Xác định hiệu quả sử dụng protein và năng lượng của cá kèo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) (Trang 85 - 89)

4.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cá kèo

4.2.3 Xác định hiệu quả sử dụng protein và năng lượng của cá kèo

Tỷ lệ sống của cá sau 28 ngày thí nghiệm với các mức cho ăn từ 0 đến 6,0% khối lượng thân được trình bày trong Bảng 4.9.

Bảng 4.9: Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm mức cho ăn khác nhau

Nghiệm thức Tỉ lệ sống (%)

Nghiệm thức 0% 97,8±2,23 Nghiệm thức 1,5% 94,5±4,00 Nghiệm thức 3,0% 92,2±4,85 Nghiệm thức 4,5% 96,7±1,93 Nghiệm thức 6,0% 93,3±3,84

Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức dao động trong khoảng từ 92,2–97,8% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05). Ở nghiệm thức 0% (cá bị bỏ đói) nhưng tỷ lệ sống rất cao (97,8%), điều này chứng tỏ cá kèo có khả năng sống sót và năng lượng dự trữ đủ đảm bảo cho các hoạt động trao đổi chất cơ sở của cá trong thời gian thí nghiệm. Ngoài ra, trong quá trình nuôi với các tỷ lệ cho ăn khác nhau từ 1,5 đến 6,0% khối lượng thân không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá.

4.2.3.2 Tăng trưởng

Khối lượng của cá ở nghiệm thức bỏ đói (NT 0%) giảm 0,02g/ ngày (Bảng 4.10).

Tuy nhiên khối lượng của cá bắt đầu tăng ở nghiệm thức cho ăn với mức thấp nhất (NT 1,5%). Kết quả tăng trưởng tuyệt đối và tương đối của cá được trình bày trong Bảng 4.10.

Bảng 4.10: Khối lượng đầu, khối lượng cuối và tăng trưởng của cá

Nghiệm thức Wi (g) Wf (g) DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) NT 0% 3,32±0,00 2,66±0,76 -0,02±0,00 -0,79±0,10 NT 1,5% 3,32±0,00a 4,48±0,16a 0,04±0,01a 1,06±0,13 a NT 3,0% 3,30±0,02a 5,83±0,27b 0,09±0,01b 2,02±0,17 b NT 4,5% 3,30±0,01a 6,37±0,12bc 0,11±0,00bc 2,35±0,08 bc NT 6,0% 3,32±0,01a 6,97±0,27c 0,13±0,01c 2,64±0,14 c

Các giá trị trong cùng một cột mang cùng chữ cái thì khác biệt khác không có ý nghĩa (p>0,05). Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Tốc độ tăng trưởng của cá tăng cùng với khẩu phần ăn của cá, tăng trưởng tuyệt đối (DWG) của cá dao động từ 0,04 đến 0,13 g/ngày, DWG của cá ở nghiệm thức 4,5% khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với DWG của cá ở nghiệm thức 6,0%. Tương tự với DWG, tăng trưởng tương đối (SGR) của cá cũng cao nhất ở nghiệm thức 6% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê

68

(P>0,05) so với nghiệm thức 4,5% khối lượng thân nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.

Ở một số loài cá như cá vền (Dicentrarchus labrax), cá tráp (Sparus aurata), cá mú trắng (Epinephelus aeneus) có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối cao hơn cá kèo thí nghiệm khi được cho ăn ở các mức cho ăn từ thấp đến cao (Lupatsch et al., 2001;

Lupatsch, 2003; Lupatsch and Kissil, 2005).

4.2.3.3 Thành phần hóa học của cơ thể cá

Ẩm độ của cá có khuynh hướng giảm khi cá được cho ăn với khẩu phần ăn tăng dần, ẩm độ của cá ở nghiệm thức 4,5% và 6,0% thấp hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với cá ở nghiệm thức 1,5% và 3,0% (Bảng 4.11). Hàm lượng lipid có khuynh hướng ngược lại so với ẩm độ trong cơ thể cá, cá ăn với khẩu phần thức ăn càng cao thì hàm lượng lipid trong cơ thể càng nhiều, lipid trong cá ở nghiệm thức 4,5% và 6,0% cao hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với lipid có trong cá ở nghiệm thức 1,5% và 3%. Hàm lượng lipid trong cơ thể cá tăng dẫn đến năng lượng có trong cơ thể cũng tăng, năng lượng cá dao động từ 4,71 đến 5,50 kJ/g; năng lượng cá ở nghiệm thức cho ăn với khẩu phần từ 3,0 đến 6,0% khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Bảng 4.11: Thành phần hóa học của cá được cho ăn với các mức khác nhau NT

