nghỉ dưỡng biển hiện đại có tầm cỡ khu vực và quốc tế; trung tâm kết nối du lịch của tỉnh Thanh Hóa với vùng Bắc Trung Bộ và cả nước; trung tâm hội nghị, hội thảo và các hoạt động văn hóa thể thao của tỉnh Thanh Hóa và các vùng Bắc Trung Bộ; gắn kết với thành phố Thanh Hóa thành trung tâm đô thị, dịch vụ lớn, hiện đại của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ.

Vì vậy, việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông là rất cần thiết để phục vụ cho hoạt động kinh tế - xã hội của Sầm Sơn.

Cùng với sự hỗ trợ ngân sách từ Trung ương và tỉnh, thời gian qua Sầm Sơn đã cố gắng huy động các nguồn lực ở địa phương để đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, nên hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn được cải thiện đáng kể, bước đầu đã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho thị xã.

* Giao thông vận tải - Giao thông đường bộ

Giao thông đối ngoại: giao thông đối ngoại của Sầm Sơn gồm 2 tuyến quốc lộ chạy qua và 01 tuyến đường liên huyện.

Quốc lộ 47 (đoạn từ Sầm Sơn đi thành phố Thanh Hóa): dài 16 km, đường đã được trải nhựa rộng hơn so với trước đây. Hiện tại, đường đang được cải tạo và mở rộng hơn nữa để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong thời gian tới.

Quốc lộ 10 đi qua khu vực phía Đông ngã ba Môi.

Đường Trần Hưng Đạo, nối thị xã Sầm Sơn với Nam thị xã Sầm Sơn (huyện Quảng Xương); đoạn phía Nam quốc lộ 47 chỉ giới đường đỏ là 27 mét (lòng đường rộng 15 mét); đoạn phía Bắc quốc lộ 47 rộng 7,5 mét.

Tuyến đường liên hiệp kết hợp với các quốc lộ tạo thành hệ thống các trục giao thông khá thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng trên địa bàn.

Giao thông nội thị: mạng lưới giao thông nội thị của Sầm Sơn được xây dựng theo ô bàn cờ, phân bố chủ yếu theo hướng Bắc Nam và Đông Tây, gồm các trục đường chính như Lý Tự Trọng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Lê Thánh Tông, Lê Lợi, Tây Sơn. Ngoài ra, đường Nguyễn Du, Lê Lợi, Hồ Xuân Hương và Bà Triệu đã được đầu tư khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện giao thông thuận lợi. Còn lại, đường nhỏ, đường cấp phối láng nhựa, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách.

Công tác quản lí quy hoạch, quản lí đất đai và xây dựng đô thị từng bước đi vào nề nếp. Thị xã đã hoàn thành việc giải tỏa một số trọng điểm về lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, đồng thời duy trì công tác quản lí trật tự đô thị và vệ sinh môi trường, đảm bảo nề nếp, kỉ cương, từng bước xây dựng thị xã xanh, sạch đẹp và văn minh.

Giao thông nông thôn (gồm đường xã, thôn): hầu hết các đường liên xã trên địa bàn đều đạt tiêu chuẩn cấp V, cấp IV; đường liên thôn thuộc loại A và B.

Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ ở Sầm Sơn hiện nay khá dày đặc (mật độ 9 - 10 km/km2 đối với khu vực nội thị) nhưng chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như một đô thị du lịch. Nhiều tuyến đường được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp để hòa chung vào mạng lưới giao thông quốc gia.

- Giao thông đường thủy

Hệ thống đường thủy: trên địa bà Sầm Sơn có 2 con sông chính chảy qua là Sông Mã và Sông Đơ. Trong đó, Sông Mã là sông chính có vai trò quan trọng trong sự phát triển giao thông đường thủy của Sầm Sơn. Hiện nay, thị xã đã khai thác tuyến đường thủy từ Sầm Sơn đi thành phố Thanh Hóa và một số huyện miền núi Thanh Hóa, phục vụ cho việc giao lưu hàng hóa giữa Sầm Sơn và các địa phương khác trong tỉnh. Và ngược lại, thành phố Thanh Hóa cũng vừa công bố tuyến du lịch “Ngược xuôi Sông Mã” bằng đường thủy từ đoạn cầu Hàm Rồng xuống cảng Hới - Sầm Sơn.

