Đặc điểm phác đồ kháng sinh ban đầu

Một phần của tài liệu Phân tích tìnhh hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phúc mạc tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (Trang 57 - 62)

3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH

3.2.2. Đặc điểm phác đồ kháng sinh ban đầu

Phác đồ kháng sinh ban đầu (KSBĐ) được sử dụng trong điều trị bệnh lý VPM có thể là đơn trị liệu hoặc phác đồ kết hợp. Kết quả khảo sát các liệu pháp phối hợp kháng sinh trong phác đồ ban đầu được trình bày trong bảng 3.10

Bảng 3.10. Số lượng kháng sinh trong phác đồ ban đầu

Phác đồ ban đầu Số lượng (n=202) Tỷ lệ %

1 KS 7 3,5

Phối hợp 2 KS 144 71,3

Phối hợp 3 KS 50 24,8

Phối hợp 4 KS 1 0,5

Nhận xét:

Phác đồ KSBĐ có thể là đơn trị liệu hoặc phối hợp 2 hoặc 3 kháng sinh. Cá biệt, có một trường hợp phối hợp 4 kháng sinh. Loại phác đồ được sử dụng nhiều nhất là phối hợp 2 kháng sinh (71,3%), tiếp đến là phác đồ 3 kháng sinh (24,8%). Phác đồ đơn trị liệu chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (3,5%).

Các phác đồ KSBĐ sử dụng nhiều nhất trong điều trị VPM ở bệnh viện Việt Đức được thể hiện trong hình 3.9.

46

Hình 3.9. Các phác đồ KSBĐ điều trị VPM tại bệnh viện Việt Đức Nhận xét:

Có 33 loại phác đồ KSBĐ được sử dụng trong điều trị VPM tại bệnh viện Việt Đức. Các loại phác đồ ban đầu sử dụng nhiều nhất chủ yếu là phác đồ phối hợp 2 kháng sinh và 3 kháng sinh. Phác đồ 2 kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là:

cephalosporin thế hệ 3 kết hợp với metronidazol (38,1%); Carbapenem kết hợp với metronidazol (12,9%). Phác đồ 3 kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là:

cephalosporin thế hệ 3 kết hợp với quinolon và metronidazol (9,4%). Các loại phác đồ phối hợp khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

Các loại phác đồ KSBĐ cụ thể sử dụng trong điều trị VPM tại bệnh viện Việt Đức trong khoảng thời gian năm 2013 – 2014 và các phác đồ KSBĐ sử dụng có trong khuyến cáo của Hội các bệnh nhiễm khuẩn và phẫu thuật tiêu hóa Đài Loan (IDS&TSSG) được trình bày cụ thể trong các bảng 3.11, bảng 3.12 và bảng 3.13.

Bảng 3.11. Danh mục phác đồ ban đầu 1 kháng sinh PĐBĐ 1 KS (5 loại) Số lượng (%)

(n=202) Khuyến cáo IDS&TSSG

Ertapenem 2 (1,0) C

Meropenem 1 (0,5) C

21,2 3,0

3,5 9,4 3,0 3,0

5,9 12,9

38,1

- 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 Các phác đồ khác

C3G + fosfomycin + metronidazol Carbapenem + quinolon + metronidazol C3G + quinolon + metronidazol Carbapenem + quinolon C3G + quinolon Fosfomycin + metronidazol Carbapenem + metronidazol C3G + metronidazol

( Tỷ lệ % )

47

PĐBĐ 1 KS (5 loại) Số lượng (%)

(n=202) Khuyến cáo IDS&TSSG

Fosfomycin 2 (1,0) K

Cefoperazon/sulbactam 1 (0,5) K

Vancomycin 1 (0,5) K

Tổng 7 (3,5)

Chú thích: “C”: phác đồ KSBĐ có trong khuyến cáo của IDS&TSSG

“K”: phác đồ KSBĐ không có trong khuyến cáo của IDS&TSSG Bảng 3.12. Các loại phác đồ KSBĐ 2 kháng sinh

PĐBĐ 2KS (16 loại) Số lượng (%) (n=202)

Khuyến cáo IDS&TSSG

KS 1 KS 2

C3G

Metronidazol

77 (38,1) C

C2G 1 (0,5) C

Quinolon 1 (0,5) C

C3G Lincosamid 2 (1,0) C

Carbapenem

Metronidazol

26 (12,9) K

Fosfomycin 12 (5,9) K

Penicillin 2 (1,0) K

C3G

Quinolon

6 (3,0) K

C4G 3 (1,5) K

Carbapenem 6 (3,0) K

Fosfomycin 1 (0,5) K

Carbapenem

Fosfomycin

2 (1,0) K

C3G 1 (0,5) K

Penicilin 1 (0,5) K

Fosfomycin Lincosamid 2 (1,0) K

C3G Glycopeptid 1 (0,5) K

Tổng 144 (71,3)

48

Bảng 3.13. Các loại phác đồ KSBĐ 3 kháng sinh PĐBĐ 3 KS (11 loại) Số lượng (%)

(n=202)

