2.4 Một số nguồn nguyên liệu phổ biến sử dụng trong chế biến thức ăn cá
2.4.2 Nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng
Cám gạo là nguyên liệu truyền thống được sử dụng phổ biến nhất để làm thức ăn tự chế trong nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay có nhiều loại cám, từ ba loại cám cơ bản là cám y, cám lau bass 1 và cám lau bass 2, người ta chế biến thêm các loại cám khác như cám sấy, cám trích ly, cám pha.
- Cám y: cám xay gạo thường, hoặc xay trắng từ các nhà máy qui mô nhỏ. Loại cám này có lẫn nhiều tấm dạng hạt và có ít bột gạo dùng để bán nội địa không xuất khẩu.
- Cám lau: cám được chuốt ra từ gạo xay xô (gạo mới bóc vỏ trấu). Cám lau có 2 loại là cám lau bass 1 và bass 2. Sản phẩm gạo từ công đoạn xay xát này chủ yếu dùng để xuất khẩu.
+ Cám bass 1: còn gọi cám lau khô vì trong quá trình lau chuốt không có phun thêm nước. Cám loại này ít bột gạo hơn cám bass 2.
+ Cám bass 2: còn gọi là cám lau ướt vì trong quá trình lau gạo người ta dùng kỹ thuật phun nước để làm bóng hạt gạo. Cám bass 2 có độ ẩm cao, không bảo quản lâu được như các loại cám khác. Loại cám này có rất nhiều tinh bột vì bột gạo bị chuốt ra trong quá trình xay xát ở giai đoạn này rất nhiều.
- Cám sấy: cám đã qua sấy khô để bảo quản được lâu hơn. Sấy và bảo quản ở các kho.
- Cám ly trích: Cám được trích lấy dầu nhằm giảm chất dầu để bảo quản được lâu hơn và tránh hiện tượng ôi dầu, đồng thời cám loại này có hàm lượng protein cao hơn.
- Cám pha: cám được pha trộn lại với nhau theo yêu cầu mua bán, thường có các cách pha trộn như: cám pha với bột mì, cám pha thêm tấm (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2006).
Hiện nay người nuôi thích dùng cám lau ướt để phối chế thức ăn vì cám này có hàm lượng protein ổn định (12,4%) và có bột gạo nhiều dễ làm dẻo thức ăn khi nấu và phối trộn. Tuy nhiên, vật chất khô của cám lau ướt khá thấp (83,6%) nên gặp nhiều khó khăn trong vấn đề bảo quản. Ngoài ra, một trở ngại thường gặp là do cám có hàm lượng chất béo cao, dễ hút ẩm và dễ bị oxy hóa, trở nên đắng. Sử dụng cám bị oxy hóa làm thức ăn cho cá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự sinh trưởng và chất lượng của cá nuôi (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2006).
24
Bảng 2.4: Hàm lượng dưỡng chất trong cám gạo, tấm gạo và thành phẩm (%) Thành phần
hóa học Cám gạo Tấm gạo Gạo
thành phẩm Vỏ trấu Khử béo Chưa khử béo
Protein thô 15,1 9,0–12,0 8,10 13,6 3,10
Béo thô 1,70 7,4–10 0,60 14,5 1,00
Tro 24,7 16,7 0,70 8,30 17,4
Xơ thô 17,9 13,7 0,40 4,20 44,3
NFE 52,8 41,0 90,2 59,4 34,2
Nguồn: Hertrampf and Piedad-Pascual (2000) và Lê Thanh Hùng (2008)
Hạn chế của cám gạo là khả năng ép viên thấp, lượng can xi và các muối khoáng khác thấp khi sử dụng thức ăn chứa nhiều cám gạo. Ngoài ra, các yếu tố kháng dưỡng tồn tại trong cám gạo như acid phytic, lectins và enzym ức chế vitamin B1
làm giảm khả năng sử dụng chúng và ảnh hưởng đến tăng trưởng của động vật thuỷ sản (Hertrampf and Piedad-Pascual, 2000).
