Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Sầm Sơn

Một phần của tài liệu Đề tài Đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại khu du lịch biển Sầm Sơn - Thanh Hóa (Trang 78 - 81)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM DU LỊCH

3.1. Các quan điểm và mục tiêu

3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Sầm Sơn

* Chức năng của thị xã Sầm Sơn

Căn cứ vào vai trò là một trong 3 khu vực động lực của tỉnh Thanh Hoá, vào các tiềm năng, lợi thế phát triển của Sầm Sơn, đông thời xem xét xu thế phát triển chung của tỉnh và vùng Bắc Bắc Bộ có thể xác định chức năng chủ yếu của thị xã Sầm Sơn như sau:

- Thành phố du lịch nghỉ dưỡng biển hiện đại có tầm cỡ khu vực và quốc tế; Trung tâm kết nối du lịch của tỉnh Thanh Hoá với vùn Băc Trung Bộ và cả nước.

- Trung tâm hội nghị, hội thảo và các hoạt động văn hoá, thể thao,…

của tỉnh Thanh Hoá và vùng Bắc Trung Bộ.

- Gắn kết với thành phố Thanh Hoá thành trung tâm đô thị, dịch vụ lớn, hiện đại của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sầm Sơn thời kỳ đến năm 2020 đưa ra quan điểm, mục tiêu như sau:

* Quan điểm phát triển

- Xây dựng và phát triển thị xã Sầm Sơn đặt trong tổng thể phát triển chung của tỉnh Thanh Hoá và vùng Bắc Trung Bộ, đồng thời phải phù hợp với Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển thị xã Sầm Sơn với sự phát triển trong khu vực, nhất là thành phố Thanh Hoá, khu kinh tế Nghi Sơn, các khu du lịch lớn trong tỉnh và vùng Bắc Bắc Bộ…

- Phát huy tối đa những tiềm năng, lợi thế của địa phương, đặc biệt là lợi thế về du lịch biển; nắm bắt các cơ hội phát triển mới trong khu vực để thu hút đầu tư bên ngoài tạo sự bứt phá về tăng trưởng, đồng thời tạo động lực mạnh thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ.

- Phát triển thị xã Sầm Sơn theo hướng mở cửa, hội nhập mạnh với khu vực và thế giới, đồng thời phải trên quan điểm tổng hợp, có tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

- Ưu tiên tối đa cho phát triển du lịch. Khai thác một cách khoa học, bền vững các bãi tắm và tài nguyên du lịch trên địa bàn để phát triển nhanh. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để xây dựng một số khu du lịch và vui chơi giải trí hiện đại, các sản phẩm du lịch chất lượng cao. Tập trung xây dựng đồng bộ và hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của thị xã, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư bên ngoài.

- Đổi mới và phát triển mạnh giáo dục đào tạo đảm bảo có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của thị xã. Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ và tái tạo tài nguyên; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường tự nhiên với môi trường xã hội, nâng cáo chất lượng cuộc sống cho người dân.

- Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trong khu vực.

* Mục tiêu phát triển

- Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững kinh tế - xã hội của Sầm Sơn để thực sự trở thành khu vực động lực mạnh của tỉnh Thanh Hoá, một thành phố du lịch nghỉ dưỡng biển hiện đại tầm cỡ khu vực và quốc tế. Từ nay đến năm 2020 duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượngtăng trưởng và sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020 Sầm Sơn có nền kinh tế hiện đại, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ và tương đối hiện đại, an ninh chính trị ổn định, xã hội văn minh.

- Du lịch là ngành kinh tế chủ đạo, có tiềm năng và lợi thế phát triển nhất ở Sầm Sơn. Vì vậy từ nay đến năm 2020 tập trung phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch trong mối gắn kết chặt chẽ với Tp. Thanh Hoá và các khu du lịch lớn tronh và ngoài tỉnh, sớm đưa Sầm Sơn thực sự là đô thị du lịch nghỉ dưỡng biển hiện đại của tỉnh cũng như vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.

- Tổ chức hợp lý không gian du lịch của thị xã trên cơ sở khai thác tổng hợp các tài nguyên du lịch trên địa bàn gồm tài nguyên du lịch biển, sông, núi và các tài nguyên du lịch nhân văn khác,… Tiến hành quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm về du lịch như các bãi tắm, khu vực ven sông Đơ, núi Trường Lệ,… để thu hút các nhà đầu tư bên ngoài vào phát triển du lịch trên địa bàn. Đầu tư có chọn lọc các khu du lịch, các tuyến, điểm du lịch trọng điểm, hình thành một số khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và khu vui chơi giải trí tổng hợp, hiện đại có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch - thể thao - giải trí cả trên bờ và trên biển; tổ chức các tuyến du lịch kết nối Sầm Sơn với các khu du lịch, các khu di tích, danh thắng trong và ngoài nước, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lượng và uy tín cao trên thị trường du lịch trong nước và khu vực Đông Nam Á.

- Dự báo thời gian tới, khi cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ du lịch của Sầm Sơn, nhất là các cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung khác được nâng cao vế chất lượng và đa dạng hoá về chủng loại,… số khách du lịch sẽ

tăng cao, năm 2015 đạt khoảng 2,7 triệu lượt khách, trong đó có hơn 5.000 lượt khách quốc tế và năm 2020 đạt 4,5 triệu lượt khách (chiếm khoảng 80%

số khách du lịch đến Thanh Hoá), trong đó có khoảng 20 ngàn lượt khách quốc tế. Tuy nhiên để đạt được các mục tiêu trên, cần đầu tư phát triển nhanh và đồng bộ cả về hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, về tuyên truyền quảng bá du lịch và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Đề tài Đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại khu du lịch biển Sầm Sơn - Thanh Hóa (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)