Đối với nhóm cung cấp carbohydrate chủ yếu là các nguồn cám như cám (cám nguyên béo), cám ướt, cám sấy, cám li trích, mì lát. Mì lát là nguồn nguyên liệu quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hình, tạo độ nổi cho viên thức ăn. Nguồn lipid cung cấp cho thức ăn có thể sử dụng dầu cá, dầu mực, dầu đậu nành.
92
Bảng 4.25: Nguyên liệu sử dụng chế biến thức ăn
Nguyên liệu Thành phần hóa học (%)
Ẩm độ Protein Lipid Tro Carbohydrate Độ tiêu hóa Bột cá Kiên
Giang 14,0 65,3 5,57 25,8 3,33 70,1
BĐN li trích 14,6 48,0 1,42 7,95 42,6 56,2
Bột thịt xương 12,0 50,7 4,73 30,6 14,0 65,3
Bả cải canola 11,3 38,7 2,59 8,47 50,2 59,9
Cám 12,1 13,7 15,4 8,35 62,6 63,5
Cám li trích 9,7 15,6 2,45 9,82 72,1 62,5
Cám mì 12,9 16,3 4,74 4,66 74,3 57,9
Khoai mì lát 12,3 3,00 2,00 4,02 91,0 57,1
Dầu cá 100
Dầu đậu nành 100
4.4.2 Xây dựng công thức cho cá kèo
Thức ăn xây dựng cho các kích cỡ cá có khối lượng 5,0; 10,0; 15,0 và 20g/cávới mức năng lượng tiêu hóa là 12, 13, 14 (kJ/g) thì hàm lượng protein tiêu hóa được xác định từ mô hình tương ứng lần lượt là: 29, 28, 27, 26%; 31, 30, 29, 28% và 34, 32, 31, 31% (Bảng 4.14). Tỷ lệ DP/DE xác định trong mô hình dao động từ 21,9 đến 24,2 tương ứng với kích cỡ cá 20 đến 5g/con. Hàm lượng lipid thích hợp trong thức ăn cho cá tăng trưởng và mang lại hiệu quả kinh tế dao động từ 5,45 đến 6,75% và tỷ lệ CHO:L tối ưu là 7:1 (kết quả của nội dung xác định nhu cầu lipid). Công thức thức ăn cho cá ở các giai đoạn trong nuôi thương phẩm được xây dựng dựa trên số liệu trình trình bày ở Bảng 4.26.
93
Bảng 4.26: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cho cá kèo dựa trên độ tiêu hóa protein, lipid và carbohydrate
Khối lượng cá (g) 5 10 15 20
Vật chất khô 90% 90% 90% 90%
Protein tiêu hoá 29% 28% 27% 26%
Lipid 5,50% 5,75% 6,00% 6,25%
Carbohydrate 32,0% 35,0% 36,0% 37,0%
Năng lượng tiêu hoá (MJ/kg) 12,0 12,0 12,0 12,0
DP/DE 24,2 22,9 22,3 21,9
Khối lượng cá (g) 5 10 15 20
Vật chất khô 90% 90% 90% 90%
Protein tiêu hoá 31% 30% 29% 28%
Lipid 6,00% 6,25% 6,50% 6,75%
Carbohydrate 35,0% 38,0% 39,0% 40,0%
Năng lượng tiêu hoá (MJ/kg) 13,0 13,0 13,0 13,0
DP/DE 24,2 22,9 22,3 21,9
Khối lượng cá (g) 5 10 15 20
Vật chất khô 90% 90% 90% 90%
Protein tiêu hoá 34% 32% 31% 31%
Lipid 6,5% 6,75% 7,0% 7,25%
Carbohydrate 38,0% 40,0% 42,0% 42,0%
Năng lượng tiêu hoá (MJ/kg) 14,0 14,0 14,0 14,0
DP/DE 24,2 22,9 22,3 21,9
Độ tiêu hóa protein (87,0%), lipid (86,0%) của cá kèo được xác định từ kết quả của thí nghiệm 2 và thí nghiệm 6,7. Đối với độ tiêu hóa vật chất khô (90%) và carbohydrate (60%) được sử dụng trong Bảng 4.28 là độ tiêu hóa ước lượng. Kết quả số liệu trong Bảng 4.28 cho thấy khi xây dựng công thức thức ăn cho cá kèo với mức năng lượng tiêu hóa tăng dần từ 12 đến 14 MJ/kg thì hàm lượng protein tiêu hóa tăng từ 26% đến 34% theo mức năng lượng tiêu hóa có trong thức ăn.