Thành phần hóa học (%)

Ẩm độ Protein Lipid Tro Năng lượng

(kJ/g)

Cá đầu vào 81,4 12,7 3,41 2,28 4,04

NT 0% 82,6±1,01 12,5±0,03 1,42±0,11 2,94±0,08 3,94±0,09 NT 1,5% 79,2±0,55b 13,8±0,20 a 2,40±0,16 a 2,61±0,04 a 4,71±0,07 a NT 3,0% 78,3±0,47ab 13,7±0,15 a 3,13±0,21 b 2,50±0,03 a 5,06±0,17 ab NT 4,5% 77,9±0,40a 13,7±0,20 a 3,61±0,04 c 2,49±0,02 a 5,39±0,11 b NT 6,0% 77,6±0,79a 14,0±0,23 a 3,85±0,09 c 2,44±0,10 a 5,50±0,16 b

Các giá trị trong cùng một cột mang cùng chữ cái thì khác biệt khác không có ý nghĩa (p>0,05). Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Hàm lượng protein trong cơ thể cũng tăng theo khẩu phần ăn nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức cho ăn với các mức khác nhau (P>0,05). Hàm lượng tro trong cơ thể cũng có sự thay đổi, tuy nhiên mức độ thay đổi không đáng kể như các thành phần khác trong cơ thể, dao động từ 2,44 đến 2,61% và hàm lượng tro giữa các nghiệm thức đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

69 4.2.3.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn

Lượng thức ăn ăn vào của cá/ngày (FI) dao động từ 0,05 đến 0,18 g/con/ ngày, thấp nhất ở nghiệm thức 1,5% khối lượng thân và cao nhất ở nghiệm thức cá được cho ăn tối đa (6,0% khối lượng thân), FI giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ngược lại với FI, FCR của cá ở các nghiệm thức dao động từ 1,21 đến 1,45 và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05) giữa các nghiệm thức (Bảng 4.12)

Bảng 4.12: Lượng thức ăn ăn vào (FI) và hệ số thức ăn (FCR) của cá

Nghiệm thức FI (g/con/ngày) FCR

NT 0% -- --

NT 1,5% 0,05±0,01a 1,32±0,12a

NT 3,0% 0,10±0,01b 1,21±0,18a

NT 4,5% 0,15±0,01c 1,40±0,04a

NT 6,0% 0,18±0,01d 1,45±0,02a

Các giá trị trong cùng một cột mang cùng chữ cái thì khác biệt khác không có ý nghĩa (p>0,05). Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

4.2.3.5 Hiệu quả sử dụng protein

Mối quan hệ giữa protein tăng trưởng và protein tiêu hóa ăn vào được thể hiện ở Hình 4.6 và phương trình Protein tăng trưởng = 0,44 x (Protein ăn vào) – 0,17 (R2=0,93) (Phương trình 9)

Hình 4.6: Mối quan hệ giữa protein ăn vào và protein tăng trưởng

Việc xác định hiệu quả sử dụng protein của cá dựa trên phương trình đường thẳng thể hiện mối tương quan giữa protein tăng trưởng và protein tiêu hóa ăn vào đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Lupatsch et al. (2001); Lupatsch (2003); Glencross (2008); Glencross et al. (2010) và Trung et al. (2011). Trong

y = 0.440x - 0.174 R² = 0.928

-01 -01 00 01 01 02 02

00 01 02 03 04 05

Protein tăng tưởng (g/kg0,83/ngày)

Protein tiêu hóa ăn vào (g/kg 0,83 /ngày)

0,4

70

kết quả của nghiên cứu này cho thấy protein tăng trưởng (g/kg0,83/ngày) = 0,44 x (Protein ăn vào)−0,17. Giá trị 0,44 (44,0%) là hiệu quả sử dụng protein của cá kèo, so với một số loài cá thì hiệu quả sự dụng protein của cá kèo thấp, hiệu quả sử dụng protein của cá chẽm là 0,48; cá vền là 0,53; cá chẽm Châu Âu là 0,52 (Glencross, 2008; Lupatsch, 2003; Lupatsch et al., 2001). Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng protein của cá kèo cao hơn so với cá tra là 0,32 (Glencross et al., 2010).

