Thành phần hóa học của cá kèo nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) (Trang 76 - 79)

4.1 Tình hình sử dụng thức ăn, sinh trưởng và thành phần hóa học cá kèo nuôi thương phẩm

4.1.5 Thành phần hóa học của cá kèo nuôi

Thành phần hóa học của cá kèo giống và cá kèo nuôi trong suốt chu kỳ nuôi thương phẩm được trình bày trong Bảng 4.5 và Hình 4.2

Bảng 4.5: Thành phần hóa học của cá kèo nuôi thương phẩm

Thành phần hóa học của cá (% khối lượng tươi)

Ẩm độ Protein Lipid Tro Năng lượng

(KJ/g)

Giống 85,0 10,3 1,38 1,77 3,29

30 ngày 79,1±1,50c 12,5±0,15a 3,41±0,12a 2,10±0,09a 5,18±0,49a 60 ngày 76,6±0,75b 13,4±0,20b 4,44±0,16b 2,25±0,11ab 5,90±0,39b 90 ngày 75,3±1,18ab 13,5±0,32b 5,29±0,32c 2,37±0,19b 6,36±0,46bc 120 ngày 73,7±1,05a 13,8±0,38b 6,69±0,16d 2,42±0,31b 6,84±0,39c Các giá trị trong cùng một cột mang cùng chữ cái thì khác biệt khác không có ý nghĩa (p>0,05). Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Hàm lượng nước trong cá giống cao hơn (85%) so với cá ở 30, 60, 90 và 120 ngày nuôi, do ẩm độ của cá giống cao nên các thành phần dinh dưỡng còn lại (protein, lipid, tro và năng lượng) đều thấp hơn so với cá ở các tháng nuôi thương phẩm. Kết quả thành phần hóa học của cá ở Bảng 4.5cho thấy ẩm độ của cá giảm dần theo thời gian nuôi (cá càng lớn hàm lượng nước trong cơ thể càng ít, Bảng 4.5, Hình 4.2 và Phương trình2). Ẩm độ của cá ở 30 ngày nuôi cao nhất (79,1%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cá ở các ngày nuôi còn lại (P<0,05).

Ngược lại, ẩm độ của cá ở 120 ngày nuôi thấp nhất và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với cá ở 90 ngày nuôi (P>0,05).

59

Hình 4.2: Tương quan giữa ẩm độ (y1), protein (y2) và lipid (y3) với khối lượng cá (g)

Hình 4.3: Tương quan giữa năng lượng (KJ/g) và khối lượng cá (g)

Mối tương quan giữa các thành phần hóa học và cơ thể cá được thể hiện ở các phương trình như sau:

Ẩm độ (%) = 79,8 x(g)– 0,02 (R2=0,72) (Phương trình 2) Protein (%) = 0,07 x(g)+ 12,7 (R2=0,69) (Phương trình 3) Lipid (%) = 3,09 x(g)0,24 (R2=0,93) (Phương trình 4) Năng lượng (KJ/g) = 4,981 x(g)0,103 (R2=0,69) (Phương trình 5)

y 1= 79.77x-0.02 R² = 0.761

y2 = 0.074x + 12.67 R² = 0.694 y3 = 3.093x0.240

R² = 0.927 0

10 20 30 40 50 60 70 80 90

,00 5,00 10,00 15,00 20,00

Khối lượng cá (g)

Thànhphần hóa học (%)

y = 4,9818x0,1037 R² = 0,6912

0 2 4 6 8

0 5 10 15 20

Khối lượng cá (g)

Nănglượng (KJ/g)