Cám gạo thường được sử dụng trong chế biến thức ăn cho cá ăn tạp và ăn thực vật hơn là cá ăn động vật. Nó được xem là nguồn nguyên liệu rẻ tiền trong chế biến thức ăn cho cá Catla (Catla catla), cá trôi Ấn Độ (Labeo rohita), cá mrigal (Cirhinus mrigala), cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus), cá mè vinh (Hypothamichthys molitris), cá vàng (Carassius auratus), cá nheo Mỹ (Ictalurus panctatus), cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus), cá măng (Chanos chanos), cá đối (Liza parsia), cá tấm thìa (Polydon spathula). Cám gạo được sử dụng từ 10–
70% trong công thức thức ăn của cá chép, cá nheo Mỹ, cá măng và cá đối. Ngoài ra, do khó ép viên và hàm lượng xơ cao nên cám gạo thường không được sử dụng trong chế biến thức ăn cho tôm. Tuy nhiên, nó cũng được bổ sung vào thức ăn cho tôm nước ngọt và nước mặn hay bổ sung vào thức ăn cho tôm ở các hình thức nuôi quảng canh và bán thâm canh (Hertrampf and Piedad-Pascual, 2000).
Hàm lượng chất xơ khá cao là yếu tố giới hạn khi sử dụng cám gạo. Do đó, khi nghiên cứu sử dụng làm thức ăn cho các đối tượng nuôi thủy sản, người ta thường đánh giá độ tiêu hóa của nguyên liệu này. Nghiên cứu của Phuong Ha Truong et al., (2009) trên cua tiền trưởng thành (Scylla paramamosin) đánh giá độ tiêu hóa của các nguyên liệu trong khẩu phần thức ăn gồm bánh dầu nành đã tách dầu, cám gạo, bột mì và bột bắp. Các nguyên liệu này là nguồn cung cấp protein trong khẩu phần, thay thế 30% và 45% bột cá trong khẩu phần. Kết quả cho thấy, thay thế 30% bánh dầu nành hoặc 30% cám gạo sẽ cho độ tiêu hoá tốt nhất. Từ đó cho thấy cám gạo và bánh dầu nành có thể sử dụng để phối chế thức ăn cho đối tượng này.
Khả năng tiêu hóa vật chất khô, năng lượng của cá tra và cá rô phi đối với cám gạo khá tốt, trong đó độ tiêu hóa của cám ly trích cao hơn cám sấy và có thể sử
25
dụng 60% cám ly trích trong công thức thức ăn cho cá tra và cá rô phi mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2006). Theo kết quả nghiên cứu của Hertrampf and Piedad-Pascual (2000), độ tiêu hóa cám gạo của cá lăng (Mystus nemurus) là 85,5%; cá mè vinh (Puntius gonionotus) có độ tiêu hóa protein, béo và năng lượng lần lượt là 94,6; 96,4 và 90% cao hơn so với cám mì là 88,5; 90,8 và 74,7% (Mohanta et al., 2006); cá mú (Cromileptes altivelis) có độ tiêu hóa cám gạo là 22,2%, độ tiêu hóa protein và năng lượng trong cám của cá lần lượt là 59,5% và 44,3% (Laining et al., 2003), cá trê trắng (Clarias batratus) ADC nguyên liệu là 61,9% và cá trê phi (C.
gariepinus)là 66,5% (Usnami, 2003); cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idiella)khả năng tiêu hóa cám gạo cũng rất thấp, nhỏ hơn 50% (Law, 1986); cá chép có khả năng tiêu hóa protein của cám khá cao 89,5% và cá nheo Mỹ là 71% (Hepher, 1988).