Hệ thống cảng: cảng chính của Sầm Sơn hiện nay là cảng Hới phục vụ chủ yếu cho khai thác, vận chuyển hải sản.

Tóm lại, mạng lưới sông khá thuận lợi cho việc phát triển du lịch và giao lưu giữa Sầm Sơn và các địa phương khác trong tỉnh Thanh Hóa. Nhưng hiện nay hầu hết là luồng lạch tự nhiên chưa được cải tạo, nạo vét; cửa sông bị sa bồi, rất khó khăn cho các phương tiện ra vào.

2.1.3.2. Hệ thống cấp điện

- Về nguồn điện: nguồn điện cấp cho Sầm Sơn được lấy từ nguồn điện lưới quốc gia qua trạm biến áp trung gian Sầm Sơn nằm ở phía Tây núi Trường Lệ, công suất 25.000 KVA - 110/22 KV. Ngoài ra, còn có 173 trạm biến áp, với tổng công suất là 33.740 KVA. Hiện nay, trạm 110KV đang làm việc ở tình trạng non tải, về mùa đông công suất tiêu thụ đạt từ 8 - 15% công suất máy; về mùa hè cũng chỉ đạt 50 - 60% công suất máy. Tuy nhiên, trong tương lai, khi thị xã Sầm Sơn mở rộng và phát triển thì trạm 110KV hiện sẽ bị quá tải, cần có kế hoạch đầu tư và nâng cấp các trạm hiện có.

- Về lưới điện: mạng lưới phân phối điện của Sầm Sơn gồm: mạng lưới điện trung thế 35KV dài 21,4 km; lưới điện 22KV dài 36,7 km và hơn 60,4 Km đường dây 0,4KV. Điện được phân phối theo các tuyến sau: lộ 475 cấp cho các xã Quảng Cư, phường Quảng Tiến và Cảng Hới; lộ 473 cấp cho phường Trường Sơn, Bắc Sơn và Trung Sơn; lộ 471 cấp cho phường Trường Sơn. Đến nay, điện đã đến tất cả các phường xã trong vùng, đặc biệt là các phường phục vụ du lịch, mạng lưới điện rất mạnh, và hầu như không bị cắt điện trong những tháng du lịch. Tuy nhiên, mạng lưới điện đã cũ, phụ tải ở xa nguồn cung cấp nên hệ số hao hụt điện năng khá lớn, cần được nâng cấp, bảo dưỡng, duy tu để nâng cao chất lượng điện giảm tỷ lệ hao hụt.

2.1.3.3. Hệ thống cấp nước sạch

Hệ thống cấp nước: nguồn nước cấp cho khu vực thị xã Sầm Sơn được lấy từ 2 nhà máy gồm:

- Nhà máy Mật Sơn (thành phố Thanh Hoá) công suất 30.000m3/ngày đêm. Cung cấp cho thị xã Sầm Sơn bằng đường ống,… chạy dọc theo quốc lộ 47 về thị xã. Đây là tuyến cấp nước chính của Sầm Sơn.

- Nhà máy nước Hàm Rồng công suất 10.000m3/ngày đêm.

Nhìn chung, việc cấp nước của thị xã trong những năm qua đã được cải thiện đáng kể cả về nguồn cung cấp, hệ thống ống dẫn và chất lượng nước, phục vụ cho sinh hoạt của người dân cũng như phục vụ du khách, nhất là khu vực nội thị. Tuy nhiên, để giảm chi phí đầu vào, hiện nay một số nhà nghỉ và hộ dân đã sử dụng giếng khoan, nước không qua xử lý nên chất lượng thấp, không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy, tỷ lệ sử dụng nước sạch ở Sầm Sơn rất thấp, hiện mới có khoảng gần 66% nhân dân trong khu nội thị sử dụng nước máy và nước đã qua xử lý đạt chất lượng vệ sinh, còn lại chủ yếu sử dụng giếng đào, giếng khoan UNICEF,…

3.1.3.4. Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường - Hệ thống thoát nước

Đến nay Sầm Sơn đã có hệ thống xử lý nước thải tương đối hoàn chỉnh.

có khu vực nội thị, một số tuyến đường như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Lê Lợi có hệ thống thoát nước và 2 cụm xử lý nước thải cục bộ tại phường Trường Sơn và Bắc Sơn. Một số khu vực khác, nước mưa và nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ và các công trình công cộng được thải trực tiếp ra sông, rạch hoặc tự thấm gây ảnh hưởng đến môi trường.

