Đặc điểm lâm sàng

Một phần của tài liệu Phân tích tìnhh hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phúc mạc tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (Trang 42 - 46)

3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VI SINH TRONG BỆNH LÝ VPM

3.1.1. Đặc điểm lâm sàng

3.1.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2014, tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức có 235 người bệnh điều trị nội trú được chẩn đoán là VPM. Đối chiếu với tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ, chúng tôi đã lựa chọn được 202 trường hợp phù hợp với nghiên cứu. Các đặc điểm chung của người bệnh trong mẫu nghiên cứu như giới tính, tuổi, phương pháp can thiệp ngoại khoa, số ngày nằm viện được trình bày cụ thể trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của người bệnh trong mẫu nghiên cứu Đặc điểm (n=202) Số người bệnh (%)

Giới tính Nam 114 (56,4)

Nữ 88 (43,6)

Tuổi (năm)

Toàn mẫua 54,1 ± 18,1

18 – 39 56 (27,7)

40 - 59 54 (26,7)

≥ 60 92 (45,5)

Phương pháp mổ Mổ mở 151 (74,8)

Mổ nội soi 51 (25,2)

Số ngày nằm việnb 8 (6 – 13)

Chú thích: a trung bình ± độ lệch chuẩn, b trung vị (khoảng tứ phân vị) Nhận xét:

Độ tuổi trung bình của người bệnh trong mẫu nghiên cứu là 54,1 tuổi. Tuổi cao nhất là 89 tuổi, thấp nhất là 18 tuổi. Trong đó, gần một nửa số người bệnh trên 60 tuổi (45,5%). Phân bố giới tính giữa nam và nữ khác nhau không đáng kể với tỷ lệ nam/nữ là 1,3. Phần lớn các người bệnh được phẫu thuật bằng phương pháp mổ mở (74,8%), còn lại là phương pháp mổ nội soi chỉ chiếm 25,2%. Trung vị của số ngày nằm viện là 8 ngày.

31 3.1.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Nguyên nhân gây VPM

Bệnh lý VPM có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Qua khảo sát 202 người bệnh trong mẫu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các nguyên nhân thường gặp là các tổn thương ở đường tiêu hóa. Các nguyên nhân cụ thể gây VPM và tỷ lệ gặp của các nguyên nhân trong mẫu nghiên cứu được trình bày cụ thể trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Các nguyên nhân gây VPM

Nguyên nhân Số lượng (n=202) Tỷ lệ %

Thủng dạ dày – tá tràng 59 29,2

Thủng ruột non 50 24,8

Thủng đại tràng 34 16,8

Viêm phần phụ 21 10,4

VPM nước tiểu 6 3,0

VPM mật 5 2,5

Nguyên nhân khác 27 13,4

Nhận xét:

Nguyên nhân gây VPM chủ yếu là do các tổn thương ở đường tiêu hóa. Trong đó, các nguyên nhân thường gặp là thủng dạ dày – tá tràng (29,2%), thủng ruột non (24,8%), thủng đại tràng (16,8%). VPM do viêm phần phụ chiếm tỷ lệ 10,4%. Các nguyên nhân khác như VPM nước tiểu, VPM mật, VPM do thủng túi thừa… chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.

Đặc điểm bệnh mắc kèm của người bệnh

Ngoài bệnh lý VPM, những người bệnh trong mẫu nghiên cứu còn có thể mắc kèm thêm một hoặc nhiều bệnh khác. Từ 202 trường hợp thuộc mẫu nghiên cứu, chúng tôi đã khảo sát tỷ lệ người bệnh có bệnh mắc kèm và các loại bệnh mắc kèm thường gặp. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 3.3.

32

Bảng 3.3. Đặc điểm bệnh mắc kèm của người bệnh

Bệnh mắc kèm Số lượng (%)

Số bệnh mắc kèm (n=202)

0 151 (74,7)

1 46 (22,8)

2 3 (1,5)

3 2 (0,1)

Các bệnh mắc kèm thường gặp (n=202)

Bênh lý tim mạch 20 (9,9)

Bệnh lý nội tiết 10 (4,9)

Bệnh lý về đường tiêu hóa 10 (4,9)

Bệnh lý về gan, mật 5 (2,5)

Bệnh lý về thận 5 (2,5)

Bệnh lý về phổi 3 (1,5)

Các bệnh khác 5 (2,5)

Nhận xét:

25,3 % số người bệnh trong mẫu nghiên cứu có ít nhất một bệnh mắc kèm cùng với bệnh lý VPM khi nhập viện. Trong đó chủ yếu là mắc kèm thêm một bệnh (22,8%), số người bệnh mắc kèm thêm 2 hoặc 3 bệnh chiếm tỷ lệ nhỏ (2,5%). Các bệnh lý mắc kèm thường gặp là bệnh lý tim mạch (9,9%), bệnh lý nội tiết (4,9%), bệnh lý về đường tiêu hóa (4,9%).

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng thường gặp

VPM là một bệnh lý ngoại khoa cấp tính với các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng rất đa dạng. Chúng tôi tiến hành khảo sát các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng thường gặp trong bệnh lý VPM của những người bệnh trong mẫu nghiên cứu. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 3.4.

33

Bảng 3.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng thường gặp

Đặc điểm Số lượng (n=202) Tỷ lệ %

Lâm sàng

Bụng đau 199 98,5

Cổ trướng 113 55,9

Mạch nhanh 86 42,6

Cảm ứng phúc mạc 78 38,6

Sốt ≥ 39 độ 76 37,6

Phản ứng thành bụng 50 24,8

Tụt huyết áp 48 23,8

Co cứng thành bụng 48 23,8

Bí trung đại tiện 42 20,8

Nôn 20 9,9

Cận lâm sàng

Bạch cầu tăng 141 69,8

Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung

tính tăng 166 82,2

Siêu âm có dịch tự do trong

ổ bụng 136 67,3

Nhận xét:

Các triệu chứng lâm sàng thường gặp trong bệnh lý VPM của mẫu nghiên cứu là: triệu chứng cơ năng: bụng đau, sốt cao; triệu chứng thực thể: cổ trướng, mạch nhanh, cảm ứng phúc mạc, phản ứng thành bụng… Hầu hết người bệnh được chẩn đoán VPM đều có cơn đau vùng bụng (98,5%). Cổ trướng là triệu chứng thường xuất hiện ở những người bệnh bị nhiễm khuẩn ổ bụng, trong nghiên cứu của chúng tôi có 113 người bệnh có hiện tượng cổ trướng (55,9%). Các triệu chứng lâm sàng thường gặp khác là mạch nhanh (42,6%), cảm ứng phúc mạc (38,6%), sốt cao (37,6%), phản ứng thành bụng (24,8%).

Các đặc điểm cận lâm sàng thường gặp trong bệnh lý VPM của mẫu nghiên cứu là bạch cầu tăng (69,8%), tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng (82,2%), siêu âm ổ bụng phát hiện thấy dịch tự do chiếm tỷ lệ (67,3%).

Một phần của tài liệu Phân tích tìnhh hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phúc mạc tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)