2.4.2.2 Cám mì
Song song với cám gạo, cám mì là một nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng quan trọng trong thức ăn chăn nuôi và thuỷ sản nước ta. Ngoài số lượng cám mì có được từ công nghiệp bột mì trong nước, cám mì còn được nhập khẩu với lượng lớn hàng năm. Cám mì tiêu chuẩn có thành phần dinh dưỡng trung bình 89% vật chất khô, 16,5% protein thô, 9,75% xơ thô và năng lượng tương đương 91% bắp hạt. Tiêu chuẩn chất lượng cám mì được Bộ Nông nghiêp-PTNT qui định: ẩm độ ít hơn 12%, không mùi mốc, độc tố aflatoxin không quá 50 ppb.
Bảng 2.5: Thành phần dinh dưỡng của lúa mì và các phụ phẩm (%)
Hạt mì Bột mì Cám mì
Vật chất khô 87,7 88,0 88,7
Protein thô 13,5 14,3 15,6
Béo thô 1,9 1,7 4,7
Muối khoáng 2,6 1,1 12,3
Xơ thô 1,8 1,0 5,6
NFE 80,2 81,9 61,8
Nguồn: Hertrampf and Piedad-Pascual (2000)
Hạn chế của lúa mì và các phụ phẩm từ lúa mì chứa hàm lượng canxi rất thấp (0,04–0,22%), chứa hàm lượng phospho cao (0,4%) tuy nhiên phospho của lúa mì ở dạng acid phytic nên rất khó hấp thu (Lê Thanh Hùng, 2008). Bột mì chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm 25–30% trong thức ăn tôm do khả năng kết dính tốt, 5%
trong thức ăn viên nổi cho cá hồi nhằm tăng độ hồ hóa và cung cấp năng lượng.
Cám mì được sử dụng trong thức ăn cá da trơn, cá hồi, cá chép… tại các quốc gia Châu Âu và Mỹ (Lê Thanh Hùng, 2008).
Trong nuôi cá nheo Mỹ, cám mì được sử dụng với mức 15-30% trong khẩu phần ăn, cá đạt năng suất và chất lượng tương đương hoặc tốt hơn so với bột bắp. Các loại thức ăn cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng tốt mức cám mì thay thế
26
40-70% cám, tấm; thức ăn viên được gia tăng độ kết dính và độ nổi, cá vẫn đạt hệ số tiêu tốn thức ăn và chất lượng thương phẩm (Lê Thanh Hùng, 2008). Nhiều nghiên cứu tìm thấy động vật thủy sản có khả năng tiêu hóa tốt cám mì và bột mì, chẳng hạn như cá chép, cá nheo Mỹ, thẻ chân trắng có khả năng tiêu hóa protein cám mì lần lượt là 92,0; 82,5 và 85,4% (Hertrampf and Piedad-Pascual, 2000). Nghiên cứu Liti et al. (2006) về việc đánh giá tốc độ tăng trưởng của cá cá rô phi (Oreochromis niloticus) và hiệu quả kinh tế khi sử dụng 3 loại cám (cám mì, cám gạo, cám ngô) dùng để nuôi cá trong ao có bón phân. Kết quả tăng trưởng của cá cao nhất khi cho ăn cám ngô, kế tiếp là cám mì và thấp nhất là cám gạo. Cám mì cho kết quả tăng trưởng kém hơn cám ngô nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
2.4.2.3 Khoai mì lát
Khoai mì látlà nguồn thức ăn có giá trị năng lượng cao (77,7% NFE) nhưng hàm lượng protein và lipid rất thấp (2,87% protein–1,68% lipid) nên khả năng dùng làm thức ăn thuỷ sản bị hạn chế. Khoai mì chỉ được sử dụng với tỷ lệ 5–20% để làm chất kết dính. Tuy nhiên, trong sản xuất thức ăn viên nổi bằng phương pháp ép đùn thì tỷ lệ khoai mì lát cần thiết phải có 5–15% trong thức ăn để gia tăng lượng tinh bột và đảm bảo cho viên thức ăn nổi, không bị rỗ mặt (Lê Thanh Hùng, 2008).Trong lá khoai mì chứa nhiều yếu tố kháng dưỡng như tannin, saponin và cyanide; trong vỏ khoai mì chứa tanin, saponin, phytic acid, cyanin và trong củ khoai mìchứa tanin, phytic acid, cyanin (Dongmeza et al., 2009).