- Môi trường

Nhìn chung, môi trường tự nhiên của Sầm Sơn hiện nay khá trong lành, song tình trạng ô nhiễm cục bộ ở một số khu vực cũng đã xảy ra, nhất là vào mùa du lịch. Đặc biệt, sự gia tăng chất thải của các hoạt động công nghiệp, nông, lâm nghiệp, thương mại, du lịch,… cũng như chất thải từ sinh hoạt đang là nguy cơ gây ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước trên địa bàn.

Về môi trường không khí: Nhìn chung, môi trường không khí của khu vực Sầm Sơn còn khá trong sạch. Tuy nhiên, theo đánh giá thì trong tương lai, mức độ ô nhiễm không khí ở Sầm Sơn sẽ tăng nhanh do sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực du lịch và thủy sản. Để giảm bớt mức độ ô nhiễm trong tương lai cần có các giải pháp hữu hiệu; nhất là trồng các cây xanh dọc các đường phố và trong các khu dân cư, khu du lịch,… Đối với các hoạt động thương mại như chợ cá những hoạt động sản xuất công nghiệp như chế biến hải sản, khu vực hòn Trống Mái và các bến thuyền chưa đảm bảo, cần có sự quản lý giám sát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm để đảm bảo môi trường trong sạch cho đô thị.

Về môi trường nước ven biển: Theo kiểm tra và đánh giá thì chất lượng nước ven biển ở Sầm Sơn, nhất là các bãi tắm đã và đang có nguy cơ bị ô nhiễm do các nguồn nước thải từ đất liền kể cả nước thải từ sinh hoạt và sản xuất. Hiện tại, Sầm Sơn còn rất thiếu hệ thống thoát nước và các công trình thu gom, xử lý nước thải nên hầu hết nước thải sinh hoạt cũng như nước thải từ sản xuất công nghiệp (đặc biệt là chế biến hải sản, sửa chữa tàu thuyền,…) từ các

hoạt động thương mại (các chợ hải sản, các cơ sở giết mổ gia súc,…) và các cơ sở kinh doanh du lịch (các khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở ăn uống,…) không qua xử lý mà trực tiếp thải ra sông, ra biển, làm ảnh hưởng đến môi trường nước ven biển và các bãi tắm. Ngoài ra, các chất thải từ sản xuất nông nghiệp, đặc trưng là dư lượng thuốc trừ sâu, phân hóa học trong canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng góp phần làm tăng lượng ô nhiễm ven biển.

Về ô nhiễm chất thải rắn: tình trạng ô nhiễm rác thải và các chất thải rắn cũng đã xảy ra với mức độ nhất định tại một số khu vực, nhất là khu vực tập trung các nhà nghỉ, các cơ sở ăn uống tư nhân tại 2 phường Bắc Sơn và Trường Sơn; dọc đường Hồ Xuân Hương và các cơ sở dịch vụ tắm biển,…

ảnh hường đến chất lượng du lịch.

- Về thu gom, xử lý rác thải: Còn xả rác tùy tiện ra vỉa hè, lòng đường;

một số cơ sở kinh doanh còn chưa có thùng đựng rác hoặc để thùng rác bừa bãi trước cửa nhà, vỉa hè, xuông cả lòng đường. Số lượng thùng rác công cộng trên các tuyến phố và các tuyến đường ngang còn ít. Nội dung tuyên truyền, biển chỉ dẫn cho nhân dân và du khách giữ gìn vệ sinh môi trường còn thiếu.

Trên các tuyến phố: Việc tổ chức bán hàng ăn sáng còn lộn xộn, đặt tràn lan trên vỉa hè, lòng đường. Một số khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng còn lấn chiếm vỉa hè làm bếp và khu hậu cần.

Một phần của tài liệu Đề tài Đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại khu du lịch biển Sầm Sơn - Thanh Hóa (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)