CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.3 Nội dung 3: Xác định khả năng tiêu hóa một số nguyên liệu phổ biến làm thức ăn
Xác định khả năng tiêu hóa của cá kèo đối với một số nguyên liệu phổ biến sử dụng trong phối chế thức ăn gồm hai thí nghiệm.
3.4.3.1 Thí nghiệm 6: Khả năng tiêu hóa một số nguyên liệu cung cấp protein
- Thức ăn thí nghiệm: nguyên liệu sử dụng trong thức ăn thí nghiệm và thành phần hóa học của thức ăn được trình bày ở Bảng 3.8; Bảng 3.9 và Bảng 3.10.
Bảng 3.8: Thành phần hóa học của nguyên liệu thí nghiệm 6
Nguyên liệu Thành phần hóa học(%khối lượng khô) Độ khô Protein Lipid Tro Xơ NFE Năng lượng
(KJ/g)
Bột cá1 86,0 65,3 5,57 25,8 1,12 2,21 25,4
Bánh dầu nành2 85,4 48,0 1,42 7,95 4,50 38,1 19,4 Bột thịt xương3 88,0 50,7 4,73 30,6 5,50 8,5 20,1 Bả cải canola4 88,7 38,7 2,59 8,47 5,55 44,7 19,0
1. Bột cá Kiên Giang; 2. Bánh dầu nành ly trích Arhentina; 3. Bột thịt xương Ý;4. Bả cải canola Canada
Bảng 3.9: Thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm 6 (% khối lượng khô) Nguyên liệu
Thức ăn Đối chứng Bột cá Bánh dầu
nành
Bột thịt xương
Bả cải canola
Cr2O3 1 0,7 0,7 0,7 0,7
Bột cá 18,4 12,9 12,9 12,9 12,9
Bánh dầu nành 28,1 19,7 19,7 19,7 19, 7
Bột mì 33,8 23,7 23,7 23,7 23,7
Cám gạo 15,7 11,0 11,0 11,0 11,0
CMC1 1 0,7 0,7 0,7 0,7
Dầu cá2 1 0,7 0,7 0,7 0,7
Premix vitamin, khoáng3 1 0,7 0,7 0,7 0,7
Bột cá - 30 - - -
Bánh dầu nành - - 30 - -
Bột thịt xương - - - 30 -
Bả cải canola - - - - 30
Tổng 100 100 100 100 100
1: CMC: Carboxylmethyl Cellulos;2: Dầu cá biển; 3: Premix vitamin khoáng: vitamin A (400.000 IU), vitamin D3 (80.000 IU), vitamin E (12g), vitamin K3 (2,4g), vitamin B1 (1,6g), vitamin B2 (3g), vitamin B6 (1g), niacin (1g), vitamin B9 (0,8g), vitamin B12 (0,004g), acid folic (0,032g), biotin (0,17g), vitamin C (60g), choline (4,8g), inositol (1,5g), ethoxyquin (20,8g), Cu (10g), FeSO4 (20g), Mg (16,6g), Mn (2g), Zn (11g) (IU/ kg; g/kg).
46
Bảng 3.10: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm 6
Thức ăn Thành phần hóa học của thức ăn (% khối lượng khô) Độ khô Protein Lipid Tro Xơ NFE Năng lượng
(KJ/g)
Đối chứng 91,4 33,6 5,37 14,7 3,79 42,5 20,4
Bột cá 91,5 43,5 4,53 15,9 3,46 32,6 24,5
Bánh dầu
nành 90,5 38,2 4,48 12,2
4,60 40,5 24,9
Bột thịt xương 92,0 38,0 5,99 18,9 5,01 32,1 23,8 Bả cải canola 92,1 35,9 4,28 13,0 5,87 40,9 20,7
- Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức đối chứng, bột cá, bánh dầu nành, bột thịt xương và bả cải canola, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại trong hệ thống 15 bể nhựa (70 L/bể). Cá (5-7g/con) được bố trí với mật độ 50 con/ bể trong bể có hệ thống sục khí, độ mặn nước duy trì trong suốt thời gian thí nghiệm là 10‰. Nghiệm thức thức ăn đối chứng được phối trộn 1% chất đánh dấu (Cr2O3) và 4 nghiệm thức thức ăn cần xác định độ tiêu hóa có chứa 30% lượng nguyên liệu (bột cá, bánh dầu nành, bột thịt xương và bả cải canola) và 70%
lượng thức ăn đối chứng.