Một số kết quả đã báo cáo cho thấy khoai mì lát có thể sử dụng một phần trong thức ăn thuỷ sản, không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá. Đối với cá chép (Cyprinus carpio) khi bổ sung 45% bột khoai mì lát hoặc cám gạo trong công thức thức ăn giúp cho cá tăng trưởng tốt, hiệu quả sử dụng thức ăn và protein của cá cũng được cải thiện (Ufodike and Maity, 1983). Trong thức ăn cho cá trê phi Clarias gariepinus x Heterobranchus longifilisgiai đoạn giống, khi thay thế 66% bột bắp bằng bột khoai mì lát mang lại hiệu quả kinh tế hơn khi sử dụng hoàn toàn bột bắp (Abu et al., 2010). Việc sử dụng các nguồn nguyên liệu địa phương gồm: bánh dầu nành, bột lá khoai mì, bột lá khoai tây, bột ốc bưu vàng và bột vỏ đầu tôm thay thế từ 20 đến 60% protein bột cá trong chế biến thức ăn cho cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) cho thấy có thể thay thế protein bột cá bằng các nguồn nguyên liệu này ở giai đoạn giống. Trong các nguồn nguyên liệu thay thế trên thì bột lá khoai mì cho kết quả thấp nhất về tăng trưởng của cá nhưng ở các chỉ tiêu đánh giá khác như tỷ lệ sống, lượng thức ăn ăn vào, hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng thịt cá phi lê thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các nguồn nguyên liệu khác (Da et al., 2012). Bột lá khoai mì và rễ khoai mì được sử dụng kết hợp với cám gạo là nguồn thức ăn sẵn có cho cá rô phi (O. niloticus) phù hợp với quy mô nuôi nhỏ lẻ (Chhay, 2010).
27
Đối với giáp xác, khi sử dụng thức ăn tự chế trong nuôi tôm sú (Penaeus monodon) cho thấy sự kết hợp giữa ốc bưu vàng và bột khoai mì lát (tỷ lệ 60:40 với khối lượng tươi) cho tôm tăng trưởng tốt, năng suất cao và lợi nhuận tốt hơn so với bắp (Bombeo-Tuburan et al., 1995). Bột khoai mì lát có thể thay thế hoàn toàn bột mì trong thức ăn ép đùn cho tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá. Ngoài ra, nó còn phát triển hệ miễn dịch của tôm (Songluk et al., 2010). Tương tự ở tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), bột khoai mì lát có thể thay thế hoàn toàn (100%) bột bắp (51%
trong tổng lượng thức ăn) trong thức ăn cho tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) mà không ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm (Heuzé et al., 2012). Đối với cua Scylla paramamosain, khi bổ sung bột khoai mì lát vào thức ăn ở mức 30 hoặc 45% cho thấy khả năng tiêu hóa vật chất khô, protein và năng lượng đều thấp hơn so với bột bắp, cám gạo và bánh dầu nành (Phuong Ha Truong et al., 2009).
Ngoài ra, độ tiêu hoá của khoai mì lát cũng được đánh giá trên một số loài cá. Cá rô phi (O. niloticus) có độ tiêu hoá vật chất khô và proteinđối với khoai mì lát dao động lần lượt là 70–78% và 88–90% (Heuzé et al., 2012). Cá tra (P.
hypophtalmus) có độ tiêu hoá vật chất khô, protein và năng lượng đối với khoai mì lát lần lượt là 83,2; 35,8 và 84,4% (Hien et al., 2010)