60

Ngoài ra, mối tương quan nghịch giữa ẩm độ và lipid của cá còn được thể hiện ở phương trình: Ẩm độ (%) = 39,8 – 0,46(lipid) (R2=0,70) (Phương trình 6) Hàm lượng protein của cá từ giai đoạn cá giống đến giai đoạn cá 120 ngày dao động từ 10,3 đến 13,8%. Khi so sánh cá từ 30 ngày nuôi đến 120 ngày nuôi thì hàm lượng protein thấp nhất ở cá 30 ngày nuôi (12,5%), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cá ở các ngày nuôi còn lại (P<0,05) và cao nhất ở 120 ngày nuôi tuy nhiên sự khác biệt giữa cá 60, 90 và 120 ngày nuôi không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), dao động từ 13,4 đến 13,8% (Bảng 4.5). Tương tự như xu hướng biến động hàm lượng protein trong cơ thể, hàm lượng tro của cá dao động từ 1,77 đến 2,42% từ giai đoạn cá giống đến cá thương phẩm (120 ngày nuôi).Hàm lượng tro của cá ở 30 và 60 ngày nuôi khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05), tuy nhiên tro của cá 30 ngày nuôi thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cá ở 90 và 120 ngày nuôi (P<0,05). Hàm lượng tro trong cá 60, 90 và 120 ngày nuôi dao động từ 2,25% đến 2,42% và sự khác biệt của tro giữa các kích cỡ cá ở các giai đoạn nuôi này khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05).

Kết quả phân tích ở Bảng 4.5 cho thấy sự thay đổi hàm lượng lipid trong cơ thể cá cao nhất so với các hàm lượng dinh dưỡng khác. Hàm lượng lipid của cá tăng liên tục từ giai đoạn giống cho đến cá 120 ngày nuôi và lipid của cá ở các ngày nuôi này đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).Tuy nhiên, sự thay đổi hàm lượng lipidtrong cơ thể có xu hướng ngược lại so với ẩm độ (Phương trình 4, Phương trình 6 và Hình 4.3). Điều đó cũng có nghĩa là độ khô và lipid trong cơ thể cá là hai yếu tố thay đổi rất lớn và tăng nhanh khi cá càng lớn. Năng lượng của cá kèo từ 30 đến 120 ngày nuôi dao động từ 5,18 đến 6,84 (kJ/g), năng lượng cá thấp nhất ở 30 ngày nuôi và khác biệt có ý nghĩa so với năng lượng của cá ở các ngày nuôi còn lại (P<0,05). Năng lượng của cá ở 60 và 90 ngày nuôi khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) và xu hướng năng lượng này xảy ra tương tự giữa cá 90 và 120 ngày nuôi.

Theo nhận định của Lupatsch (2003) phần lớn năng lượng và protein được cá sử dụng cho tăng trưởng, vì vậy việc phân tích thành phần hóa học trong cơ thể cá sẽ là yếu tố chính để xác định nhu cầu năng lượng cho cá.Qua kết quả phân tích cho thấy thành phần hóa học của cá kèo có khuynh hướng tương tự như sự biến đổi thành phần hóa học ở một số loài cá như cá chẽm Châu Âu (Dicentrarchus labrax) (Lupatsch et al., 2001), cá tráp (Sparus aurata) (Lupatsch, 2003), cá mú trắng (Epinephelus aeneus) (Lupatsch and Kissil, 2005), cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) (Glencross et al., 2010) và cá rô phi (Oreochromis niloticus) (Trung et al., 2011).

Sự thay đổi hàm lượng protein trong cơ thể cá kèo tương đối thấp và được thể hiện thông qua phương trình đường thẳng (Phương trình 3), tuy nhiên giá trị protein sử dụng để xây dựng nhu cầu dinh dưỡng của cá kèo trong mô hình là

61

13,3% (giá trị protein trung bình trong cơ thể qua các giai đoạn). Ở một số kết quả nghiên cứu khác cũng sử dụng giá trị protein trung bình thay cho giá trị protein trong phương trình tuyến tính. Kết quả đã được thực hiện trên cá tra (P.hypophthalmus) với hàm lượng protein trung bình là 166 g/kg (Glencross et al., 2010). Hàm lượng protein trong cá tráp (Sparus aurata) dao động từ 147 đến 199 g/kg, trung bình 177g/kg và giá trị này được sử dụng trong mô hình xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá (Lupatsch, 2003). Đối với cá mú trắng (Epinephelus aeneus) có hàm lượng protein dao động từ 9,5 đến 24,3% và trung bình là 16,9%

được sử dụng để xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá (Lupatsch and Kissil, 2005).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)