Trước khi tiến hành thu phân cá được cho ăn 2 lần/ ngày vào lúc 7h30 và 13h trong 7 ngày cho cá tiêu hóa tốt thức ăn. Ngày thứ 8 bắt đầu thu phân. Cá được cho ăn trên sàng và cho ăn thỏa mãn theo nhu cầu. Rổ nhựa được sử dụng làm sàng cho cá có hình chữ nhật (23 cm x 17 cm), xung quanh sàng ăn được may bao bọc bằng lưới để giữ viên thức ăn và được treo cách mặt nước 10 cm.
Cách thu và xử lý phân: được thực hiện tương tự như thí nghiệm 2
Các chỉ tiêu cần xác định như:phần hóa học của nguyên liệu, thức ăn và mẫu phân của cá kèo, Cr2O3, độ tiêu hóa thức ăn, dưỡng chất trong thức ăn, độ tiêu hóa của nguyên liệu.
3.4.3.2 Thí nghiệm 7: Khả năng tiêu hóa một số nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng
- Thức ăn thí nghiệm: nguyên liệu sử dụng trong thức ăn thí nghiệm và thành phần hóa học của thức ăn được trình bày ở Bảng 3.11, Bảng 3.12 và Bảng 3.13.
47
Bảng 3.11: Thành phần hóa học của nguyên liệu thí nghiệm 7 Nguyên liệu
Thành phần hóa học (% khối lượng khô)
Độ khô Protein Lipid Tro Xơ NFE Năng lượng (KJ/g)
Cám gạo1 87,9 13,7 15,4 8,35 4,94 57,6 22,2
Cám ly trích2 90,3 15,6 2,45 9,82 5,18 67,0 19,2
Cám mì3 87,1 16,3 4,74 4,66 9,39 64,9 19,9
Mì lát4 87,7 3,00 2,00 4,02 2,85 88,1 19,7
1: Cám gạo Hậu Giang, 2: Cám ly trích Cái Lân, 3: Cám mì Cần Thơ, 4: Mì lát: Gentraco feed - Cần Thơ
Bảng 3.12: Thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm 7 (% khối lượng khô)
Nguyên liệu Thức ăn
Đối chứng Cám gạo Cám ly trích Cám mì Mì lát
Cr2O3 1 0,7 0,7 0,7 0,7
Bột cá 18,4 12,9 12,9 12,9 12,9
Bánh dầu nành 28,1 19,7 19,7 19,7 19,7
Bột mì 33,8 23,7 23,7 23,7 23,7
Cám 15,7 11,0 11,0 11,0 11,0
CMC 1 0,7 0,7 0,7 0,7
Dầu cá 1 0,7 0,7 0,7 0,7
Premix vitamin,
khoáng 1 0,7 0,7 0,7 0,7
Cám gạo - 30 - - -
Cám ly trích - - 30 - -
Cám mì - - - 30 -
Mì lát - - - - 30
Tổng 100 100 100 100 100
Bảng 3.13: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm 7 Thức ăn
Thành phần hóa học của thức ăn(% khối lượng khô)
Độ khô Protein Lipid Tro Xơ NFE Năng lượng (KJ/g)
Đối chứng 91,4 33,6 5,37 14,7 3,79 42,5 20,4
Cám gạo 92,1 29,5 7,75 11,9 4,34 46,5 21,1
Cám ly trích 93,0 31,1 4,40 11,7 4,41 48,4 20,4
Cám mì 95,5 31,3 4,70 10,2 5,67 48,1 20,6
Mì lát 95,2 24,5 3,99 9,38 3,71 58,4 20,4
- Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức:đối chứng, cám gạo, cám ly trích, cám mì và mì látđược bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại trong hệ thống 15 bể nhựa (70 L/bể). Cá (5-7g/con) được bố trí với mật độ 50 con/ bể trong bể có hệ thống sục khí, độ mặn nước duy trì trong suốt thời gian thí nghiệm là 10‰. Nghiệm thức thức ăn đối chứng được phối trộn 1% chất đánh dấu (Cr2O3) và 4 nghiệm
48
thức thức ăn cần xác định độ tiêu hóa có chứa 30% lượng nguyên liệu (cám tươi, cám ly trích, cám mì và mì lát) và 70% lượng thức ăn đối chứng.
Cách thu và xử lý phân và các chỉ tiêu phân tích: được thực hiện tương tự như thí nghiệm 6