Nhu cầu protein tiêu hóa cho duy trì của cá kèo là 0,40 g/ kg0,83/ngày, giá trị này thấp hơn so với nhu cầu protein tiêu hóa cho duy trì của cá tra là 0,47 g/kg0,834/ngày (Glencross et al., 2010), cá rô phi là 0,52 g/kg0,80/ngày (Trung et al. 2011), cá mú là 0,66 g/kg0,70/ngày (Lupatsch et al., 2001), cá chẽm là 0,45 g/kg0,70/ngày (Glencross, 2008). Điều này có thể giải thích protein cần thiết cho quá trình tăng trưởng cũng như tích lũy thấp đối với cá kèo trong chu kỳ nuôi thương phẩm, cá đạt kích cỡ thương phẩm nhỏ hơn so với các loài cá kể trên trong cùng thời gian nuôi.

4.2.3.6 Hiệu quả sử dụng năng lượng của cá kèo

Mối quan hệ giữa năng lượng tiêu hóa ăn vào và năng lượng trong cơ thể tích lũy được trình bày theo Hình 4.7 và được biểu diễn bằng phương trình sau:

Năng lượng tăng trưởng = 0,46 x (Năng lượng ăn vào)−5,18, (R2=0,96) (Phương trình 10)

Với Y: Năng lượng tích luỹ (kJ/kg0,84/ngày) và X: năng lượng tiêu hóa ăn vào (kJ/khối lượng cá 0,84 (kg)/ngày)

Hình 4.7: Mối quan hệ giữa năng lượng tiêu hóa ăn vào và năng lượng tăng trưởng

Tương tự như hiệu quả sử dụng protein, hiệu quả sử dụng năng lượng của cá kèo được xác định là 46% và nhu cầu năng lượng tiêu hóa cho duy trì là 11,3 kJ/

kg0,81/ngày. Hiệu quả sử dụng năng lượng của cá kèo thấp hơn so với một số loài

y = 0.460x - 5.177 R² = 0.954

-20 0 20 40 60 80

0 50 100 150 200

Năng lượng tăng trưởng (kJ/kg 0.81 /ngày)

Năng lượng tiêu hóa ăn vào(kJ/kg 0,81 gày)

11,3

71

cá ăn động vật. Cụ thể, hiệu quả sử dụng năng lượng của cá vền là 65%, cá mú trắng là 66% và cá chẽm là 68% (Lupatsch et al., 2003; Lupatsch and Kissil, 2005; Glencross, 2008). Tuy nhiên hiệu quả sử dụng năng lượng của cá kèo tương đương với cá rô phi là 44% (Trung et al., 2011) và cá tra là 51%

(Glencross et al., 2011).

Nhu cầu năng lượng duy trì của cá kèo cũng thấp hơn so với một số loài cá ở các nghiên cứu trước đây. Đối với cá rô phi là 25,9 kJ/kg0,80/ngày (Trung et al., 2011), cá tra (39,7kJ/kg0,84/ngày) (Glencross et al., 2011), cá chẽm Châu Âu (43,6 kJ/kg0,79/ngày) (Glencross et al.,2001), cá tráp (Sparus aurata) (55,8 kJ/kg0,79/ngày) (Lupatsch, 2003) và cá chẽm (42,6 kJ/kg0,80/ngày) (Glencross, 2008).

Ở các loài cá khác nhau thì năng lượng duy trì và hiệu quả sử dụng năng lượng cũng khác nhau. Theo Lupatsch (2003) nghiên cứu áp dụng mô hình đa nhân tố để xác định nhu cầu protein và năng lượng trên cá tráp (Sparus aurata), cá vền (Dicentrarchus labrax) và cá mú (Epinephelus aeneus) thì cho thấy ba loài cá này có nhu cầu năng lượng cho duy trì lần lượt là 46 kJ/kg0,82/ngày, 44,5 kJ/kg0,80/ngày và 33,7 kJ/kg0,79/ngày. Hiệu quả sử dụng năng lượng là 65, 68 và 69%. Ngoài ra, nhu cầu năng lượng duy trì ở cá chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ.

Igor (2009) đã áp dụng mô hình đa nhân tố nhằm xác định khẩu phần protein và năng lượng cho cá chẽm (Argyrosomus japonicus) cho kết quả là nhu cầu năng lượng duy trì 200C là 42,2 và ở 260C là 49,6 kJ/ kg0,80/ngày. Theo Bureau et al.

(2006) cho rằng hiệu quả sử dụng năng lượng của các loài cá dao động trong khoảng 40–70%. Một số tác giả cũng báo cáo kết quả tương tự, như trên cá chẽm (Lates calcarifer) của Lupatsch and Kissil (2003), cá hồi (Oncorhynchus mykiss) của Azevedo et al. (1998), cá chẽm (Argyrosomus japonicus) của Igor (2009), cá cam là 65% (Mark et al., 2010).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)