Khuyến cáo IDS&TSSG

KS 1 KS 2 KS 3

C3G Aminosid Metronidazol 1 (0,5) C

C3G

Quinolon

Metronidazol

19 (9,4) K

Fosfomycin 6 (3,0) K

Glycopeptid 3 (1,5) K

Carbapenem 1 (0,5) K

Penicillin 1 (0,5) K

Carbapenem

Quinolon

Metronidazol

7 (3,5) K

Fosfomycin 5 (2,5) K

Glycopeptid 4 (2,0) K

Fosfomycin Penicillin Metronidazol 2 (1,0) K

C3G Quinolon Lincosamid 1 (0,5) K

Tổng 50 (24,8)

Nhận xét:

Có 33 loại phác đồ KSBĐ được sử dụng trong điều trị bệnh lý VPM tại bệnh viên Việt Đức trong khoảng thời gian năm 2013 – 2014. Trong đó, PĐBĐ 1 kháng sinh có 5 loại, PĐBĐ 2 kháng sinh có 16 loại, PĐBĐ 3 kháng sinh có 11 loại và PĐBĐ 4 kháng sinh có 1 loại. Số phác đồ có trong hướng dẫn của IDS&TSSG là: phác đồ 1 kháng sinh có 2/5 phác đồ, phác đồ 2 kháng sinh có 4/16 phác đồ, phác đồ 3 kháng sinh có 1/11 phác đồ.

Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể giữ nguyên phác đồ ban đầu hoặc phải thay đổi phác đồ kháng sinh. Kết qủa khảo sát sự thay đổi phác đồ kháng sinh trong quá trình điều trị của những người bệnh trong mẫu nghiên cứu được trình bày cụ thể trong bảng 3.14.

49

Bảng 3.14. Đặc điểm thay đổi phác đồ kháng sinh

Đặc điểm thay đổi PĐKS Số lượng (tỷ lệ %)

Không thay đổi (n=202) 122 (60,4)

Có thay đổi (n=202) 80 (39,6)

Thay đổi 1 lần 61 (30,2)

Thay đổi 2 lần 17 (8,4)

Thay đổi 3 lần 2 (1,0)

Cách thức thay đổi PĐKS ban đầu (n=80)

Đổi KS 33 (41,3)

Giảm số KS 28 (35,0)

Tăng số KS 19 (23,7)

Nhận xét:

Trong 202 người bệnh thuộc mẫu nghiên cứu, có 122 trường hợp không phải thay đổi phác đồ KSBĐ (chiếm tỷ lệ 60,4%). Số người bệnh phải thay đổi phác đồ điều trị là 82 (chiếm 39,6%). Các trường hợp phải thay đổi phác đồ có thể là thay đổi 1 lần hoặc phải thay đổi 2 đến 3 lần. Nhưng thay đổi phác đồ 1 lần chiếm tỷ lệ cao nhất (30,2%). Các hình thức thay đổi phác đồ KSBĐ có thể là đổi sang kháng sinh khác (41,3%), giảm bớt số kháng sinh (35,0%) hoặc dùng thêm kháng sinh (23,7%).

Chúng tôi tiến hành tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến việc phải thay đổi phác đồ KSBĐ. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 3.15.

Bảng 3.15. Nguyên nhân thay đổi phác đồ KSBĐ Nguyên nhân thay đổi PĐ KSBĐ Số lượng

(n=80) Tỷ lệ %

Theo KSĐ 29 36,3

Do thuốc không được cung ứng 4 5,0

Do ADR 2 2,5

Không rõ lý do 45 56,3

50 Nhận xét:

Việc thay đổi phác đồ KSBĐ phần lớn là không rõ lý do (chiếm 56,3%). Thay đổi phác đồ kháng sinh phù hợp với kết quả KSĐ chiếm 36,3%. Các nguyên nhân khác như do khoa Dược không cung ứng kịp thời loại kháng sinh đang sử dụng hay do người bệnh xuất hiện các tác dụng không mong muốn phải dừng sử dụng thuốc chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (7,5%).

Kết quả khảo sát thời gian sử dụng phác đồ KSBĐ của người bệnh trong mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.16.

Bảng 3.16. Thời gian sử dụng phác đồ KSBĐ

Phác đồ KSBĐ Thời gian sử dụng (ngày) (Trung bình ± độ lệch chuẩn)

Đơn trị liệu (n=6) 6,3 ± 2,7

Phối hợp 2 KS (n=144) 6,7 ± 2,6

Phối hợp 3 KS (n=50) 6,3 ± 3,4

Phối hợp 4 KS (n=1) 4

Chung (n=202) 6,6 ± 2,9

Nhận xét:

Thời gian sử dụng KSBĐ trung bình là 6,6 ngày. Thời gian sử dụng của các phác đồ đơn độc, phác đồ phối hợp 2 hoặc 3 kháng sinh là tương tự nhau (trung bình khoảng 6 ngày). Chỉ có duy nhất một trường hợp là sử dụng phác đồ ban đầu 4 kháng sinh, thời gian sử dụng là 4 ngày.

Một phần của tài liệu Phân tích tìnhh hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phúc mạc tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)