3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH
3.2.4. Đánh giá một số tiêu chí về tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh
Trong số 202 người bệnh thuộc mẫu nghiên cứu, có 68 trường hợp có kết quả vi sinh dương tính với vi khuẩn và được làm KSĐ. Chúng tôi tiến hành đánh giá sự phù hợp của phác đồ KSBĐ, phác đồ sử dụng trước và sau khi có kết quả KSĐ với kết quả KSĐ của 68 trường hợp này. Phác đồ kháng sinh được đánh giá là “phù hợp” khi có ít nhất một kháng sinh trong phác đồ nhạy cảm với các vi khuẩn phân lập được. Nếu KSĐ không tiến hành cấy với các kháng sinh trong phác đồ nghiên cứu thì gọi là
“không xác định”. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 3.18.
Bảng 3.18. Sự phù hợp của PĐKS với kết quả KSĐ
Sự phù hợp với KSĐ Số lượng
(n=68) Tỷ lệ % Phác đồ ban đầu
Phù hợp 42 61,8
Không phù hợp 7 10,3
Không xác định 19 27,9
Phác đồ ngay trước khi có kết quả KSĐ
Phù hợp 46 67,6
Không phù hợp 7 10,3
Không xác định 15 22,1
Phác đồ ngay sau khi có kết quả KSĐ
Phù hợp 54 79,4
Không phù hợp 1 1,5
Không xác đinh 13 19,1
Nhận xét:
Có 42 trường hợp sử dụng phác đồ KSBĐ phù hợp với kết quả KSĐ (chiếm tỷ lệ 61,8%); có 7 trường hợp không phù hợp. Có 19 trường hợp KSĐ không thử với các kháng sinh trong phác đồ ban đầu nên không đánh giá được sự phù hợp.
52
Với phác đồ kháng sinh sử dụng ngay trước khi có kết quả KSĐ tỷ lệ phù hợp với KSĐ là 67,6%; tỷ lệ không phù hợp là 10,3% và có 15 trường hợp không xác định được tính phù hợp chiếm tỷ lệ 22,1%.
Sau khi có kết quả xét nghiệm vi sinh, phác đồ kháng sinh được thay đổi và tỷ lệ phù hợp với KSĐ là 79,4%. Có 1 trường hợp phác đồ kháng sinh sau khi có kết quả vi sinh không được thay đổi phù hợp với KSĐ. Có 13 trường hợp không xác định được tính phù hợp với KSĐ.
3.2.4.2. Sự phù hợp của phác đồ KSBĐ với khuyến cáo của IDS&TSSG
Chúng tôi tiến hành khảo sát tính phù hợp của các phác đồ KSBĐ được sử dụng trong điều trị VPM tại bệnh viện Việt Đức với các phác đồ có trong khuyến cáo của Hội các bệnh nhiễm khuẩn và phẫu thuật tiêu hóa Đài Loan. Phác đồ KSBĐ được đánh giá là “phù hợp” khi tương ứng với các phác đồ có trong khuyến cáo với cùng mức độ phân loại bệnh. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 3.19.
Bảng 3.19. Sự phù hợp của PĐ KSBĐ với khuyến cáo của IDS&TSSG Sự phù hợp của PĐBĐ với IDS&TSSG Số lượng (tỷ lệ %) (n=202)
Phù hợp 84 (41,6)
Không phù hợp 95 (47,0)
PĐ không có trong khuyến cáo 93 (46,0) PĐ không phù hợp phân loại bệnh 2 (1,0)
Không đủ tiêu chí phân loại 23 (11,4)
Nhận xét:
Trong số 202 người bệnh thuộc mẫu nghiên cứu, có 84 trường hợp sử dụng phác đồ KSBĐ điểu trị VPM phù hợp với khuyến cáo của IDS&TSSG (chiếm tỷ lệ 41,6%). 95 trường hợp không phù hợp với khuyến cáo (chiếm 47%). Hầu hết các trường hợp không phù hợp là do phác đồ KSBĐ không có trong khuyến cáo (93/95 trường hợp), chỉ có 2 trường hợp là phác đồ KSBĐ có trong khuyến cáo nhưng lại không phù hợp về phân loại bệnh. Có 23 trường hợp không đủ tiêu chí để xét tính phù hợp.
53
3.2.4.4. Đánh giá hiệu quả lâm sàng của nhóm sử dụng KSBĐ phù hợp với hướng dẫn của IDS&TSSG và nhóm không phù hợp
Để đánh giá hiệu quả lâm sàng thực tế của việc lựa chọn KSBĐ trong điều trị VPM theo khuyến cáo của hội các bệnh nhiễm khuẩn và phẫu thuật tiêu hóa Đài Loan, chúng tôi tiến hành so sánh giữa 2 nhóm người bệnh: nhóm sử dụng KSBĐ phù hợp với khuyến cáo của IDS&TSSG và nhóm sử dụng KSBĐ không phù hợp với khuyến cáo. Tiêu chí so sánh là tỷ lệ điều trị thành công và số ngày nằm viện trung bình. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 3.20.
Bảng 3.20. Hiệu quả của nhóm có phác đồ KS phù hợp và không phù hợp với khuyến cáo của IDS&TSSG
Tiêu chí Nhóm phù hợp
IDS&TSSG (n=84)
Nhóm không phù hợp IDS&TSSG (n=95)
Kết quảa Thành công 53 (63,1) 42 (44,2)
Thất bại 31 (36,9) 53 (55,8)
Số ngày nằm việnb 8,9 ± 5,4 11,0 ± 5,1 Chú thích: a Sử dụng test χ2 , Q = 6,384, p = 0,012. Kết quả: người bệnh (%).
b Sử dụng test T, T = 2,739, p = 0,007. Kết quả: trung bình ± độ lệch chuẩn.
Nhận xét:
Nhóm sử dụng KSBĐ phù hợp với khuyến cáo của IDS&TSSG có tỷ lệ điều trị thành công cao hơn nhóm không phù hợp. Sự khác biệt về hiệu quả điều trị của 2 nhóm là có ý nghĩa thống kê (p = 0,012 < 0,05). Số ngày nằm viện trung bình của nhóm phù hợp với khuyến cáo cũng ngắn hơn nhóm không phù hợp. Sự khác biệt về số ngày điều trị trung bình của 2 nhóm là có ý nghĩa thống kê (p = 0,007 < 0,05).
54