Cá giai đoạn nhỏ được xây dụng nhu cầu protein cao hơn cá ở giai đoạn lớn, song song đó để cân đối về mặt năng lượng tiêu hóa trong công thức khi protein tiêu hóa giảm dần thì hàm lượng lipid sử dụng trong thức ăn tăng dần. Tuy nhiên, tỷ lệ CHO:L cho các công thức ở các giai đoạn khác nhau của cá được cố định là 7:1.
94
Bảng 4.27: Công thức thức ăn cho 4 giai đoạn nuôi cá kèo thương phẩm với năng lượng tiêu hóa là 13MJ/kg.
Nguyên liệu (%) Khối lượng cá (g)
5,00 10,0 15,0 20,0
Bột cá (60% CP) 12,0 9,84 9,41 6,52
Bánh dầu nành 37,4 40,0 40,0 40,0
Bột thịt xương 15,0 12,0 10,2 12,0
Khoai mì lát 19,4 17,3 19,2 20,0
Cám gạo 10,0 15,0 15,0 15,0
Dầu 2,16 1,91 2,23 2,54
Premix vitamin – khoáng 0,50 0,50 0,50 0,50
DCP – Dicalciphospho 1,00 1,00 1,00 1,00
Chất chống mốc 0,02 0,02 0,02 0,02
Chất tạo mùi 1,00 1,00 1,00 1,00
Vitamin C 0,03 0,03 0,03 0,03
Thành phần hóa học (%)
Protein tiêu hóa 31,0 30,0 29,0 28,0
Lipid 6,00 6,25 6,50 6,75
Năng lượng tiêu hóa (MJ/ kg) 13,0 13,0 13,0 13,0
Tỷ lệ DP: DE 24,2 22,9 22,3 21,9
Tỷ lệ CHO:L 7:1 7:1 7:1 7:1
Giá thức ăn (đồng/kg) 13.013 12.912 12.811 12.645 Kết quả đánh giá độ tiêu hóa nguyên liệu cho thấy các nguồn nguyên liệu cung cấp protein như bột cá, bánh dầu nành và bột thịt xương được cá kèo tiêu hóa tốt protein và năng lượng hơn so với bả cải canola. Trong các nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng thì cám gạođược cá kèo tiêu hóa tốt nhất về vật chất khô, protein, năng lượng và lipid trong 4 nguồn nguyên liệu được đánh giá (cám gạo, cám ly trích, cám mì và mì lát). Trên cơ sở đó, một số nguồn nguyên liệu được chọn để xây dựng công thức phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cá kèo là bột cá, bánh dầu nành, bột thịt xương cung cấp protein và cám cung cấp năng lượng.
Ngoài ra, mì lát được sử dụng trong công thức của cá kèo nhằm kết dính và tạo độ nổi cho viên thức ăn để áp dụng sản xuất đáp ứng điều kiện thực tế (cá kèo nuôi thương phẩm được sử dụng thức ăn nổi sau 15-20 ngày thả giống). Bên cạnh đó, thức ăn cònbổ sung thêm dầu, vitamin–khoáng, Dicalciphospho, chất chống mốc, chất tạo mùi, vitamin C để cân đối thành phần dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của cá.
Giá thức ăn nuôi cá kèo của một số công ty trên thị trường trong năm 2014 dao động từ 11.750–19.296 đồng/kg tương ứng với hàm lượng protein thô trong thức ăn (Bảng 4.27). Giá thức ăn của công ty bán trên thị trường bao gồm nhiều chi phí như: chi phí nguyên liệu, chi phí lưu kho, vận chuyển thức ăn đến đại lý, tiếp thị sản phẩm, lãi vay ngân hàng mua nguyên liệu, đầu tư thiết bị, nhà xưởng, chi phí nhân công, khấu hao máy móc, thiết bị, nhiên liệu sản xuất thức ăn…
95
Giá thức ăn trong nghiên cứu dao động từ 12.645 đến 13.013 đồng/ kg tương ứng với hàm lượng protein tiêu hoá khác nhau và chi phí thức ăn này được tính đơn thuần dựa trên giá của nguyên liệu sản xuất.
Bảng 4.28: Giá thức ăn cho cá kèo của một số công ty (A, B, C) trên thị trường STT Protein
thô (%)
A (đồng/kg)
Protein thô (%)
B (đồng/kg)
Protein thô (%)
C (đồng/kg)
1 42 19.296 40 17770 40 18070
2 42 19.896 40 17970 40 18070
3 30 14.326 30 13800 30 14170
4 28 13.726 28 12640 28 11750
Ghi chú: Giá công ty cung cấp năm 2014
96
CHƯƠNG 5